Tiết kiệm bộn tiền nhờ học cách tiêu dùng thông thái của bà nội trợ Nhật
Các bà nội trợ Nhật Bản rất biết cách tiết kiệm tiền sinh hoạt và quản lý chi tiêu hiệu quả dù chi phí sinh hoạt tại đất nước này rất cao. Bạn cũng có thể học hỏi điều này để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Cuộc sống gia đình với rất nhiều khoản chi phí, nhất là với những gia đình sinh sống ở các thành phố lớn. Tình trạng chung đang diễn ra của các gia đình là khoản thu nhập không đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình dù có kiếm thêm thu nhập.
Có thể nhận thấy ngay tình trạng chung của các “mẹ” là kiếm bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu. Từ những gia đình có tổng thu nhập khoảng 7-8 triệu một tháng đến những gia đình có thu nhập lớn hơn từ 15-20 triệu. Đó là bởi vì kĩ năng về tài chính và tiết kiệm còn chưa đủ, khiến khi kiếm được càng nhiều thì họ cũng tiêu càng nhiều hơn.
Cứ nhìn sang các bà nội trợ Nhật mà xem. Họ nổi tiếng với hình ảnh chỉn chu, cẩn thận trong từng công việc. Không những thế, các bà mẹ Nhật Bản cũng rất biết cách tiết kiệm tiền sinh hoạt và quản lý chi tiêu hiệu quả dù chi phí sinh hoạt tại đất nước này rất cao.
Cùng học những cách tiết kiệm thông dụng trong thực tế cuộc sống của của các bà mẹ Nhật. Thử áp dụng sau một tháng các mẹ sẽ thấy rõ ràng kết quả.
1. Ăn uống
Cũng giống các mẹ Việt Nam, các mẹ Nhật Bản thường tận dụng khoảng không thừa của căn nhà (có thể là sân thượng, ban công…) để vun đất vào các thùng xốp rồi trồng các loại rau đơn giản theo mùa. Có thể kể tới như rau cải, bí đỏ, rau mầm… cứ dễ chăm, dễ trồng, thích hợp với bữa cơm gia đình hàng ngày để tiết kiệm tiền rau.
Bên cạnh đó mẹ Nhật cũng tận dụng chính rau củ bữa tối hôm đó bằng cách cắt cuống, ngâm cuống vào chậu nước ấm là một vài bữa sau vẫn có thể ăn được.
2. Mua sắm
Phụ nữ Nhật cũng thường xuyên canh để mua hàng giảm giá hay hàng khuyến mại. Họ rất chịu khó đi chợ ở nhiều siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau lại rẻ hơn… Nhiều bà nội trợ Nhật còn là chuyên gia săn đồ sale trên mạng và cực giỏi trong việc canh me để mua được đồ chuẩn cũng chọn các khu du lịch rẻ và khuyến mại nhiều.
Khong những thế, mẹo mua sắm của họ là mỗi khi xác định mua sắm đồ sinh hoạt họ sẽ có xu hướng thường mua đồ tích hợp để “một công đôi việc” giảm tiền điện triệt để như nồi ủ, nồi nấu có phần hấp luôn để khỏi tốn nhiên liệu và thời gian đun nấu, hâm nóng đồ ăn…
3. Sinh hoạt gia đình
Video đang HOT
Cuộc sống sinh hoạt ở nhà, các mẹ Nhật lựa chọn phương thức tiết kiệm như nước ngâm Ofuro cả nhà dùng xong đi múc vào máy giặt giặt cho đỡ tốn nước đầu, hoặc dùng lau nhà (ở Nhật điện nước ga đều có chi phí rất đắt).
Máy giặt về mùa hè thì sẽ không để chế độ vắt cho quần áo tự khô nhưng sẽ kết hợp thêm chế độ giặt phẳng khỏi cần dùng bàn là. Mùa đông họ sẽ phơi quần áo trong nhà cho đỡ tốn tiền điện bật máy phun nước hay giữ ẩm.
Một chi tiết nhỏ nữa là người Nhật thường tạo thói quen nghĩ sẽ lấy món đồ gì trước khi mở tủ lạnh để tiết kiệm điện mở tủ lạnh không quá 3 giây.
4. Kế hoạch chi tiêu
Mẹ Nhật quản lý chi tiêu theo các phần khác nhau và trong mỗi việc cụ thể lại chia nhỏ các phần để dễ quản lý. Ví dụ khi đi chợ sẽ phân chia thành tiền rau, tiền thịt, tiền cá, tiền gia vị… để khỏi tiêu thêm vào phần đó hoặc lăng xăng đi mua đồ nhiều hơn dự định. Hoặc to hơn chia thành tiền học thêm cho con, tiền du lịch, tiền tiết kiệm mua nhà… tránh lạm chi vào các khoản tiền.
Họ còn tiết kiệm ngay từ những đồng xu lẻ, từng đồng tiền lẻ lặt vặt. Giá trị quy đổi như ở Việt Nam là 1K hay 2K tiền thừa rồi được để riêng vào một chú lợn. Luôn luôn có khoản riêng để phòng xa cho những dịp bất trắc như ốm đau, thiên tai hay nền kinh tế bất ổn.
