Tiểu thương chợ quần áo lớn nhất Hà Nội ngóng khách sau giãn cách xã hội
Chợ Ninh Hiệp ( huyện Gia Lâm) nổi tiếng là trạm trung chuyển vải vóc, quần áo Trung Quốc lớn nhất Hà Nội. Sau giãn cách xã hội, nhiều tiểu thương kinh doanh trở lại nhưng nhu cầu mua sắm của khách hàng chưa cao.
Tiểu thương làm bạn với điện thoại, chờ khách hàng
Sau giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, các tiểu thương ở chợ Ninh Hiệp đã bắt đầu kinh doanh trở lại.
Dù vậy, nhu cầu mua sắm quần áo của khách hàng chưa cao như kỳ vọng
Chị Thảo, chủ ki ốt Minh Thảo cho hay, thời điểm sau ngày lễ 30/4 hàng năm lượng khách hàng đổ về mua sắm rất đông. Do dịch, nên năm nay, hàng hóa vẫn rất ế ẩm.
Một số khách hàng là các đại lý phân phối nhỏ ở nội thành hay các tỉnh lân cận đến tham quan và tham khảo giá mặt hàng hè 2020.
Ngoài quần áo, tiểu thương chợ Ninh Hiệp còn buôn bán cả giày dép, túi xách… đều nhập từ thị trường Trung Quốc về Việt Nam.
Video đang HOT
Theo các tiểu thương tại chợ Ninh Hiệp, mặc dù chưa thể sang Trung Quốc nhập hàng, nhưng vì đã quen đối tác làm ăn nên việc nhập hàng có chậm hơn nhưng không quá khó khăn.
Lượng khách đến chợ ít, tiểu thương “giết thời gian” bằng điện thoại.
Anh Minh, chủ ki ốt Thủy Nghé kỳ vọng dịch bệnh được kiểm soát sẽ giúp tình hình kinh doanh thời gian tới khả quan hơn.
Không chỉ chợ Ninh Hiệp, nhiều cửa hàng kinh doanh các mặt hàng quần áo, trò chơi, gấu bông tại khu vực nội thành Hà Nội cũng chịu chung cảnh vắng khách hàng.
Anh Hưng, chủ cửa hàng trên Phố hàng Mã, quận Hoàn Kiếm cho biết, mỗi ngày chỉ bán được 2 đến 3 khách hàng.
Lượng khách ít, nhưng vì kinh phí thuê mặt bằng cao nên nhiều chủ cửa hàng vẫn mở cửa để bán hàng.
Thị trường tuần qua: Tiểu thương kêu trời vì COVID-19, mở mắt ra mất 4 triệu đồng
Tại chợ Ninh Hiệp - chợ đầu mối về may mặc, không ít quầy hàng đã phải đóng cửa, còn một số khác thì "sống" lay lắt vì chi phí nhập về quá cao.
Tiểu thương chợ Ninh Hiệp "than": Mở mắt ra mất 4 triệu đồng
Tại thời điểm này, nguồn cung hàng hoá bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tại chợ Ninh Hiệp - chợ đầu mối về may mặc, không ít quầy hàng đã phải đóng cửa, còn một số khác thì "sống" lay lắt vì chi phí nhập về quá cao.
Các chủ cửa hàng quần áo tại đây đều "than" vì hàng cũ không bán được, hàng mới lại khó nhập về. Trong khi đó, chi phí hoạt động một ngày tại chợ lại không hề nhỏ. Một chủ cửa hàng rộng 4m2 nằm ngay trục chính của khu chợ quần áo nam cho biết: "Chợ này có phí thuê cao nhất nhì tại đây. Nếu cộng với chi phí thuê 4 lao động, mỗi ngày tôi lỗ 4 triệu đồng", anh M nói và thông tin thêm, hiện tại, mỗi lao động nhận được 7 triệu đồng/tháng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ cắt giảm một nửa.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là trục phụ, nếu thuê ki-ốt cùng diện tích ở trục chính, gần cổng chợ thì còn phải chịu lỗ gấp 3 lần. Bởi giá thuê 1 năm ở đây phải tính bằng tiền tỷ, cao hơn nhiều lần so với phố cổ
Tình trạng này đang xảy ra chung với gần như toàn bộ tiểu thương tại khu vực này. Nhiều người đã tìm kiếm nguồn hàng khác như Việt Nam, Thái Lan để bù đắp sự thiếu hụt.
Gà thải loại giá cao vẫn hút người mua
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá gà công nghiệp giảm mạnh. Thực tế, tại thủ phủ chăn nuôi gà Đồng Nai, giá gà công nghiệp lông trắng từ 10.000-13.000 đồng/kg. Còn gà quá lứa nặng trên 3kg chỉ ở mức 8.000-10.000 đồng/kg. Trong khi đó, gà công nghiệp lông màu có giá 20.000-27.000 đồng/kg tuỳ loại.
