Đột quỵ diễn ra từ từ nên quá nhiều người bỏ qua những dấu hiệu này
Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ não là xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như: ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê…
nên những biểu hiện diễn ra một cách từ từ và kín đáo rất dễ bị bỏ qua.
Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình 50 ca nhập viện mỗi ngày, có những ngày cao điểm, đơn vị tiếp nhận gần 60 người bệnh.
Tuy nhiên, quá nửa bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong tình trạng rất nặng, qua giờ vàng của can thiệp, do người dân không có thói quen đi cấp cứu khi có dấu hiệu ban đầu. Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ não là xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như: ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê… nên những biểu hiện diễn ra một cách từ từ và kín đáo rất dễ bị bỏ qua.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu dưới đây, đừng chậm trễ nhập viện vì nguy cơ đột quỵ rất cao.
(Ảnh minh họa).
Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
- Liệt mặt: Mặt không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, đặc biệt khi bệnh nhân nói cười.
- Yếu tay chân: Yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay lên cao, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có bất thường. Bệnh nhân không nhấc được tay, chân hoặc nhấc lên khó khăn, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì.
- Nói khó: Hãy yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu bệnh nhân nói không lưu loát, đó là dấu hiệu bất thường.
PGS Tôn cho biết, đột quỵ thường xảy ra ở người cao t.uổi, người có bệnh nền huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường… Với những yếu tố huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuốc… đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.
Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, “đột quỵ não – thời gian là não!” là phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ. Đó là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt… Không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”.
Video đang HOT
Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 06 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu.
“Thời gian vàng” trong đột quỵ não hay “thời gian là não” là cụm từ để nhấn mạnh rằng, càng trì hoãn đột quỵ não thì càng có nhiều thiệt hại cho người bệnh. Tế bào não sẽ c.hết chỉ trong vài phút nếu không được cấp m.áu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu m.áu não, khi mạch m.áu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não c.hết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị c.hết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não c.hết tương ứng mất đi 3,6 năm t.uổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).
PGS. Tôn nhấn mạnh: “Thời gian vàng” trong đột quỵ thiếu m.áu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục m.áu đông hoặc trong 6 – 8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
Do vậy, PGS. Tôn đưa ra lời khuyên: Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, chúng ta cần đưa người bệnh vào viện ngay để điều trị càng sớm càng hiệu quả.
Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người trẻ đột quỵ
Đột quỵ đang ngày có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Đáng nói, người dân còn rất nhiều quan điểm sai lầm về đột quỵ, chính điều này làm mất cơ hội vàng điều trị cho người bệnh.
Bác sĩ làm việc tại khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Việt Linh.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, khoa Can thiệp mạch thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết hiện nay số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đặc biệt người trẻ t.uổi chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
Đột quỵ không còn là bệnh người già
"Nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là căn bệnh ở người già, trên 60 t.uổi. Thực tế, gần đây, số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, chiếm khoảng 20-30% (dưới 50 t.uổi). Một số bệnh nhân 12 t.uổi đã nhập viện vì đột quỵ do dị dạng mạch m.áu não", bác sĩ Cường cho hay.
Theo bác sĩ Cường, với đột quỵ não, nhất là với người trẻ, nguyên nhân thường là các bất thường về mạch m.áu não, dị dạng mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết não, hoặc tắc mạch não gây nhồi m.áu ở những bệnh nhân bị bệnh lý hẹp mạch não tiến triển (Moyamoya).
Nguyên nhân thứ hai là có vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân này trước đây ít gặp nhưng hiện phổ biến hơn, đó là những rối loạn nhịp hoặc bệnh lý van tim... sẽ tạo thành những huyết khối trong tim. Chúng di chuyển lên trên não gây tắc mạch và đột quỵ.
"Nguyên nhân thứ ba rất đáng báo động là những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh... Từ đó, chúng gây rối loạn chuyển hóa mỡ m.áu sớm, cao huyết áp, béo phì...", bác sĩ Cường nói.
Nguyên nhân thứ tư hiếm gặp hơn, có thể gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài, nạo hút thai, phụ nữ sau sinh... dẫn tới nguy cơ tăng đông m.áu và gây tắc tĩnh mạch não.
Bệnh nhân chờ tái khám đột quỵ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Việt Linh.
