Tiết lộ từ chuyên gia Mỹ: 4 loại thịt lành mạnh bậc nhất, vừa giúp giảm cân lại ngừa bệnh cực tốt
Theo chuyên gia, bạn không nhất thiết phải kiêng ăn thịt hoàn toàn bởi chúng chính là “kho” protein cực kỳ cần thiết cho cơ thể, ngoài ra thịt còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng như B12 và sắt.
Khi nhắc đến chế độ ăn lành mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến rau xanh, hoa quả và luôn xếp thịt vào “danh sách đen” bởi đã có nhiều nghiên cứu chứng minh chúng có khả năng gây bệnh tim mạch, ung thư cho con người.
Tuy nhiên theo ông Kris Sollid (Giám đốc Cấp cao tại Tổ chức Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế) cho biết: Bạn không nhất thiết phải kiêng ăn thịt hoàn toàn bởi chúng chính là “kho” protein cực kỳ cần thiết cho cơ thể, ngoài ra thịt còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng như B12 và sắt.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Malina Linkas Malkani (phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ) trả lời trên tờ The Healthy: 1/4 trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên là thịt, còn lại là rau nấu chín, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác…
1/4 trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên là thịt, còn lại là rau nấu chín, ngũ cốc nguyên hạt…
Hầu hết tất cả các chuyên gia dinh dưỡng đều nhất trí rằng thịt nạc nói chung là loại thịt lành mạnh, trung bình một khẩu phần thịt cung cấp ít hơn 10g chất béo tổng và 4,5g chất béo bão hòa…
Trước khi tiêu thụ thịt, bà Malkani khuyên mọi người nên cắt bỏ phần da hoặc mỡ thừa, tránh chế biến thịt bằng cách chiên nướng, thay vào đó hãy chế biến bằng cách luộc, hấp.
Chuyên gia Malkani cũng chỉ ra rằng có 4 loại thịt lành mạnh bậc nhất mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày:
Đây là 7 món “bổ tựa nhân sâm” mà bác sĩ khuyên nên ăn vào bữa sáng để vừa ngừa bệnh lại giảm cân
1. Thịt gà tây không da
Theo ông Kris Sollid, gà tây là một trong những loại protein lành mạnh, đồng thời chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin B6 và niacin tuyệt vời. Những chất dinh dưỡng này giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa, tăng năng lượng, hỗ trợ chức năng não và cải thiện các quá trình khác của cơ thể…
Mặc dù không nạc như các bộ phận khác nhưng đùi gà tây cũng là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Sắt chính là “chìa khóa” cho sự trao đổi chất và sức khỏe tim mạch, nếu thiếu sắt thì cơ thể bạn có thể dẫn đến thiếu máu.
2. Thịt ức gà không da
Thịt ức gà nói chung có thể cung cấp vitamin B6 và niacin tuyệt vời, ngoài ra theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm & Dinh dưỡng, tiêu thụ ức gà đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Video đang HOT
Thịt ức gà nói chung có thể cung cấp vitamin B6 và niacin tuyệt vời…
Thêm vào đó, theo ông Kris Sollid, thịt ức gà thuộc dạng thịt trắng, tức là niiht nguồn cung cấp phốt pho và riboflavin đặc biệt tốt.
Thịt lợn thuộc danh sách các món thịt đỏ có khả năng gây ung thư, nhưng riêng thịt thăn lợn lại thuộc danh sách những món thịt lành mạnh. Theo ông Kris Sollid, thịt thăn lợn chính là một nguồn protein nạc có thể thay thế cho thịt ức gà nếu bạn muốn đổi món. Thêm vào đó, loại thịt này có chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp, đồng thời chứa nhiều dinh dưỡng như thiamin, vitamin B6, kali, riboflavin…
4. Phần thịt bò nạc
Theo nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tập san dinh dưỡng Proceedings of the Nutrition Society cho thấy thịt đỏ tuy tệ hại nhưng phần nạc của thịt đỏ có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh
Giống như các loại thịt khác, thịt bò là một nguồn cung cấp protein dồi dào và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu có thể, bạn hãy chọn thịt bò ăn cỏ để bổ sung nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, hãy tránh ăn thịt bò nướng để tránh làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Lưu ý:
Dù chúng ta không nhất thiết phải từ bỏ việc ăn thịt nhưng có 2 loại thịt tốt nhất không nên ăn đó là thịt chế biến (thịt nguội, xúc xích, giăm bông…) và các loại thịt nhiều mỡ.