Trái ngược, giá gà đẻ thải loại lại vẫn giữ ở mức cao, khoảng 55.000 đồng/kg. Đây là loại gà nuôi để lấy trứng, sau 18 tháng sẽ được gọi là gà thải loại. Trong quá trình nuôi, người dân phải sử dụng khá nhiều vắc xin, thậm chí cả thuốc kháng sinh nên thường tồn dư trong thịt, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thế nên, các nước trên thế giới rất hạn chế sử dụng loại gà này làm thực phẩm. Nhưng ở Việt Nam, gà đẻ thải loại lại được các nhà hàng, quán ăn cực kỳ ưa chuộng vì thịt dai giòn và không bị hao hụt quá nhiều.
Gà thải loại có giá đắt ngang gà đồi vẫn hút người mua.
Với giá bán hiện tại, loại gà đẻ thải loại đắt ngang ngửa với loại gà đồi Yên Thế. Ông Lê Văn Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, cho biết, gà đồi Yên Thế có 3 loại gồm: gà chọi lai, gà ri lai và gà mía lai. Với loại gà chọi lai, giá bán hiện tại dao động trong khoảng 60.000-65.000 đồng/kg.
Còn gà ri lai và mía lai (loại nuôi 3-4 tháng để bán cho các nhà hàng, quán ăn làm gà nướng hoặc gà lẩu) giá chỉ ở mức 55.000 đồng/kg, đúng bằng với giá gà đẻ thải loại. Với gà nuôi ri lai và mía lai nuôi trên 5 tháng giá bán đang ở mức 60.000 đồng/kg.
Gần 300 "thẻ đeo diệt virus corona" không rõ nguồn gốc bị thu giữ
Chiều ngày 19/2, đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Thanh Xuân phối hợp đội Quản lý trật tự số 12 đã tiến hành kiểm tra Phạm Tiến Mạnh (sinh năm 1997), quê Thái Nguyên có biểu hiện nghi vấn đang chào bán hàng tại khu vực cổng chợ thuốc Hapulico 85 Vũ trọng phụng, Thanh xuân, Hà Nội.
Cơ quan chức năng thu giữ gần 300 "thẻ đeo diệt virus corona".
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn gần 300 thẻ đeo được quảng cáo có thể diệt virus. Thẻ do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng, nhưng các đối tượng công khai chào bán trên mạng "có tác dụng phòng chống virus corona".
Giá cho loại "thẻ đeo diệt virus" này được bán từ 200.000 - 300.000 đồng/sản phẩm. Nhiều gia đình không ngần ngại, đã đầu tư tiền triệu mua cho những người thân chiếc thẻ để đeo với mong muốn tránh được dịch bệnh covid-19 trong thời điểm này.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ y tế đã cảnh báo người dân đây chỉ là cách phòng virus corona mơ hồ từ cư dân mạng. Người dân nên cảnh giác kẻo "tiền mất, tật mang" vì khi đeo loại thẻ này mà chủ quan, lơ là phòng bệnh bằng các biện pháp đã được khuyến cáo.
Tôm hùm Alaska, cua hoàng đế giảm giá mạnh
Nếu như cách đây chỉ 2 tuần, giá tôm hùm Alaska và cua hoàng đế vẫn cao ngất ngưởng do bắt đầu vào mùa cấm đánh bắt, thì hiện nay mỗi loại hải sản cao cấp này đã giảm đến 300.000 đồng/kg, khiến người dân đổ xô tìm mua.
Chị Thu Hà, nhân viên một hệ thống cung cấp hải sản nhập khẩu, cho biết hiện giá tôm hùm Alaska chị để cho đại lý là 850.000 đồng/kg, cua hoàng đế là 1.350.00 đồng/kg. Tính ra, mỗi loại hải sản này đã giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/kg so với mức giá 2 tuần trước đây.
Tương tự, anh Tuấn Minh, một đại lý bán hải sản tại Hà Nội cho biết: "1-2 tuần trước, tôm hùm Alaska tôi bán 1,29 triệu đồng/kg thì nay chỉ còn 990.000 đồng/kg, cua hoàng đế giá 2.150.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 1.850.000 đồng/kg. Khách hàng mua từ 5 kg trở lên còn được giảm giá nữa".
Theo anh Minh, trước đây, các công ty nhập khẩu hải sản phải cạnh tranh mạnh với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến hai thị trường này hạn chế nhập hàng, đồng thời rất nhiều đại lý hải sản tại vùng du lịch Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng... tiêu thụ kém hơn trước khiến hai loại hải sản cao cấp này giảm giá sâu.
Cũng theo anh Minh, giá tôm hùm Alaska và cua hoàng đế thời điểm này gần như rẻ nhất trong 5 năm trở lại đây. Nếu thị trường Trung Quốc ổn định như trước thì giá sẽ tăng trở lại khoảng 20 - 30% so với giá hiện nay.
Theo Dân Việt
Tiểu thương chợ Bến Thành đón một khách ngày mở cửa "Mở cửa từ sáng đến chiều nhưng có một khách hàng vào hỏi mua, ngồi lì trong chợ vừa mệt vừa buồn nhưng vẫn phải cố gắng duy trì", chị Út, tiểu thương chợ Bến Thành tâm sự. Chợ Bến Thành như thế nào sau khi hoạt động trở lại Sau thời gian hết cách ly xã hội, các tiểu thương chợ Bến...