Tiki bị tố “bắt tay” với nhà cung cấp bán sản phẩm không rõ nguồn gốc
Từng nhiều lần tai tiếng về quảng cáo không đúng, sản phẩm liên tục bị lỗi, mới đây Tiki lại bị khách hàng tố vế việc “tiếp tay” cho việc bán sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Bán sản phẩm không rõ nguồn gốc
Báo Gia đình Việt Nam nhận được phản ánh về việc sản phẩm mỹ phẩm trên website kinh doanh trực tuyến, sàn thương mại điện tử Tiki bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như chưa được kiểm chứng chất lượng.
Chị N.T (quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội) phản ánh, vào ngày 30/3/2019, chị có đặt mua 1 đơn hàng trên Tiki với mã 805671287 cho sản phẩm “Nước hoa Hồng Trị Mụn Some By Mi” có giá 255.000 đồng. Theo địa chỉ khách hàng cung cấp, đơn vị giao hàng của Tiki đã chuyển tận tay chị N.T sản phẩm vào ngày 5/4/2019.
Thông tin thể hiện trên nhãn phụ được ghi rất sơ sài: “Nước hoa hồng trị mụn Some By Mi và một dòng mã vạch”.
Cũng theo chị N.T, trên bề mặt sản phẩm đó không có tên công ty phân phối độc quyền hay nhà nhập khẩu và nhà phân phối ở Việt Nam. Thêm nữa, chữ trên bao bì sản phẩm hoàn toàn bằng nhiều ngôn ngữ nước ngoài, mã vạch đều được in sơ sài, hoàn toàn không có thêm thông tin nào bằng tiếng Việt về nhà sản xuất, nhà phân phối…
Chị N.T chia sẻ: “Tôi quá thất vọng về sản phẩm và thái độ làm việc của Tiki. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc tôi có gọi điện theo tổng đài 19006035 để phản ánh. Hai ngày sau có một người xưng là quản lý chăm sóc của Tiki gọi điện, giải thích rằng: Em có kiểm tra với phía đơn vị hỗ trợ pháp lý của TiKi cùng với nhà cung cấp sản phẩm là Unicorn Store. Hiện tại nhà cung cấp đã gửi cho Tiki giấy chứng thực sản phẩm này nhập khẩu về Việt Nam bán.
Khi sản phẩm nhập về Việt Nam phụ đề tiếng việt là do công ty nhập phải dán chứ không phải là bên nhà cung cấp (Unicorn Store) hay nhà sản xuất họ dán. Trong trường hợp này đơn vị nhập khẩu không có dán trên kiện hàng vì chưa có thông tin. Cho nên bên em chứng thực sản phẩm này là hàng thật và chị có thể đem sản phẩm này đến tất cả các showroom hoặc các cửa hàng phân phối chính thức của sản phẩm này để kiểm tra lại”.
Trong một diễn biến khác, vào ngày 10/4, một nhân viên của Tiki có số 02871082234 gọi điện cho chị N.T và giải thích rằng: “Bên phía Tiki không thể cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan đến sản phẩm cho khách hàng. Nhưng nếu khách hàng đến văn phòng tại TP. Hồ Chính Minh thì có thể xem trực tiếp những giấy tờ pháp lý này và khẳng định một lần nữa không thể gửi qua mail cho khách hàng”.
Nữ nhân viên còn nói rằng, phía Tiki đã báo cho bên nhà bán hàng kiểm tra bên đó vì cả lô hàng ấy mang qua kho Tiki, toàn bộ số sản phẩm trên đều không có nhãn phụ. Tiki cũng nhận lỗi về mình khi không kiểm tra hàng đã để lưu kho mà bán cho khách hàng”.
Câu hỏi đặt ra, lý do gì mà Tiki không thể gửi cho khách hàng xem giấy tờ của sản phẩm để khách hàng nhận biết hàng thật hay giả?. Việc vào tận TP.HCM để xem giấy tờ là việc đánh đố khách hàng không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Phía Tiki nói gì?
Để có thông tin khách quan, đa chiều phóng viên Báo Gia đình Việt Nam đã liên hệ với Công Ty Cổ Phần TiKi về sự việc trên.
Đại diện công ty này cho biết hơn 10 ngày sau khi nhận được thông tin khách hàng phản ánh, ngày 19/04/2019 Tiki chính thức gửi email đến khách hàng, chú thích rõ những thông tin về sản phẩm này, đồng thời cung cấp những chứng từ liên quan.
“Sản phẩm Nước Hoa Hồng Trị Mụn Some By Mi được phân phối chính thức bởi CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ PHẨM QUỐC TẾ THÙY DUNG tại Việt Nam. Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Quốc tế Thùy Dung đã ủy quyền phân phối sản phẩm này cho Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử GIZA (Nhà Bán Hàng UNICORN STORE) với tư cách là Đơn Vị Bán Hàng Chính Thức theo Giấy Công Bố.