Hi vọng những kinh nghiệm trên của mẹ Nhật sẽ giúp các bà nội trợ Việt có thêm lời khuyên để đỡ phần nào nỗi lo tiền bạc chi tiêu trong gia đình.
Ofuro là một hình thức tắm truyền thống của Nhật Bản. Ofuro độc đáo ở điểm nước trong bồn sẽ được lần lượt được từng thành viên trong gia đình dùng chung, không được thay nước cho đến khi người cuối cùng trong gia đình tắm xong.
8 mẹo đơn giản giúp phụ nữ Nhật tiết kiệm chi tiêu gia đình
Đa số phụ nữ Nhật ở nhà giữ vai trò nội trợ nên họ luôn coi trọng việc quản lý chi tiêu trong gia đình để tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt.
1. Tự trồng rau củ tại nhà
Phụ nữ Nhật thường tận dụng những khoảng đất vườn trong nhà để trồng rau sạch, biến nó thành khu vườn nhỏ và tăng gia sản xuất.
Họ thường trồng những loại rau sạch theo mùa, như rau mầm, cà rốt, hành lá, rau gia vị, các loại rau ăn kèm và cả hoa quả nữa. Miễn đất nhà có thể trồng là họ sẽ không bỏ qua.
Học như người phụ nữ Nhật, hãy dành thời gian và công sức chăm bón, bạn chắc chắn sẽ có một nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình hàng ngày. Đồng thời, tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ trong chi phí sinh hoạt gia đình.
(Hình minh họa).
2. Lên danh sách những món đồ cần mua
Trước khi đi mua sắm, phụ nữ Nhật thường lên danh sách những món đồ cần mua, dự trù ngân sách để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chỉ nên mua món đồ mình cần chứ không mua thứ mình thích.
Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tình trạng mua sắm những món đồ không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc.
3. Theo dõi chi tiêu
Phụ nữ Nhật thường quản lý chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo nổi tiếng. Điều khác biệt của Kakeibo chính là nó không liên quan đến bất kỳ phần mềm hay ứng dụng công nghệ nào, mà chỉ có sổ và bút. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra một cách thủ công, như một cách thiền để quan sát và xử lý thói quen chi tiêu của mình.
Nghiên cứu từ trước tới nay đều chỉ ra vô số lợi ích của phương pháp này khi khiến mọi người biết rõ đã tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch định rõ ràng, chi tiết.
4. Tích cực mua hàng giảm giá
(Hình minh họa).
Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây chính là cơ hội tốt để phụ nữ Nhật mua món đồ mình thích với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, đừng vì ham giá rẻ mà mua những món đồ mà mình không bao giờ dùng đến. Điều này sẽ vô tình biến việc tiết kiệm trở thành lãng phí.
5. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng
Khi mua đồ gia dụng, cần xem xét thông số kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Cân nhắc việc sử dụng các thiết bị đa năng để tiết kiệm không gian sống, tối ưu chi phí mua sắm đồ dùng trong nhà.
6. Làm thêm để tăng thu nhập
Tận dụng khoảng thời gian các con đi học, phụ nữ Nhật thường tìm một công việc làm tại nhà để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình như bán hàng online, viết bài, trông trẻ...
Những công việc làm thêm này tuy không đem lại nguồn thu nhập cao nhưng sẽ giúp chi tiêu trong gia đình dư dả hơn, rút ngắn thời gian tiết kiệm.
7. Nuôi heo đất bằng tiền lẻ
(Hình minh họa).
Phụ nữ Nhật thường mua một chú heo đất và bỏ vào đó những đồng tiền lẻ còn thừa mỗi ngày. Tuy chỉ là số tiền nhỏ nhưng qua thời gian họ có thể tiết kiệm được con số không tồi nhờ phương pháp này.
Bạn có thể dành số tiền này để mua một vài món đồ yêu thích cho con cái hoặc sắm một thiết bị gia dụng hữu ích cho gia đình.
8. Ghi chép chi tiêu mỗi ngày
Cách tốt nhất để phụ nữ Nhật quản lý tài chính gia đình đó là ghi chép cụ thể tất cả các khoản chi tiêu mỗi ngày. Từ đây, họ sẽ biết được mình đã tiêu tiền vào những khoản nào, cần tiết kiệm thêm bao nhiêu để đạt được kế hoạch đã đặt ra.
Các khoản chi trong từng hạng mục ngân sách ghi đó là:
Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn điện nước...
Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim, học tập...
Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm...
Chi phí phát sinh: sửa chữa, ốm đau...
4 loại người nên tránh xa thẻ tín dụng, nếu quyết dùng chẳng mấy chốc 'đội lên đầu' cả đống nợ Thẻ tín dụng sẽ tiết kiệm khá nhiều về mặt kinh tế với những người biết cách quản lý chi tiêu và tận dụng các ưu đãi của nó. Ngược lại, nếu có đặc điểm dưới đây, bạn lại nên tránh xa nó. 1. Những người bất cẩn Theo thống kê hiện nay có tới khoảng 70% thông tin cá nhân thẻ tín...