Tiểu thương chợ Bến Thành “than trời” vì ế khách trong mùa dịch
Tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, khách hạn chế ra đường khiến việc kinh doanh của các tiểu thương ở chợ Bến Thành gặp nhiều khó khăn.
Tiểu thương chợ Bến Thành than trời vì dịch Covid 19
Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus Corona gây ra đang khiến việc kinh doanh của các tiểu thương tại TPHCM gặp nhiều khó khăn. Chợ Bến Thành nổi tiếng là nơi mua sắm, du lịch cho du khách trong và ngoài nước cũng rơi vào cảnh ế ẩm, hàng quán vắng tanh, tiểu thương ngồi xếp hàng dài.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Dân trí, các khu vực mua sắm quần áo, khu ăn uống, hoa quả… đều chịu chung cảnh ế ẩm. Chỉ lác đác số ít du khách đeo khẩu trang, đi dạo quanh chợ chứ không dừng lại mua hàng.
“Từ đầu năm tới giờ buôn bán ế ẩm quá, tình hình này còn kéo dài thì chị em chúng tôi phải bỏ sạp mất”, chị Mai (chủ sạp quần áo) cho biết.
Các tiểu thương chợ Bến Thành cũng đã gửi đơn kiến nghị tập thể lên cơ quan chức năng để xin giảm thuế.
Trả lời báo điện tử Dân trí, đại diện Chi cục Thuế quận 1 cho biết đã có buổi tiếp xúc với các tiểu thương chợ Bến Thành để ghi nhận ý kiến. Tuy nhiên theo đúng quy trình, các tiểu thương phải làm lại tờ khai doanh thu.
Ngoài ra, với những yêu cầu như phải có xác nhận của địa phương… như hướng dẫn trong hai công văn gần nhất của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương cũng đang kiến nghị tháo gỡ nhằm rút ngắn thời gian xử lý đối với hồ sơ giảm thuế của cá nhân kinh doanh.
Chợ Bến Thành nổi tiếng là nơi mua sắm nhộn nhịp của du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến tình hình buôn bán của các tiểu thương gặp khó khăn.
Vắng khách, các tiểu thương ngồi xếp hàng ngồi bấm điện thoại, “tám” chuyện.
Khu vực bán hoa quả trong chợ vắng lặng.
Khu ăn uống không còn nhộn nhịp như trước đây.
Dù là buổi chiều muộn, lượng khách đến chợ vẫn rất ít.
Bên ngoài chợ vắng vẻ, chỉ có các nhân viên bảo vệ luôn túc trực.
Trong một gian hàng quần áo.
Các tiểu thương đều than vãn vì quá ế ẩm.
Tiểu thương khu bán quần áo ngồi xếp hàng chờ khách.
Một vài du khách đến chợ mua hàng.
Khu cửa bắc chợ Bến Thành vắng vẻ.
Vài du khách người Việt bịt kín khẩu trang, dạo trong chợ.
Khách nước ngoài đã phòng dịch bằng cách bịt khẩu trang khi tham quan chợ.
Theo dân trí
Chiêu bán hàng mới, chị bán rau, bà buôn cá bình thản mùa dịch
Chợ vắng khách nhưng tiểu thương vẫn luôn chân luôn tay cân thịt, cá rồi gọi điện cho shipper đến lấy hàng để giao cho khách. Bán hàng online đang là cách nhiều tiểu thương áp dụng trong mùa dịch Covid-19 này.
Gần 5 giờ chiều - giờ tan tầm mọi người tranh thủ đi chợ mua thực phẩm tươi về nấu cơm tối - ngày 8/3 chợ không nhộn nhịp như ngày thường mà vắng khách. Tiểu thương ngồi "tám chuyện" với nhau. Một số người tranh thủ lướt facebook, đọc tin tức, gọi điện thoại...
Tại khu vực bán hải sản ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), sau một cuộc điện thoại ngắn gọn hỏi khách có có tiện nhận hàng không để cho shipper giao tôm đến nhà. Kết thúc cuộc gọi, chị Nguyễn Thị Loan - bán hải sản bỏ điện thoại vào chiếc làn cói ngay bên ghế ngồi, nhanh tay với lấy cái rổ nhựa nhặt tôm bỏ lên cân điện tử rồi nói: "Khách trên khu Yên Nghĩa đặt 2 cân tôm. Giờ nhặt đóng túi cho họ để lát shipper đến đem hàng đi giao".
Chị cho biết, từ khi công bố dịch Covid-19, chợ bắt đầu vắng khách. Cuối tháng 2 mới bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhưng mấy ngày nay thì lại "vắng như chùa bà đanh" vì Hà Nội có ca nhiễm, dân e ngại đến những nơi đông người. Thành ra, hàng hoá ở chợ ế, chị lại xoay sang bán online trên trang facebook cá nhân của mình.
Chợ vắng khách, nhiều tiểu thương chuyển qua bán online để bớt ế ẩm
Thực ra, sau Tết Nguyên đán dịch bệnh phức tạp, hàng ế, chợ không có khách nên những tiểu thương như chị tương đối rảnh, chụp ảnh tôm, cá, mực, cua,... đăng lên facebook bán kiểu cho vui. Kết quả khá bất ngờ, khách đặt mua nhiều.
Đặc biệt, hai ngày trở lại đây, ngoài facebook cá nhân, chị còn đăng bán trên các fanpage của các khu chung cư. Thành ra, cả ngày ngồi ở chợ bán hàng chỉ có vài ba khách tới mua, nhưng lượng hải sản vẫn tiêu thụ khá tốt, bởi đa phần khách mua online.
"Khách ở quanh khu vực chợ này thì tôi huy động chồng đi ship hàng, còn khách ở xa thì gọi shipper. Tiền ship chia đôi khách chịu một nửa, tôi chịu một nửa. Làm như thế này mới sống sót được qua mùa dịch ế ẩm", chị nói.
Cách đó không xa, chị Hồng Giang - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại Từ cũng nhanh tay chia thịt lợn vào các túi lớn túi nhỏ để đem ship cho khách.
Người dân giờ ngại ra ngoài đường, đến những nơi đông người. Ngay cả đi chợ mua thực phẩm cũng ít người đi hơn. Thế nên, dân buôn bán như bọn chị ngoài bán cho khách đến mua trực tiếp ở chợ còn tranh thủ bán online nữa.
"Trước kia trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 80kg thịt lợn các loại. Hôm qua chỉ bán được khoảng 50kg. Mà quá 2/3 số lượng thịt này là khách đặt mua online. Có người nhà cách phố 200m thôi cũng đặt mua rồi bảo ship chứ không muốn ra chợ", chị nói.
Trong khi đó, anh Bùi Văn Nhân, chủ một sạp hàng trái cây trước cổng chợ đầu mối phía Nam (Tân Mai, Hoàng Mai), cũng thừa nhận những ngày này khách đến mua trái cây tại sạp hàng của anh ngày một ít, thành ra anh đang phải học cánh bán hàng online.
"Ngày hôm qua được 20 đơn khách mua online, sáng nay đã được 18 đơn hàng khách đặt rồi nên trái cây bớt ế". Anh nói và cho biết, gọi shipper khá khó, giá ship cũng cao hơn ngày thường, song anh đành chấp nhận giảm bớt lãi, "gánh" bớt phí ship cho khách.
Trước bán trực tiếp cho khách, công việc khá đơn giản. Giờ bán online phải chụp ảnh trái cây đăng bán, nhắn tin trả lời khách cũng mất khá nhiều thời gian, công sức. Nhưng giờ dịch bệnh phức tạp, bán online như thế này cũng là một biện pháp tốt, anh Nhân chia sẻ.
Theo dân trí
Đồ lưu niệm "nằm chờ" khách trong mùa dịch Covid-19 Trước tình hình dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương bán hàng lưu niệm cũng điêu đứng. Chợ Hàn là trung tâm mua sắm tại thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều du khách khi đến thành phố biển này. Tuy nhiên, từ Tết nay đến nay do ảnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bóc giá xế hộp Quốc Trường "Về nhà đi con" thường xuyên lái đi dạo phố