Sản phẩm Nước Hoa Hồng Trị Mụn Some By MiView in ERP đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nhập khẩu và lưu hành hàng hóa tại Việt Nam. Đồng thời để khách hàng có thể yên tâm về xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm, Tiki cũng gửi các chứng từ, bao gồm: Giấy công bố sản phẩm; giấy chứng nhận Đơn vị bán hàng chính thức; hóa đơn mua hàng và bảng kê chi tiết” – Đại diện Công ty Cổ Phần TiKi cho biết.
Trước câu trả lời trên khi trao đổi với phóng viên chị N. T cho rằng, có nhiều chỗ mâu thuẫn. Bởi Tiki có gọi cho tôi nói rằng phía nhãn hàng cung cấp cũng định dán tem phụ, tuy nhiên sau đó phía nhãn hàng phát hiện ra lỗi ở một số thành phần, chính vì thế mà họ mới quyết định in lại. Nhưng do lỗi sơ suất nên những sản phẩm ấy mới bán ra cho khách hàng…
Thực tế mà nói, việc bán hàng thương mại điện tử phía đại lý, nhà phân phối sẽ liên hệ với trang website bán hàng trực tuyến để kí kết hợp tác. Những sản phẩm như mỹ phẩm phải có giấy tờ, tem mác cụ thể để khi cần xuất trình cho đơn vị quản lý và khách hàng nắm rõ.
Tuy nhiên qua sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn có phải Tiki đang cố tình ủng hộ việc đối tác đưa sản phẩm không rõ nguồn gốc vào bán đánh lừa khách hàng hay không? Với lô hàng như trên, có bao nhiêu sản phẩm đã đến tay khách hàng, ai là người chịu trách nhiệm khi gặp rủi ro?
Còn tiếp…
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4233/SCT-QLTM đề nghị sở, ngành liên quan cảnh báo tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong thương mại điện tử.
Công văn nêu rõ, qua nắm bắt tình hình thực tế và phản ánh của một số phương tiện truyền thông đại chúng gần đây về tình trạng kinh doanh thương mại điện tử trên không gian mạng tồn tại nhiều website, app thương mại điện tử, tài khoản mạng xã hội kinh doanh hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ…
Trường hợp phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thương mại điện tử thì kịp thời thông báo đến đường dây nóng để kịp thời xử lý giải quyết.
Theo giadinhvietnam.com
Hàng giả, nhái vẫn tràn lan, các chợ điện tử có bị đánh sập?
Lãnh đạo Bộ Công thương trong hội thảo "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử" tổ chức mới đây kiên quyết "phải đánh sập website bán hàng nhái, giả".
Nhiều sản phẩm giả, nhái bán công khai trên các sàn thương mại điện tử
Độc Lập
Chỉ sau 1 ngày, chiều 19.4, hàng ngàn sản phẩm giả, nhái vẫn được bày bán công khai trên mạng.
Hàng giả, nhái vẫn tràn lan
Ví dụ trên sàn Lazada, chai nước hoa nữ Coco Chanel Mademoiselle vỏ trắng có dung tích 100 ml được bán giá 799.000 đồng, giảm so với giá gốc 980.000 đồng. Trong khi đó cũng trên trang này, một số người bán khác rao giá nước hoa Chanel Coco Mademoiselle EDP 100 ml có giá bán từ 3,2 - 3,3 triệu đồng/chai và được giới thiệu hàng xách tay từ Pháp. Hay một chai nước hoa nam Gucci By Gucci Pour Homme EDT 90 ml chỉ có giá 250.000 đồng/chai và được giới thiệu xuất xứ Ý.
Nước hoa giả bán công khai trên Lazada Ảnh chụp màn hình
Hay trên chợ Shopee, thử tìm từ "LV" sẽ xuất hiện hàng loạt. Ví dụ một túi xách với hình ảnh nhãn hiệu nổi tiếng Louis Vuitton và được giới thiệu "Túi LV Duff Hot hit" nhưng giá bán chỉ 420.000 đồng trong khi giá thực của sản phẩm này lên hàng ngàn USD. Tương tự, một đôi giày được rao bán là "Das sò - Giá rẻ vô địch" trên Shopee có giá 179.000 đồng với hình đôi giày Adidas Superstar. Trong khi đó cũng trên sàn này một số gian hàng khác rao bán đôi giày Adidas Superstar có giá từ 1,9 - 2 triệu đồng/đôi. Còn tại Tiki.vn, một chiếc ví cầm tay nữ chỉ có 305.000 đồng; chai nước hoa nữ Charme Good Girl 100 ml được rao bán 257.000 đồng. Hay hàng loạt túi xách nữ từ đeo chéo đến túi hộp trên Sendo giá dưới 100.000 đồng/cái với mẫu mã nhái của các thương hiệu nổi tiếng...
Tình trạng sản phẩm nhái, dỏm bán công khai trên các chợ điện tử, kể cả hàng cấm đã được Báo Thanh Niên phản ánh nhiều năm trước. Nhưng đến nay vấn nạn này vẫn không hề suy giảm.