Sai lầm khi xử trí đột quỵ
Bác sĩ Cường cũng cảnh báo hiện có rất nhiều quan điểm chưa đúng về đột quỵ. Từ đó, người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và hệ lụy để lại là rất nặng nề, thậm chí t.ử v.ong.
Sai lầm 1: Cạo gió khi bị đột quỵ
Khi bệnh nhân bị đột quỵ thường có những biểu hiện như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu... Chính những biểu hiện này khiến nhiều người cho rằng bệnh nhân bị cảm và tiến hành đ.ánh gió, cạo gió bằng. Tuy nhiên, việc cạo gió không có tác dụng khi bị đột quỵ, nó chỉ làm mất thời gian vàng điều trị.
Sai lầm 2: Châm kim vào đầu tay
Đây cũng là mẹo được truyền tai rất nhiều khi ai đó bị đột quỵ. Tuy nhiên, việc châm vào đầu ngón tay cho c.hảy m.áu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn. Cơn đau khi châm sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.
Sai lầm 3: Tự ý sử dụng các loại thuốc đông y
Những người có t.iền sử cao huyết áp hoặc bị đột quỵ, gia đình thường chuẩn bị sẵn một vài viên thuốc đông y đắt t.iền để phòng và sử dụng khi cần. Tuy nhiên, với đột quỵ não, việc uống loại thuốc này không đúng sẽ không có tác dụng, thậm chí có hại cho người bệnh.
Việc cho uống thuốc và nghĩ uống thuốc tốt là sẽ khỏi bệnh sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan không đưa đi viện sớm, làm mất cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Sai lầm 4: Chờ bệnh nhân ổn định mới đưa đi viện
Những trường hợp bị đột quỵ não nặng, rơi vào tình trạng hôn mê ngay lập tức, người nhà phải đưa đi viện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đa số người dân lại sợ đưa đi như vậy m.áu c.hảy nhiều và t.ử v.ong nhanh hơn. Họ chờ bệnh nhân ổn định mới đưa tới viện. Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị kịp thời.
Bác sĩ Cường thăm hỏi bệnh nhân sau can thiệp mạch não. Ảnh: BVCC.
Sai lầm 5: Truyền bá tư tưởng sai về điều trị đột quỵ
Bác sĩ Cường cho biết hai vấn đề hay gặp nhất đó là thực dưỡng "đánh bay" đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị căn bệnh này.
"Chúng tôi đã từng có bệnh nhân vào viện điều trị và được chỉ định dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, khi về nhà, bệnh nhân lại nghe lời đồn tập môn thể dục theo môn phái mới được nhiều người rỉ tai nhau. Tuần đầu tiên tập, sức khỏe ổn hơn nên bệnh nhân bỏ luôn dùng thuốc. Sau khi ngừng thuốc chưa đến một tuần thì bị tái phát đột quỵ", bác sĩ Cường kể lại.
Sai lầm 6: Nhầm lẫn với bệnh khác
Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn) nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi, người bệnh cần đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.
Sai lầm 7: Chủ quan đợi xem tự hồi phục không
Đây là sai lầm thường gặp ở những người bị đột quỵ nhẹ như có cơn chóng mặt, đau đầu hoặc bị tê bì chân tay, mệt mỏi nhưng chủ quan vào giường nằm ngủ một giấc xem có khỏe lại không.
Đáng tiếc, đa số các trường hợp khi tỉnh dậy đã ở trong tình trạng nặng hoặc rất nặng, mất đi cơ hội điều trị trong giờ vàng.
Theo bác sĩ Cường, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ. Với người bệnh được đưa đến sớm trong khoảng từ 3 cho đến 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục m.áu đông.
Ngoài ra, một phương pháp khác là đưa dụng cụ chuyện dụng vào vùng tổn thương để lấy cục m.áu đông ra và chỉ định này chỉ có thời gian trong vòng 6 giờ từ khi bị đột quỵ.
"Nếu quá thời gian này, não tổn thương rất nhiều và không có chỉ định can thiệp như đã nói trên. Khi đó, não cũng không có khả năng phục hồi vì khi bị tắc mạch m.áu não, mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị c.hết đi", bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Huyết áp ảnh hưởng đến mắt như thế nào? Tăng huyết áp tại Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gần đây và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Ngoài các biến chứng tại cơ quan đích ở tim, não, thận,... tăng huyết áp còn đặc biệt nguy hiểm bởi những tổn thương trên võng mạc mắt. Khám mắt, b ác sĩ HITEC phát hiện "bất thường " liền khuyến...