- Thịt chế biến: Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng ăn một lượng lớn các loại thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, .hững loại thịt này thường chứa nhiều natri và chất béo bão hòa. Lượng natri cao, bao gồm cả trong thịt chế biến, có liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường loại 2.
Có 2 loại thịt tốt nhất không nên ăn đó là thịt chế biến (thịt nguội, xúc xích, giăm bông…) và các loại thịt nhiều mỡ.
- Thịt nhiều mỡ: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng chất béo bão hòa trong những miếng thịt này thuờg cao và chúng có thể làm tăng mức cholesterol và góp phần gây ra bệnh tim mạch. Ở lợn, sườn và thịt xông khói có chứa lượng chất béo cao nhất, với thịt gà thì phần thịt đùi và da có xu hướng béo nhất.
[ẢNH] Những lưu ý có lợi cho sức khỏe khi ăn rau sống
Rau sống là món ăn phổ biến. Với đặc điểm dễ ăn, dễ chế biến và có thể đảm bảo được các chất dinh dưỡng nên rau sống được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày của phần lớn gia đình người Việt.
Xin mời độc giả tham khao bài dưới đây về những lưu ý khi ăn rau sống để có lợi nhất cho sức khỏe khi ăn.
Rau củ sống có thể giữ nguyên chất xơ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cung cấp sinh lực cho cơ thể
Nhiều loại rau sống cung cấp protein cần thiết, giúp phục hồi nhiều nhóm cơ và kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể.
Rau sống cung cấp Carbohydrate đơn, dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh, giúp cơ thể chuyển hóa protein, đường hay chất béo.... giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng.
Vitamin trong rau sống không bị mất đi, kèm theo là hàm lượng chất béo thấp khiến đây chính là một món ăn trong chế độ ăn lành mạnh của nhiều người.
Rau sống có hàm lượng cholesterol và natri thấp làm giảm mạnh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giúp cho người thường xuyên sử dụng có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Khoa học chỉ ra rằng chất xơ trong rau sống thường cao hơn các món ăn khác từ rau chế biến, vì vậy ăn nhiều rau sống giúp cơ thể điều hòa tiêu hóa tốt hơn, làm giảm lượng thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.
Nhưng nếu rau sống không được sơ chế kỹ, rửa sạch trứng giun, bụi bẩn, hóa chất thì có thể đây chính là mầm bệnh gây viêm nhiễm hệ tiêu hóa, giun sán hoặc ngộ độc thực phẩm.
Rau sống sạch nhất khi được rửa trực tiếp dưới dòng nước chảy liên tục. Các loại trứng giun sán, hóa chất còn nằm trên rau sẽ được rửa trôi.
Ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím loãng được nhiều người sử dụng, cần lưu ý không ngâm quá 10 phút để tránh mất đi các chất dinh dưỡng từ rau.
Nhiều người chọn lựa cách ngâm rau sống vào giấm hoặc nước muối loãng để loại bỏ trứng giun, tuy nhiên sau khi ngâm người ăn phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần để tránh việc muối và giấm vẫn bám trên rau.
Rau sống sau khi rửa nên để khô tự nhiên, nhiều người thưởng vẩy rau rồi ăn trực tiếp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ hay những người mắc các bệnh về tiêu hóa.
Những người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng hoặc người bị suy thận nên tránh ăn rau sống thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
Người thường đổ nhiều mồ hôi hoặc có mùi cơ thể nặng nề cần tránh sử dụng rau sống vì rau sống cũng chứa các dưỡng chất kích thích tuyến mồ hôi, khiến cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi và có mùi cơ thể nặng hơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ không nên ăn rau sống bởi chúng có thể mang nhiều vi khuẩn gây hại, các mầm bệnh cho cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nấu thịt ở nhiệt độ thấp sẽ tốt hơn cho tim Theo một nghiên cứu mới, nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Cũng giống như trứng và cà phê, vai trò của thịt đỏ trong chế độ ăn lành mạnh đang bị tranh cãi, với nhiều nghiên cứu khuyên nên ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít hơn...