Tiết lợn luộc ngon, bổ nhưng đại kỵ với nhóm người này
Tiết lợn tốt với sức khỏe nhưng một số nhóm người không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tiết lợn là thực phẩm rẻ, tác dụng tốt với sức khỏe. Dân gian thường quan niệm “thương con cho ăn tiết” vì cho rằng ăn tiết lợn mát, làm sạch phổi, thải độc.
Dù tiết lợn tốt với sức khỏe nhưng người có bệnh rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, béo phì, tan máu bẩm sinh không nên ăn.
Người bị xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout, huyết áp không ổn định, bệnh về đường ruột cũng nên hạn chế món này.
Tiết lợn tốt với sức khỏe nhưng người có bệnh rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ gan không nên ăn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo chuyên gia, trong 100gram tiết lợn chứa 16gram đạm, giàu gấp 4 lần phần thịt lợn. Tiết còn giàu lecithin, sắt, kali, đồng và các yếu tố vi lượng khác, tác dụng bổ máu, tăng cường miễn dịch.
Ăn tiết lợn giúp bạn bổ sung sắt tự nhiên, phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ. Hàm lượng vitamin K cao, thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần cầm máu.
Tiết lợn còn chống suy giảm trí nhớ do thành phần phospholipid giúp tăng lượng axetyl cholin, chất keo liên kết tế bào thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ, giảm chứng đãng trí. Người cao tuổi mắc chứng hay quên có thể ăn thêm các món có tiết.
Tiết tốt cho sức khỏe nhưng thường bị bỏ đi vì không phải ai cũng thích ăn. Đặc biệt, nhiều bà nội trợ sợ máu hay chế biến phức tạp nên không dùng. Hơn nữa, tiết lợn cũng dễ nhiễm khuẩn trong quá trình giết mổ. Tiết lợn cũng giống như các nội tạng động vật khác, chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Do đó, mọi người nên ăn khoảng một bữa mỗi tuần.
Giảm mỡ bụng, mỡ máu nhờ loại gia vị quen thuộc trong bếp Việt
Các nhà khoa học Áo - Úc chỉ ra loại gia vị có thể giúp phòng ngừa nhóm bệnh gây chết người hàng đầu nhờ việc đẩy lùi một loạt tình trạng liên quan.
Theo News-Medical, nhóm tác giả từ Đại học Vienna, Đại học Y khoa Vienna (Áo) và Đại học Edith Cowan (Úc) đã chứng minh việc tiêu thụ tỏi - một loại gia vị cực kỳ quen thuộc trong ẩm thực nhiều nước, bao gồm Việt Nam chúng ta, có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Điều này đạt được thông qua việc kéo giảm các chỉ số mỡ máu, thu nhỏ vòng eo, tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết...
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải ăn đúng loại tỏi.
Tỏi là một trong các loại gia vị quen thuộc trong các món ăn của người Việt và nhiều quốc gia khác - Minh họa AI: Anh Thư
Viết trên tạp chí y học Frontiers in Nutrition, các tác giả cho biết họ đã sử dụng hồ sơ của hàng trăm ngàn người từ 22 bộ dữ liệu khác nhau để làm sáng tỏ những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của việc tiêu thụ tỏi.
Kết quả cho thấy việc tiêu thụ tỏi trắng sống có thể cải thiện đáng kể các dấu ấn sinh học liên quan đến tình trạng chuyển hóa tim.
Đáng chú ý nhất là sự kéo giảm các chỉ số mỡ máu như cholesterol toàn phần, triglyceride (chất béo trung tính) và cải thiện cholesterol tốt HDL.
Ngoài ra, ăn tỏi thương xuyên còn giúp cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ eo - hông và hoạt động tiêu sợi huyết, rất quan trọng đối với sự phá vỡ huyết khối (cục máu đông).
Những cải thiện này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tiền tăng huyết áp, tiểu đường (và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Các tác dụng thần kỳ này có thể do những hợp chất hoạt tính sinh học có lợi đã được chứng minh là tồn tại trong tỏi.
Tuy vậy để đạt được các lợi ích nói trên, bạn cần ăn tỏi trắng sống.
Các thử nghiệm trên tỏi đã chế biến, tỏi sấy khô, tỏi ngâm, dầu tỏi... đều không cho thấy hiệu quả như những gì quan sát được ở người thường ăn tỏi "nguyên bản".
Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy một số hợp chất trong tỏi có thể bị thay đổi khi chế biến.
Cảnh báo đột quỵ khi vui chơi gắng sức Những ngày gần đây, một số bệnh viện tiếp nhận chữa trị nhiều trường hợp đột quỵ. Trong đó, nhiều trường hợp bất ngờ đột quỵ khi đang vui chơi, giải trí. Mới đây, Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân T.T.N (45 tuổi, quê An Giang), được đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch,...