TikTok tuyển 3.000 kỹ sư
TikTok hôm 27/10 cho biết đang lên kế hoạch tuyển khoảng 3.000 kỹ sư trong ba năm tới để mở rộng quy mô toàn cầu.
“Để đẩy nhanh việc phát triển trên quy mô toàn cầu, TikTok đang tiếp tục mở rộng đội ngũ kỹ sư, trong đó thêm khoảng 3.000 người ở các khu vực trọng điểm, như Canada, châu Âu, Singapore và Mỹ”, phát ngôn viên TikTok cho biết.
TikTok vẫn có tham vọng bành trướng toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ.
Theo đại diện công ty, Mỹ sẽ là một trong những trung tâm kỹ thuật chính bất chấp các hạn chế tại đây. Mạng video ngắn của ByteDance cũng đang thuê thêm nhân viên làm việc tại văn phòng ở Mountain View, California.
TikTok hiện có khoảng 1.000 kỹ sư làm việc bên ngoài Trung Quốc. Một nửa số đó đang ở Mỹ.
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia, động thái thuê hàng nghìn kỹ sư mới cho thấy TikTok chưa từ bỏ kế hoạch mở rộng của mình trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ. Trước đó, ByteDance đã đổ hàng tỷ USD và tuyển dụng hàng trăm nhân viên tại Singapore, với tham vọng biến nơi này thành trụ sở chính khu vực Đông Nam Á.
Ngày 6/8, Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance – chủ sở hữu TikTok, trừ khi công ty được doanh nghiệp Mỹ kiểm soát. Ngày 19/9, Trump đồng ý cho hãng công nghệ Oracle và chuỗi bán lẻ Walmart mua lại và quản lý hoạt động của TikTok tại Mỹ. Hai bên thành lập công ty mới mang tên TikTok Global.
Tuy vậy, thỏa thuận chính thức giữa TikTok, Oracle và Walmart hiện gặp nhiều trục trặc sau khi ByteDance muốn được kiểm soát đa số cổ phần tại công ty mới. Ngày 4/11, chính phủ Mỹ đưa ra quyết định liệu TikTok tiếp tục được hoạt động tại Mỹ hay không.
Kẻ ngáng đường Microsoft mua TikTok
Thêm một hãng công nghệ lớn của Mỹ nhảy vào cuộc đua thâu tóm TikTok, ứng dụng chia sẻ video của công ty Trung Quốc ByteDance.
Ngày 18/8, công ty phần mềm Oracle xác nhận có ý định mua lại TikTok. Như vậy, Oracle chính thức tham gia cuộc đua thâu tóm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng thế giới cùng Microsoft và Twitter.
Theo Financial Times, hãng công nghệ do ông Larry Ellison sáng lập đang đàm phán sơ bộ với ByteDance, chủ sở hữu TikTok để mua lại bộ phận hoạt động của ứng dụng này tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
Oracle đang đàm phán sơ bộ để mua lại TikTok từ tay ByteDance.
Oracle cũng đang làm việc với các nhà đầu tư của ByteDance như General Atlantic và Sequoia Capital để trả giá cao hơn con số mà Microsoft đưa ra.
Chưa rõ Mỹ có ủng hộ Oracle mua lại TikTok hay không. Tuy nhiên, nhà sáng lập Oracle, một trong những người giàu nhất thế giới đã công khai ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thông tin Oracle đàm phán mua lại TikTok xuất hiện sau khi ông Trump ra sắc lệnh mới buộc ByteDance thoái vốn khỏi bộ phận hoạt động của TikTok tại Mỹ trong 90 ngày. Chính quyền ông Trump khẳng định có bằng chứng ByteDance sử dụng TikTok để vi phạm an ninh tại Mỹ.
Thời gian qua, Microsoft được xem là ứng viên tiềm năng trong việc thâu tóm TikTok. "Gã khổng lồ công nghệ" thậm chí xem xét khả năng tiếp quản TikTok trên toàn cầu, kể cả châu Âu và Ấn Độ. Tuy vậy, một nguồn tin tiết lộ ByteDance không muốn bán hoạt động của TikTok tại những quốc gia ngoài Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.
Lệnh cấm TikTok là diễn biến mới nhất trong chuỗi căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh các vấn đề như thương mại, an ninh quốc gia, cuộc chiến chống Covid-19...
Ngoài ra, WSJ đưa tin ByteDance và Twitter cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ về thương vụ sáp nhập 2 ứng dụng tại thị trường Mỹ.
Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft đã cảnh báo công ty về thương vụ này. Bill cho rằng việc Microsoft mua TikTok là "ly nước độc". Một số phân tích cũng cho rằng thương vụ sẽ gặp nhiều trở ngại liên quan đến kỹ thuật và pháp lý.
"Chi tiết về quá trình chia tách TikTok sẽ rất phức tạp. Microsoft, hoặc bất cứ công ty nào mua lại TikTok sẽ cần kiểm tra mã nguồn, máy chủ, hợp đồng kinh doanh, quy trình làm việc và cơ cấu nhân viên trước khi thực hiện thay đổi", Patrick Jackson, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cho biết.
Đại diện Oracle, TikTok và ByteDance đều chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Thẩm phán Mỹ bác yêu cầu cấm WeChat của chính phủ Một thẩm phán Mỹ tại San Francisco đã từ chối yêu cầu của chính phủ trong việc cấm WeChat, tức cho phép ứng dụng tiếp tục hoạt động trong các cửa hàng ứng dụng tại nước này. Chính phủ Mỹ vẫn muốn lệnh cấm WeChat tại nước này được chấp thuận Theo Neowin, WeChat được thành lập vào năm 2011 và được mô...