Tìm ra nguyên nhân gây tử vong do cúm
Cho đến nay, vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc nhiễm virus cúm có thể dẫn đến tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn… có thể gây tử vong.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã tìm ra nguyên nhân vì sao virus cúm cướp đi sinh mạng của nhiều người trên khắp thế giới mỗi năm.
Cúm Tây Ban Nha là một đại dịch cúm hoành hành khắp thế giới vào những năm 1918-1920. Không giống như nhiều đại dịch khác tấn công và gây tử vong cho người già, trẻ em hoặc bệnh nhân nặng, cúm Tây Ban Nha tấn công những người trẻ tuổi khỏe mạnh. Các nhà khoa học cho hay, bệnh nhân tử vong là do bị bội nhiễm do vi khuẩn, đặc biệt là phế cầu.
Bệnh cúm do virus gây ra, nhưng nguyên nhân tử vong phổ biến nhất là viêm phổi do vi khuẩn thứ phát chứ không phải do virus cúm. Viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây nhiễm trùng tại phổi, làm phổi bị tổn thương và viêm, bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phế cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Một trường hợp đã từng nhiễm virus cúm sẽ nhạy cảm với phế cầu, nhưng cơ chế đằng sau sự gia tăng tính nhạy cảm này vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Bội nhiễm phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong do cúm.
Nguyên nhân vì sao?
Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska (Thụy Điển) hiện đã xác định được những thay đổi do cúm gây ra ở đường hô hấp dưới ảnh hưởng đến sự phát triển của phế cầu trong phổi. Sử dụng mô hình động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác nhau (vitamin C và các chất bảo vệ tế bào thông thường khác) bị rò rỉ từ máu, do đó tạo ra một môi trường trong phổi thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn thích nghi với môi trường viêm bằng cách tăng sản xuất men vi khuẩn HtrA.
Sự hiện diện của HtrA làm suy yếu hệ miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong đường thở bị nhiễm cúm. Việc thiếu HtrA làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn.
GS. Birgitta Henriques Normark (Khoa Vi sinh, khối u và sinh học tế bào, Viện Karolinska), điều tra viên chính, cho biết: Khả năng phát triển của phế cầu trong đường hô hấp dưới khi bị nhiễm cúm dường như phụ thuộc vào môi trường giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn xảy ra trong quá trình nhiễm virus. Đồng thời, khả năng phát triển của phế cầu trong đường hô hấp dưới khi bị nhiễm cúm cũng phụ thuộc vào khả năng thích nghi với môi trường của vi khuẩn (tự bảo vệ khỏi bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch).
Video đang HOT
Làm gì để ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn?
Các nhà khoa học cho hay, kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị về cách vi khuẩn hòa nhập với môi trường trong phổi và có thể được sử dụng để tìm ra liệu pháp điều trị mới cho nhiễm trùng kép giữa virus cúm và vi khuẩn phế cầu.
Nhà nghiên cứu Vicky Sender (Khoa Vi sinh, khối u và sinh học tế bào, Viện Karolinska) giải thích: HtrA là một enzym, một protease, giúp làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cho phép vi khuẩn phế cầu xâm nhập lớp tế bào bảo vệ ở bên trong đường thở. Do đó, để ngăn chặn sự phát triển của phế cầu khuẩn trong phổi, các nhà khoa học cho rằng sử dụng chất ức chế protease có thể là một chiến lược khả thi.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết liệu bệnh nhân COVID-19 có nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng thứ phát như vậy hay không, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các cơ chế tương tự có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân COVID-19 bị bệnh nặng. GS. Henriques Normark nói: Có khả năng là tình trạng viêm phổi cấp tính vì nhiều nguyên nhân, dẫn đến rò rỉ chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Việc tìm ra cách để ngăn chặn sự phát triển của phế cầu khuẩn trong phổi có thể là tiền đề áp dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ khi trời rét
Theo các bác sĩ, trẻ có thể bị biến chứng, thậm chí tử vong do các bệnh dễ mắc trong thời tiết lạnh giá khi không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc chìm trong giá rét. Nhiệt độ tại đồng bằng phổ biến 11-14 độ C, trong khi khu vực miền núi rét 8-11 độ C. Đợt rét đậm, rét hại này có thể duy trì đến ngày 18/12. Ngay sau đó, khu vực đón thêm một đợt không khí lạnh mới khiến nhiệt độ xuống thấp hơn nữa.
Thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều trẻ mắc bệnh, chủ yếu là các vấn đề về đường hô hấp, cảm lạnh, viêm phổi,... Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm với trẻ.
Viêm phổi
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ gặp ở trẻ, đặc biệt vào thời tiết giá lạnh. Bệnh này cần đưa đến cơ sở y tế ngay, nếu không khả năng tử vong cao.
Viêm phổi thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ tử vong vì viêm phổi có thể lớn gấp nhiều lần so với các bệnh khác. Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm, khoảng một triệu trẻ em chết vì viêm phổi, chiếm 15% tổng số ca tử vong trong độ tuổi này.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Đơn nguyên Hồi sức Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cho hay các biểu hiện của biêm phổi thường rất đa dạng và phức tạp. Ở giai đoạn sớm, trẻ có thể chỉ sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc. Giai đoạn sau, trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn tiến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím môi, tím đầu chi,... Ngoài ra, bé có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý đến nhịp thở của trẻ. Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh, nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên. Trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở 40 lần/phút trở lên.
Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ gặp ở trẻ. Ảnh: Ohpama.
Theo bác sĩ Hằng, việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, giảm ho điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus. Ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đờm, làm thông thoáng đường thở, cha mẹ không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cúm mùa
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng và các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết khi mắc cúm mùa, trẻ có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong 2-7 ngày.
Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa,... bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải có nguy cơ mắc cúm biến chứng.
Để phòng bệnh, tiến sĩ Lâm khuyến cáo cha mẹ phải đeo khẩu trang cho con khi tiếp xúc người nghi ngờ hoặc mắc cúm, tăng cường rửa tay, vệ sinh hô hấp, tránh tập trung đông người trong mùa dịch, tắm nước ấm trong phòng kín gió.
Tiêm vaccine phòng cúm cũng là biện pháp hiệu quả. Trẻ bị cúm cần được cách ly và người chăm sóc bệnh nhi đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng,...
Trẻ có triệu chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác (hen phế quản) phải nhập viện điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay kháng virus Tamiflu khi trẻ mắc cúm mùa thông thường.
Viêm đường hô hấp
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hanh, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển. Viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Thời tiết lạnh giá là điều kiện thuận lợi để các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển. Ảnh: Vocal.
Viêm đường hô hấp trên gồm các trường hợp viêm mũi - họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản,...
Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng, có thể sốt nhẹ hoặc cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng sẽ lui dần và khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhi có sức đề kháng kém, bị bội nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể bị suy thở, sốt cao, co giật hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.
Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng (thở nhanh, co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng,...) để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Bác sĩ Hanh cũng khuyến cáo để phòng bệnh cho trẻ trong những ngày giá rét, cha mẹ cần chú ý đảm bảo giữ đủ ấm cho con (lưu ý giữ ấm chân, tay, ngực, cổ, đầu). Tuy nhiên, bạn không nên ủ ấm quá mức khiến trẻ toát mồ hôi, dẫn đến nhiễm lạnh, viêm phổi. Ngoài ra, cha mẹ hạn chế cho trẻ ra ngoài khi nhiệt độ xuống thấp.
Bên cạnh đó, trẻ cần ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả để nâng cao sức đề kháng, uống nước ấm, tránh sử dụng thực phẩm lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Nhà cửa nên vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không đốt củi, sưởi than trong phòng kín.
Cuối cùng, phụ huynh cần cho trẻ tham gia đầy đủ lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, không nên vì thời tiết lạnh trì hoãn việc này.
Nguy hại khi tự ý cho trẻ dùng Tamiflu Tamiflu có thể giúp giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm. Tuy nhiên, loại thuốc này không chữa khỏi bệnh cúm và nguy cơ mang đến rất nhiều hệ lụy cho trẻ nhỏ nếu không được sử dụng đúng cách. Không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng thuốc Tamiflu. Ảnh minh họa. Nhận biết bệnh cúm Cuối năm...