TikTok ‘nín thở’ chờ phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ
Sau phiên tòa ngày 10.1, Tối cao Pháp viện Mỹ dường như đang nghiêng về khả năng thực thi đạo luật buộc TikTok phải ngừng hoạt động ở Mỹ.
Bên ngoài Tối cao Pháp viện Mỹ ở Washington D.C. ẢNH: AFP
Trong hơn 2 giờ tại phiên tòa ở Washington D.C hôm 10.1 (giờ địa phương), các thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ có vẻ hoài nghi về tính xác thực các tranh luận của TikTok khi công ty cho rằng đạo luật được quốc hội nước này thông qua cách đây 8 tháng vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ về tự do ngôn luận, Reuters đưa tin hôm 11.1.
Sau đây là quá trình Mỹ xây dựng đạo luật và cuộc chiến pháp lý của TikTok trên đất Mỹ:
Đạo luật đóng vai trò cốt lõi của vụ việc
Cuộc chiến pháp lý của TikTok xuất phát từ một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 4.2024.
Có tên Luật Bảo vệ dân Mỹ trước Những ứng dụng do Đối thủ Nước ngoài Kiểm soát, đạo luật nêu rõ các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba như Google hoặc Apple bị cấm “phân phối, duy trì hoặc cập nhật” một ứng dụng do một đối thủ nước ngoài kiểm soát.
Điều đó đồng nghĩa việc cung cấp ứng dụng như thế trên các cửa hàng ứng dụng của Google hoặc Apple sẽ bị liệt vào hành vi phạm pháp.
Video đang HOT
Theo luật, bất kỳ ứng dụng nào được vận hành bởi ByteDance, công ty mẹ của TikTok có trụ sở Bắc Kinh (Trunng Quốc), hoặc các công ty con, đều bị xem là “ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát”.
Phạm vi thi hành luật cũng bao gồm các ứng dụng đến từ một “công ty bình phong” của một đối thủ nước ngoài, mà theo Mỹ là những cái tên như Trung Quốc, Nga, CHDCND Triều Tiên, Iran.
Luật được áp dụng sau 270 ngày kể từ khi được thông qua, tức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19.1. Tuy nhiên, TikTok vẫn có thể hoạt động trên lãnh thổ Mỹ sau ngày này nếu “thoát ly” khỏi quyền kiểm soát của ByteDance.
Trong trường hợp có công ty Mỹ mua lại ứng dụng của đối thủ nước ngoài, Tổng thống đương nhiệm có thể kéo dài thời hạn chính thức thi hành luật thêm 90 ngày nữa để tạo điều kiện cho việc chuyển giao.
Tranh luận giữa các bên
Bộ Tư pháp Mỹ đã đại diện chính phủ trình bày ngắn gọn các lập luận của mình trước Tòa Tối cao. Theo đó, Washington cho rằng lượng thông tin khổng lồ mà TikTok thu thập về người dùng Mỹ có thể bị chính phủ Trung Quốc sử dụng cho mục đích “gián điệp hoặc tống tiền”, hoặc nhằm “thúc đẩy lợi ích chính trị” thông qua những hành động phát tán thông tin sai lệch và kích động sự bất hòa trong nội bộ nước Mỹ vào thời điểm xảy ra khủng hoảng.
“Để ứng phó những mối đ.e dọ.a an ninh quốc gia nguy hiểm trên, Quốc hội Mỹ đã không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận, chứ chưa vội đề cập đến quan điểm hoặc nội dung. Thay vào đó, Quốc hội chỉ hạn chế quyền kiểm soát của đối thủ nước ngoài: TikTok có thể tiếp tục hoạt động ở Mỹ và trình bày cùng những nội dung đến từ những người dùng lâu nay theo cách thức cũ, nếu chủ sở hữu hiện tại thực hiện việc thoái vốn nhằm giải phóng nền tảng khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc”, Đài CBS News dẫn nội dung phần trình bày của Bộ Tư pháp.
Ứng dụng TikTok thu hút khoảng 170 triệu người dùng thường xuyên ở Mỹ. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, các luật sư đại diện TikTok tranh luận rằng việc đóng ứng dụng ở Mỹ sẽ gây ảnh hưởng cho 170 triệu người dùng thường xuyên ở nước này. Phía luật sư gọi hành động dẹp bỏ TikTok là chuyện “chưa từng có” và cáo buộc chính phủ Mỹ đang tuyên chiến với Tu chính án thứ nhất vốn quy định về quyền tự do ngôn luận.
TikTok cũng phủ định khả năng rời khỏi ByteDance, và công ty mẹ ở Trung Quốc hồi tháng 4.2024 khẳng định sẽ không bán nền tảng trên.