Quạt sưởi cho diện tích lớn

Khởi động chiến dịch hỗ trợ 10.000 mẹ bỉm sữa bán hàng online

Thứ quả đen sì, trước rụng đầy đồi thành đặc sản "gây nghiện" được chị em săn lùng

"Hồi sinh" thần kỳ thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhiều người "ôm tiền khủng"

Sầu riêng tăng giá kỷ lục, thương lái lùng mua, nông dân tiếc "hùi hụi"

Không theo số đông, gia đình trẻ tậu được nhà vì tư duy làm liều

Hà Nội chuyển rét đậm: Áo phao đại hàn đắt khách, chủ shop 3 ngày bán được nghìn chiếc thu lợi trăm triệu

Loạt tủ lạnh cỡ lớn giảm giá mạnh

Mùa Noel ghé thăm căn hộ view sông Hồng tuyệt đẹp với từng góc nhỏ ấm cúng, sang trọng của cặp vợ chồng trẻ

Đem đất sét về nặn chơi, quyết không bán dù khách "đòi" mua

Nhộn nhịp thị trường đồ trang trí, quà tặng Noel
Có thể bạn quan tâm

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
16:46:17 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
Alexander-Arnold có thể 'quay xe' với Real Madrid
Sao thể thao
15:56:29 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025