Túi LV được rao bán trên Shopee giá rẻ không ngờ Ảnh chụp màn hình
Ngăn chặn từ online đến offline
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, bày tỏ ủng hộ sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn hàng dỏm, giả trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, ông Phú cho rằng giữa quyết định và thực thi của VN còn khoảng cách khá xa. Điều quan trọng hơn là quản lý nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng để hoạt động TMĐT phát triển vì đây là xu hướng của thế giới cũng như ở VN. Trong khi đó, ngay các "ổ buôn lậu" lớn ngay Hà Nội hay TP.HCM cũng vẫn còn tồn tại qua nhiều năm tháng. Ví dụ trước đó câu chuyện Khaisilk bán hàng nhái xuất xứ đã tồn tại nhiều năm cho thấy cơ quan quản lý thị trường làm việc không hết mình. Không chỉ hàng gian hàng giả mà các kiểu kinh doanh trốn thuế, gian lận thương mại vẫn diễn ra tràn làn khiến người tiêu dùng bị thiệt hại nặng nề.
"Giải pháp hành chính như buộc ngưng hoạt động chỉ là biện pháp cuối cùng. Hơn nữa, khi áp dụng cần đưa ra lộ trình để các doanh nghiệp đáp ứng. Ví dụ có thể quy định 5-6 tháng sau khi phát hiện để doanh nghiệp khắc phục, nếu không đạt thì sẽ đóng cửa, cấm kinh doanh. Bên cạnh đó, chúng ta cần có những cán bộ quản lý thị trường mẫn cán để giám sát, kiểm tra và phát hiện các hành vi gian lận, buôn bán hàng dỏm không chỉ qua mạng mà còn ở các chợ, cửa hàng. Từ đó mới tạo ra môi trường kinh doanh công bằng", ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Lê Phụng Hào, Phó chủ tịch Câu lạc bộ CEO Chìa khóa thành công - cũng nhận định việc thu hồi tên miền các website bán hàng dỏm, giả chỉ xử lý được phần ngọn. Khi phát hiện thì bản thân người tiêu dùng đã bị mất tiền. Hơn nữa, nếu đánh sập hay rút tên miền này thì người kinh doanh có thể lập website khác. Đó là chưa kể các tên miền nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào? Cũng như việc ngăn chặn hành vi này trên mạng xã hội như Facebook, YouTube... không hề dễ dàng. Do đó để chặn được phần gốc phải kiểm soát chặt hơn từ các đơn vị sản xuất, vận chuyển và kinh doanh kể cả ở mọi cửa hàng, trung tâm thương mại. Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại cũng có trách nhiệm phải sàng lọc hàng hóa nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng và lớn nhất vẫn là người bán các sản phẩm không theo quy định. Ông Lê Phụng Hào cũng cho rằng bản thân cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng cả hành lang pháp lý lẫn đội ngũ nhân sự để bắt kịp sự phát triển của TMĐT. Khi đó mới có thể kịp thời quản lý được hoạt động của các sàn TMĐT khoa học, hợp lý hơn thay vì phải ngăn chặn.
Tràn ngập hàng nhái, giả trên các chợ điện tử Ảnh chụp màn hình
Dưới góc độ cá nhân, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử VN - cũng cho rằng trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý là cần thiết. Đồng thời, chính tâm lý vẫn thích mua hàng rẻ dù biết đó là hàng nhái, hàng giả của nhiều người dùng VN cũng tiếp tay cho việc buôn bán sản phẩm này tiếp tục phát triển.
"Ví dụ một chiếc điện thoại iPhone các nơi chuyên bán sản phẩm điện thoại đều bán gần 30 triệu đồng. Tại sao có web rao bán giá chiếc điện thoại này có 4 triệu đồng mà vẫn mua? Như vậy với giá đó phải biết không thể nào là hàng chính hãng. Đó là chưa kể khi nhiều người nhận hàng không đúng chất lượng, mẫu mã so với hình ảnh quảng cáo... thì không khiếu nại với doanh nghiệp quản lý sàn, không khiếu nại lên đơn vị quản lý nhà nước. Tâm lý bỏ qua đó cũng góp phần khiến các đơn vị không xử lý được nhiều vụ vi phạm. Vì vậy rất cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều phía để thị trường TMĐT phát triển lành mạnh hơn", ông Nguyễn Ngọc Dũng nói.
Theo TNO
Hết Vuivui đến Robins.vn đóng cửa, thị trường thương mại điện tử Việt Nam khốc liệt ra sao? Dù được đánh giá đầy tiềm năng phát triển, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng vô cùng khắc nghiệt. Hàng loạt công ty phải nói lời chia tay để nhường lại sân chơi cho những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư "khủng". Hàng loạt trang web thương mại điện tử đóng cửa Hôm qua (27/3), website thương mại điện...