Một nhóm 8 người dùng TikTok ở Mỹ cũng nộp đơn kiện đạo luật và đồng thời viện dẫn Tu chính án thứ nhất làm cơ sở cho lập luận của họ.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cấp liên bang vào tháng 12.2024 đã bác bỏ lập luận trên của TikTok và nhóm người dùng. Cụ thể, hội đồng thẩm phán của tòa phúc thẩm D.C đồng ý với lập luận của chính phủ rằng TikTok mang đến nguy cơ cho an ninh quốc gia Mỹ. Tòa cũng bác yêu cầu của TikTok muốn hoãn lại lệnh cấm trong quá trình khiếu nại lên Tòa Tối cao.
Đài CBS News dẫn chuyên gia Thomas Berry về luật hiến pháp của Viện Cato (trụ sở California, Mỹ) gọi việc Tòa Tối cao ủng hộ chính phủ hạn chế một nền tảng phổ biến là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, nếu thực sự xảy ra, Tối cao Pháp viện cũng có lý do để làm như thế.
Ông Trump chuyển sang phản đối cấm TikTok
Ban đầu, Tổng thống đắc cử Donald Trump vào năm 2020 tìm cách cấm TikTok và ByteDance buộc phải bán lại ứng dụng cho phía Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Thế nhưng, mọi chuyện đã đảo chiều trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, sau khi ông lần đầu mở tài khoản trên TikTok.
Trong một động thái gần đây, phía luật sư của ông Trump nộp kiến nghị lên Tòa Tối cao vào cuối năm ngoái với nội dung đề nghị tòa cân nhắc kéo dài hạn chót sau ngày 19.1 để ông Trump có thời gian cân nhắc giải pháp chính trị cho vụ việc, theo Reuters.
Ông Trump gần đây cũng tiếp lãnh đạo TikTok ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (bang Florida) và quy công cho nền tảng giúp ông giành được lá phiếu của giới cử tri trẻ trong ngày bầu cử 5.11.2024.
Trong khi ông Trump muốn tìm hướng giải quyết cho TikTok, một số thành viên của chính quyền sắp tới ủng hộ cấm TikTok, trong đó có ứng viên cho ghế Ngoại trưởng Marco Rubio và người được chọn làm cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz.
Các lãnh đạo của Ủy ban Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của đảng Cộng hòa cũng gửi kiến nghị đến Tòa Tối cao thúc giục việc thi hành luật mới.
Albania 'cấm cửa' TikTok ít nhất 1 năm
Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Biểu tượng của ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên được Thủ tướng Albania đưa ra trong cuộc họp với các giáo viên, phụ huynh và các nhà tâm lý học tại Tirana. Ông Edi Rama nói thêm rằng chính phủ sẽ triển khai các chương trình để phục vụ cho việc giáo dục học sinh và giúp phụ huynh theo dõi hành trình của con em mình.
Việc chặn mạng xã hội gây tranh cãi này diễn ra chưa đầy một tháng sau khi một học sinh 14 tuổ.i đã t.ử von.g và một học sinh khác bị thương trong cuộc ẩu đả gần một trường học ở Tirana. Vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi, côn.g kíc.h trên mạng xã hội này làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các bậc phụ huynh, nhà tâm lý học và các tổ chức giáo dục tại chính Albania về tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ.
Một số quốc gia đã bắt đầu thảo luận các biện pháp ngăn chặn TikTok trong khuôn khổ cuộc tranh luận rộng hơn về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như tr.ẻ e.m và thanh thiếu niên.
Nền tảng TikTok hiện có hơn 1 tỷ người đăng ký sử dụng trên toàn thế giới khi tạo được được sức hút qua hàng loạt video cực ngắn chứa nội dung giải trí phong phú. Thành công toàn cầu của TikTok một phần được xây dựng dựa trên tính lôi cuốn của "các thử thách" - khuyến khích người dùng tạo video có các điệu nhảy hoặc trò chơi đôi khi có thể trở thành "hiện tượng" thu hút đông đảo người xem và được lan truyền mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thời gian gần đầy xuất hiện những thử thách nguy hiểm, thậm chí đ.e dọ.a tính mạng của những tài khoản trẻ thử trải nghiệm. Các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng của Albania như Bắc Macedonia, Serbia và Kosovo cũng đã thông báo những tác động tiêu cực của nền tảng mạng xã hội này.
Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xử vụ cấm TikTok Tòa án Tối cao Mỹ đã tiếp nhận đơn kiện của TikTok và xếp lịch để xử lý trước khi mạng xã hội này bị cấm tại Mỹ. Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18.12 đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok đối với luật của Mỹ quy định công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng...