Tiết lộ bí mật của 10 lực lượng đặc biệt Trung Quốc
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây đã xác nhận PLA – lực lượng quân sự lớn nhất thế giới – có 10 lực lượng hoạt động đặc biệt, mỗi loại đều có đặc điểm và tên mã riêng.
10 lực lượng đặc biệt được huy động từ 7 quân khu của PLA và các đội lính đặc công từ Hải quân PLA, Không quân và Lực lượng cảnh sát Nhân dân Trung Quốc.
“Hổ Siberia” là tên của lực lượng đặc biệt đến từ Quân khu Thẩm Dương, có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ trên mặt đất, trên không, dưới nước cũng như tồn tại một mình hoặc theo nhóm nhỏ tại khu vực hoang vu. Đơn vị này chú trọng tới các kỹ năng sinh tồn, thường phá vỡ các định chuẩn bằng cách tăng cường huấn luyện tại khu vực thêm 2/3, buộc binh lính phải trải qua 3-4 tháng sống trong những môi trường khác nhau như rừng, núi, sa mạc và đồng cỏ mà không có nơi trú ẩn nhân tạo hay thức ăn. Những người lính trong đội này được đào tạo trên nhiều loại phương tiện khác nhau từ đường bộ, đường sắt, đường thủy cho tới đường không và được báo cáo là đã hoàn thành huấn luyện nhảy dù hơn 5.000 lần, trải qua huấn luyện lặn biển hơn 1.000 giờ.
“Mũi tên”, trước đây còn được gọi là “Thanh gươm thần thánh” là lực lượng đặc biệt của quân khu Bắc Kinh. Đơn vị tinh nhuệ gồm 3.000 quân này có nhiệm vụ bảo vệ thủ đô. Mỗi người trong đó lại lão luyện ở một nhiệm vụ khác nhau từ chiến tranh trinh sát đến chống khủng bố. Những binh lính của đơn vị này có khả năng chạy 5 km mang theo các trang thiết bị nặng trên người mà chưa tới 25 phút, hoàn thành quãng đường chạy vượt chướng ngại vật dài 400 mét dưới 1 phút 45 giây, ném vài trăm quả lựu đạn xa ít nhất 50 mét mỗi lần và và chống đẩy được 100 lần mỗi phút.
Lực lượng đặt biệt ở quân khu Lan Châu là “Hổ đêm” có lịch sử lâu đời và lừng lẫy vì được hình thành từ thế chiến II. Đây cũng là lực lượng thành lập đơn vị chống khủng bố đầu tiên tại Trung Quốc năm 2000.
Được thành lập năm 1992, “Rồng bay” là lực lượng đặc biệt của quân khu Nam Kinh, tập trung vào các phương pháp huấn luyện an toàn phi truyền thống. Vào năm 1997, đơn vị này đã tiến hành cuộc tấn công mô phỏng nối tiếng trên một sân bay ẩn có sự tham gia của máy bay, trực thăng và lính dù.
Lực lượng đặc biệt quân đội Trung Quốc tham gia huấn luyện
“Thanh đao phương nam” thuộc quân khu Quảng Châu. Được thành lập năm 1988, đây là lực lượng hoạt động đặc biệt chính thức sớm nhất tại Trung Quốc. Việc đào tạo cơ bản của đơn vị này gồm: vận hành xuyên quốc gia, leo núi, bơi lội và bắn súng mặc dù các binh sĩ cũng phải làm quen với việc điều hành 15 công nghệ tiên tiến gồm: điều hướng GPS, sức nhìn ban đêm và ảnh trinh sát.
“Đại bàng” là lực lượng hoạt động dặt biệt của quân khu Tế Nam và là một đơn vị mới chuyên hoạt động trên mặt đất, trên không, trên biển và trinh sát. Binh sĩ được cho là tập trung vào đào tạo sức mạnh cơ thể để tăng cường sức chịu đựng tim mạch trong đó có khả năng chạy ít nhất 3.300 mét dưới 12 phút. Họ cũng tham gia đào tạo chiến đấu tay đôi cũng như luyện tập các môn võ cổ truyền của Trung Quốc và khí công.
Đội “Chim ưng” bí ẩn là một phần của quân khu Thành Đô. Đơn vị này được cho là chuyên thực hiện các nhiệm vụ ly kỳ và nguy hiểm, liên quan đến các cuột rượt đuổi xe, đánh chặn ở những vách đá và các tình huống giải cứu con tin.
Đội đặc công của Hải quân PLA là “Jiaolong”, nghĩa là “Rồng biển”. Được trang bị đồng phục đen, nhiệm vụ công khai đầu tiên của đơn vị này là đi cùng 3 tàu chiến Trung Quốc tới bảo vệ và hộ tống các tàu thương mại chống lại cướp biển Somali vào tháng 12/2008, hợp tác với cá quốc gia khác trong một phần nhiệm vụ của liên hợp quốc. Kể từ đó, đơn vị này đã tham gia sứ mệnh chống cướp biển tại vịnh Eden trong hơn 300 ngày.
Đội đặc công “Lôi thần” thuộc không quân PLA. Chính thức được thành lập vào tháng 11/2011, đơn vị này tiến hành đào tạo với 4 loại máy bay, 8 loại dù và 15 phương pháp nhảy dù để chuẩn bị cho binh sĩ một loạt các trận chiến và kịch bản trinh sát.
Lực lượng vũ trang Công an nhân dân Trung Quốc có 2 đội đặc công đó là “Báo tuyết” và “Chim ưng”. Kể từ khi được thành lập vào tháng 12/2002, Báo tuyết đã hàn thành hơn 90 nhiệm vụ và đã tham gia vào các cuộc tập trận quân sự lớn, trải qua trình diễn hơn 10 lần. Trong 2 năm qua, binh sĩ của Báo tuyết đã mang về cho Trung Quốc giải thưởng cao tại Cuộc thi Chiến binh Quốc tế thường niên, đánh bại lực lượng đặc biệt đến từ 17 quốc gia khác như Mỹ, Nga, Pháp.
Đội đặc công Chim ưng được hình thành từ năm 1982 và đã tham gia một loạt các hoạt động quan trọng như bảo vệ các nguyên thủ quốc gia tới thăm Trung Quốc cũng như đảm bảo an ninh cho các sự kiện quan trọng như Olympic Bắc Kinh 2008.
Theo Tin Mới
Video đang HOT
Trung Quốc đang nghiên cứu vũ khí gây đau đớn lục phủ ngũ tạng Poly WB-1?
Mỹ khoe vũ khí laser hiệu quả mà giá rẻ, Nga khẳng định không thua kém, truyền thông Đức cho rằng Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất của Mỹ về loại vũ khí này.
Mỹ triển khai tàu chiến USS Ponce lắp vũ khí laser ở vịnh Ba Tư.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 12 đăng bài viết "Vũ khí laser của Hải quân Mỹ thao tác đơn giản, chi phí thấp, làm cho chiến tranh dễ dàng hơn".
Hải quân Mỹ khoe bắn thử vũ khí laser
Một chuyên gia quân sự Hải quân Trung Quốc tiến hành đánh giá về đồng nghiệp Mỹ, cho rằng: "Cao giọng tuyên truyền hiệu quả tấn công như vậy không thể nói không có phần khoe khoang". Vào thứ Tư vừa qua, Hải quân Mỹ tổ chức họp báo cho biết, hệ thống vũ khí laser trên tàu chiến Ponce triển khai ở vịnh Ba Tư vào tháng 9 năm 2014 có biểu hiện "hoàn hảo".
Trong video Hải quân Mỹ công bố, một nhân viên điều khiển đơn giản như chơi game, "tàu cỡ nhỏ của địch" gần tàu chiến hoặc máy bay không người lái bay trên không lập tức nổ. Trên truyền thông Mỹ có người ca ngợi vũ khí laser đã thực hiện giấc mơ của nhà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, cũng có người lo ngại chi phí cho chiến tranh tương lai sẽ trở nên quá rẻ với "59 cents một khẩu pháo".
Ở Nga, các chuyên gia nói vũ khí laser Nga không hề kém người Mỹ chút nào. Trung Quốc được truyền thông phương Tây "tâng bốc" là đối thủ mạnh nhất của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí laser. Một trang mạng khoa học kỹ thuật Mỹ thậm chí tuyên bố đặc biệt đáng sợ như: "người Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tia sáng chết người", nó "cách 1 km là có thể làm cho con người sống không bằng chết".
Vũ khí laser trên tàu chiến Ponce Mỹ.
Chỉ có thể đối phó với các mục tiêu cỡ nhỏ
Ngày 10 tháng 12, người đại diện cho Hải quân Mỹ tuyên bố với bên ngoài về thành quả thử nghiệm vũ khí laser là người đứng đầu cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ Klunder. Cùng ngày, cơ quan của vị thiếu tướng hải quân này đưa một đoạn video lên YouTube.
Trong video, tàu chiến USS Ponce mang theo hệ thống vũ khí laser (LaWS) của Hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt kiểm tra ở vịnh Ba Tư, đã tấn công vài bia thử nghiệm, trong đó một thuyền máy bị bắn trúng lập tức bốc cháy, một chiếc máy bay không người lái sau khi bị chiếu vào cũng lập tức bị phá hủy.
Klunder nói, cuộc thử nghiệm trên tiến hành vào tháng 9 - 11 năm 2014, do hệ thống vũ khí laser biểu hiện "hoàn hảo", hải quân đã trao quyền cho thuyền trưởng tàu Ponce dùng loại vũ khí này để tự vệ. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử triển khai vũ khí năng lượng định hướng, có quá nhiều người nói về loại vũ khí này, chúng tôi quyết định đưa nó vào thực hiện".
"Chúng ta không rõ người Sao Hỏa làm thế nào có thể giết chết loài người nhanh chóng và không tiếng động như vậy, rất nhiều người phỏng đoán, họ có lẽ là tập trung nhiệt năng lại, sau đó thông qua ánh sáng bắn về bất cứ vật thể nào mà họ lựa chọn" - đoạn văn này đến từ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh thế giới" nói về người Sao Hỏa xâm lược Trái Đất của tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Mỹ Wells.
Vũ khí laser trên tàu chiến Ponce Mỹ.
Tờ "The Christian Science Monitor" Mỹ ngày 11 tháng 12 dẫn đoạn này nói rõ một điểm: Từ khi Wells xuất bản tiểu thuyết này vào năm 1898, tuyên bố với thế giới biến loại vũ khí này thành hiện thực là việc trong mơ của các nhà quân sự, đến nay, cơ quan nghiên cứu của Hải quân Mỹ đã làm được.
Tại cuộc họp báo ngày 10 tháng 12, Klunder không hề che giấu sự hưng phấn cho biết: "Uy lực của vũ khí laser mạnh, chi phí lại thấp, sẽ đóng vai trò quan trọng trong tác chiến hải quân tương lai". Ông cho biết, do không cần đầu đạn thuốc nổ và động cơ như vũ khí thông thường, vũ khí laser an toàn hơn tên lửa thông thường. Điều quan trọng hơn là, so với tên lửa có chi phí chế tạo lên tới 1 triệu USD, chi phí một lần bắn vũ khí laser "thấp hơn 1 USD" (tuần san "Thời đại" Mỹ cho chi phí chỉ là 59 cents).
Mặc dù 7 năm qua, Hải quân Mỹ đã chi 40 triệu USD cho nghiên cứu phát triển hệ thống này, nhưng loại vũ khí có tầm bắn 1 dặm Anh, có thể sinh ra lực phá hủy 30 kW này vừa có thể giải quyết mối lo ngại của Quân đội Mỹ đối với ngân sách chi tiêu quân sự, vừa có thể "bảo đảm hiệu quả cho binh sĩ của chúng tôi vĩnh viễn sẽ không đối kháng công bằng với kẻ thù". Klunder cho biết, vũ khí laser sẽ cùng với tàu Ponce triển khai 1 năm ở Trung Đông.
"Mấy chục năm qua, Lầu Năm Góc luôn nói thời đại vũ khí laser sắp đến, hiện nay nó cuối cùng đã đến" - tuần san "Thời đại" viết. Theo báo này, hiện nay, hệ thống vũ khí laser - cùng với tàu Ponce bắt đầu tham gia chiến đấu thực tế - vẫn chỉ là máy nguyên mẫu, Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai hệ thống vũ khí laser thế hệ mới cho hạm đội vào đầu thập niên 2020.
Vũ khí laser trên tàu chiến Ponce Mỹ.
Theo bài viết, thao tác hệ thống vũ khí laser thể rắn này chỉ cần một người là có thể hoàn thành, điều khiển giống như điều khiển tay cầm của XBOX máy chơi game. Nhân viên điều khiển có thể kiểm soát mức độ tấn công của vũ khí, dựa vào năng lượng sử dụng từ ít đến nhiều có thể làm cho mục tiêu "bị mù", tê liệt, thậm chí phá hủy, đồng thời khác với vũ khí thông thường, sau khi vũ khí laser bắn trúng một mục tiêu thì hầu như lập tức có thể tấn công một mục tiêu khác.
Nhưng bài viết thừa nhận, vũ khí laser cũng có khiếm khuyết, ngoài uy lực không bằng những vũ khí thông thường như tên lửa, vẫn chỉ có thể tấn công mục tiêu cỡ nhỏ, vũ khí laser có yêu cầu rất cao đối với điều kiện thời tiết khi sử dụng, hơn nữa chỉ có thể tấn công mục tiêu trong tầm nhìn, vì vậy, hiện nay, vẫn chỉ làm lực lượng bổ sung cho vũ khí thông thường, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ đóng vai trò to lớn.
Dùng để đối phó Iran?
Năm 1934, tờ "Thời báo New York" đưa tin "Tesla 78 tuổi đề nghị &'tia sáng chết' mới" nói đến "tư tưởng quân sự" của Nicola Tesla - tư tưởng này đã bị Chính phủ Mỹ bác bỏ. Theo tư tưởng này, hội tụ nhiệt lượng thành tia gây sát thương. Theo mạng lưới phát sóng truyền hình Mỹ (Public Broadcasting Service), Tesla tin chắc là, trong tương lai, loại chùm ion này có thể bắn từ khí quyển, năng lượng khổng lồ đủ để tiêu diệt 10.000 máy bay địch ngoài 250 dặm Anh.
Trong mô tả của Klunder, vũ khí laser của Hải quân Mỹ rõ ràng còn chưa bắt kịp ý tưởng của Tesla, nhưng, ông đề cập tới một công dụng mới không thể tính trước của vũ khí laser được Hải quân Mỹ phát hiện khi dùng thử, đó là, giám sát tầm xa, cho rằng, dựa vào "kính viễn vọng Hubble trên mặt nước" này, phạm vi giám sát của Hải quân Mỹ đã đạt mức nằm mơ cũng không nghĩ tới.
Vũ khí laser trên tàu chiến Ponce Mỹ.
Chuyên gia Hendriks của cơ quan nghiên cứu "An ninh Mỹ mới" nói với tờ "Nhật báo phố Wall", vũ khí laser thế hệ mới có thể sinh ra khả năng gây thiệt hại 150 kW, gấp 5 lần máy bay nguyên mẫu hiện có, uy lực của nó hơn hẳn việc tiêu diệt máy bay không người lái và tàu cỡ nhỏ của địch (Đài truyền hình Nga cho rằng, uy lực đến lúc đó đủ để tiêu diệt tên lửa chống hạm). Ông còn cho rằng, vũ khí laser trong tương lai sẽ có thể đồng thời tiêu diệt nhiều tàu nhỏ mặt nước, trong khi đó, điều này thực sự là chiến thuật quen dùng của Hải quân Iran.
Tờ "Guardian" Anh bình luận về việc lựa chọn địa điểm của Hải quân Mỹ: "Địa điểm bắn thử chọn ở vịnh Ba Tư lân cận Iran, cho dù không phải khiêu khích, thì cũng là khoe khoang". Theo bài viết, Hải quân Mỹ đã phủ nhận đối với vấn đề này, cho rằng, lựa chọn vịnh Ba Tư là do ở đó môi trường tự nhiên khắc nghiệt có lợi hơn cho thực hiện và chứng minh toàn bộ tính năng của vũ khí laser.
Bài viết còn cho rằng, căn cứ vào Công ước Geneva năm 1995, vũ khí laser không được chiếu xạ vào con người. Klunder ngày 10 tháng 12 cho rằng, Mỹ sẽ tuân thủ Công ước Geneva, không lấy cá nhân làm mục tiêu tấn công của vũ khí laser, nhưng khi tiêu diệt tàu địch hoặc máy bay địch đe dọa tàu mình, nhân viên điều khiển vũ khí laser được phép giết người.
Thời đại laser, thế giới nguy hiểm hơn?
Đài truyền hình Nga ngày 11 tháng 12 bình luận: "Hải quân Mỹ lại khoe khoang hệ thống vũ khí laser phức tạp của họ". Ngay từ khi Mỹ tuyên bố sẽ bắn thử vũ khí laser trên tàu chiến vào đầu năm 2014, "Đài tiếng nói nước Nga" đã cho rằng, người Mỹ khoe vũ khí laser mang đến cách mạng quân sự, nhưng tính năng thực sự của nó gây nghi ngờ, xét tới những hạn chế như điều kiện thời tiết, hạn chế tầm nhìn, vũ khí laser chẳng qua là một công trình hình tượng của Mỹ.
Vũ khí laser trên tàu chiến Ponce Mỹ tiêu diệt chiếc thuyền nhỏ.
Tờ "Moskovsky Komsomolets" ngày 12 tháng 12 cho rằng, Nga không lạc hậu so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vũ khí laser. Chuyên gia quân sự Nga được phỏng vấn cho rằng, Nga có tất cả tiềm lực khoa học và kỹ thuật, khi nghiên cứu phát triển vũ khí laser không sử dụng bất cứ linh kiện nhập khẩu nào và đã đầu tư vốn lớn nghiên cứu phát triển. Năm 2012 Bộ Quốc phòng Nga đã trao quyền cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga tiến hành công tác nghiên cứu phát triển vũ khí laser, hiện đã có 3 công ty nhận được tài liệu nhiệm vụ phát triển vũ khí laser.
Đài truyền hình tin tức Đức ngày 12 tháng 12 cho rằng: "Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất của Mỹ trong nghiên cứu phát triển vũ khí laser", do những tin tức liên quan đến "vũ khí laser Trung Quốc bắn rơi máy bay không người lái" được phổ biến trên truyền thông quốc tế.
Tờ "Herald" Nga cho rằng, Trung Quốc đã lựa chọn phương hướng nghiên cứu phát triển vũ khí đúng đắn, do Mỹ đang nghiên cứu phát triển máy bay không người lái kích cỡ bằng con bọ cánh cứng, dùng tên lửa hoặc pháo căn bản không thể bắn trúng, nhưng sử dụng hệ thống vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ trong 2 km hoàn toàn có khả năng.
Chuyên gia quân sự Hải quân Trung Quốc Lý Kiệt ngày 12 tháng 12 nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" rằng, bất luận tấn công vệ tinh hay bắn rơi máy bay không người lái, nguyên lý của vũ khí laser đều giống nhau, tức là lập tức tập trung năng lượng tấn công đối phương. Các nước lớn như Mỹ, Nga đều đang đi theo vũ khí khái niệm mới như vũ khí laser, Trung Quốc đương nhiên cũng không ngoại lệ, trình độ đi đầu.
Vũ khí sóng cực ngắn Poly WB-1 của Trung Quốc.
Đối với việc đuổi theo của Trung Quốc, truyền thông Mỹ cũng đã có nhiều bài viết liên quan. Một trang mạng khoa học công nghệ ngày 10 tháng 12 cho rằng, người Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí sóng cực ngắn gần giống như "tia sáng chết", nó dựa vào xe tải để bắn, tuy không sát thương, nhưng có thể gây ra một loại cảm giác đau đớn như lục phủ ngũ tạng sắp nổ tung. Theo bài viết, hệ thống vũ khí này có tên là Poly WB-1, trong khi đó từ năm 2007 Mỹ cũng có nghiên cứu tương tự.
Chuyên gia Đại học bang Texas Mỹ viết bài "Hải quân Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí laser thực sự là chủ ý tốt?" cho rằng, thông qua sự tiến bộ khoa học công nghệ này, Quân đội Mỹ truyền đi thông điệp chính trị quan trọng đối với kẻ thù tiềm tàng, để họ buộc phải suy tính cẩn thận trước khi muốn tấn công tàu chiến Mỹ.
Nhưng, vấn đề là, hệ thống laser làm cho tác chiến trở nên rẻ như vậy, sẽ làm giảm chi phí phát động chiến tranh? Theo bài viết, điều này giống như mua quần áo Trung Quốc giá rẻ, mặc dù chất lượng không tốt, nhưng mua một đống cũng không tiếc. Nhưng, nếu phát động chiến tranh càng không phải do dự, thì thế giới sẽ nguy hiểm hơn.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc tuyên án tử hình 8 kẻ tấn công ở Tân Cương Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin một tòa án tại nước này ngày 8/12 đã tuyên án tử hình đối với 8 đối tượng gây ra 2 vụ tấn công đẫm máu tại khu tự trị Tân Cương, miền tây Trung Quốc. Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra trên đường phố ở Urumqi, Tân Cương ngày...