Tiếp sức người Thầy – một chương trình giàu tính nhân văn
“ Tiếp sức người Thầy” là một chương trình ý nghĩa, giàu tính nhân văn được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang triển khai từ năm 2011 đến nay. Từ chương trình này, nhiều cán bộ, giáo viên đã nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn, gắn bó với sự nghiệp trồng người.
Cô Trần Thị Liễn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá được trợ giúp từ Chương trình “Tiếp sức người Thầy.” (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh ở Kiên Giang có hơn 24.000 cán bộ, giáo viên ở hơn 700 trường học, cơ sở giáo dục. Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn… Nhằm chia sẻ, hỗ trợ những đồng nghiệp gặp khó khăn, ngoài việc vận động các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, một số công đoàn giáo dục huyện, thành phố trong tỉnh đã chủ động vận động thành lập quỹ với nhiều tên gọi khác nhau như: Quỹ Tương tế, Quỹ Mệnh sự…Tuy cách thức triển khai chưa được đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, các địa bàn, địa phương trong tỉnh nhưng đều có cùng mục đích là hỗ trợ các gia đình giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
[Cô giáo của những học sinh đặc biệt: Những nỗ lực phi thường]
Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang cho biết, khởi đầu chương trình “Tiếp sức người Thầy” với tinh thần đồng nghiệp lo cho đồng nghiệp, vận động mỗi giáo viên đóng góp 1.000 đồng/năm. Sau đó, số tiền quyên góp được nâng lên 2.000 đồng/người/năm, số người được thăm hỏi, hỗ trợ vì vậy cũng tăng lên.
Đến năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang tiếp tục mở rộng chương trình “Tiếp sức người Thầy” giai đoạn 2016-2020, mỗi giáo viên ủng hộ 1 ngày lương/năm. Nhờ đó, Quỹ của chương trình huy động được khoảng 2,2 tỷ đồng/năm và nguồn ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm được gần 1,2 tỷ đồng.
Trong những năm qua, chương trình đã hỗ trợ hơn 1.700 trường hợp tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng (trong đó kinh phí trong chương trình là 3,3 tỷ đồng, còn lại của các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đóng góp). Trong năm 2018, tính đến cuối tháng 8, chương trình đã hỗ trợ 426 trường hợp với tổng số tiền 901 triệu đồng.
Công đoàn cơ sở ở các trường học, địa phương tìm hiểu, chọn các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật sau đó lên danh sách để đồng nghiệp chia sẻ, thăm hỏi, tùy vào mức độ khó khăn sẽ hỗ trợ với các mức từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chương trình “Tiếp sức người Thầy” phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Kiên Giang tổ chức chương trình tuyên truyền hằng tháng với số tiền hỗ trợ là 10 triệu đồng. Thông qua sóng truyền hình, nhiều đơn vị, tổ chức xã hội đã biết thông tin và hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho các trường hợp giáo viên gặp khó khăn. Từ năm 2019, chương trình “Tiếp sức người Thầy” dự kiến nâng mức hỗ trợ mỗi trường hợp lên từ 15 triệu đến 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thị Liễn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư, tỉnh Kiên Giang là một trong những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt. Cô Liễn bị bệnh tiểu đường từ năm 2011, đến năm 2016, bệnh trở nặng đúng lúc gia đình cô đang vay nợ làm nhà, chồng cô lại bị tai nạn giao thông. Mặc dù vậy, cô vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Khánh Dư Nguyễn Đỗ Xuân Nguyện chia sẻ: Cô Liễn là giáo viên đã công tác tại trường 27 năm. Cô đã tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường trong nhiều năm. Gia đình cô từng phải thuê nhà ở trọ, đến năm 2016 mới vay mượn để làm nhà, bệnh lại trở nặng, chồng bị tai nạn khiến cô suy sụp. Tuy vậy, cô vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao. Cô Liễn rất xúc động khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình “Tiếp sức người Thầy.”
Cô Lâm Thị Mạnh, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang, Phó Ban vận động chương trình “Tiếp sức người Thầy” cho biết, trong suốt những năm làm chương trình, cô Mạnh đã gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn, cô Nguyễn Thị Nguyệt (cũng là giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư) là một trường hợp bị bệnh ung thư. Nhận được sự thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần của chương trình “Tiếp sức người Thầy”, cô từng bước hồi phục, chiến thắng bệnh tật. Hiện nay, cô Nguyệt cô đã đi dạy trở lại.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang Lâm Thị Mạnh cho biết thêm: Dịp 20/11 năm nay, chương trình “Tiếp sức người Thầy” tổ chức tặng quà cho 380 giáo viên đang gặp khó khăn với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng. Thời gian qua, chương trình đã nhận được sự đóng góp của nhiều tập thể, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm. Phong trào quan tâm chăm lo giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn đang lan tỏa trong từng cơ sở giáo dục ở Kiên Giang, góp phần xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang, chương trình “Tiếp sức người Thầy” giờ đây không chỉ dừng lại là hoạt động từ thiện mà còn góp phần giáo dục lòng nhân ái. Đặc biệt, nhiều thầy cô từng nhận được hỗ trợ, sau khi nghỉ hưu đã đóng góp cho chương trình mỗi tháng 100.000-200.000 đồng từ tiền lương hưu của mình.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang đã quyết định chọn Chương trình “Tiếp sức người Thầy” trong ngành giáo dục và đào tạo là mô hình Dân vận khéo giai đoạn 2016-2020, nhằm tiếp tục tạo sự lan tỏa của chương trình./.
Theo vietnamplus.vn
Cô giáo trẻ nấu cơm cho hàng trăm trò nghèo
Ngoài giờ lên lớp, cô Dung tranh thủ vận động thêm người dân trong xã mỗi người một ít để tổ chức bữa ăn.
Từ lâu, cô Dung đã trở thành người mẹ thứ 2 của những học sinh nghèo
Ngày đầu đứng trên bục giảng cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung đã rớt nước mắt khi chứng kiến những đứa trẻ người Mông, Dao, Sán Chỉ... tới trường bằng đôi chân trần và những nắm cơm trắng ăn cùng muối... Bữa cơm do cô giáo Thùy Dung kêu gọi cộng đồng hỗ trợ học sinh nghèo trong trường đến nay đã được hơn 2 năm.
Mong các em no bụng để theo học cái chữ
"Tùng, tùng... tùng", tiếng trống trường giòn tan, sân trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đang yên ắng bỗng nhộn nhịp, từng nhóm học sinh hò reo, kéo nhau về "căng tin" đối diện cổng trường. Nói là "căng tin" cho sang nhưng đó là mái hiên che tạm nơi nấu cơm trưa cho học sinh xa nhà. Vừa hoàn tất nồi canh rau, cô Dung kéo chiếc ghế lại ngồi chia sẻ: Năm 2010, tốt nghiệp Cao đẳng ở Quy Nhơn, cô nhận công tác tại trường Võ Thị Sáu.
Thời đó, cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, trường chỉ có vài ba lớp học cũ kĩ, sân trường mùa nắng thì bụi, mưa thì lầy lội. Thế nhưng khi nhìn cảnh những đứa trẻ nghèo người Mông, Dao, Sán Chỉ, M'Nông... quần áo hoen ố, chân đất vẫn đến trường tìm kiếm con chữ, cô giáo trẻ thêm quyết tâm, nguyện "kết duyên" ở lại.
Trong năm học 2017-2018, cô Huỳnh Thị Thùy Dung được Chủ tịch UBND huyện Krông Nô tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" vì có thành tích xuất sắc trong năm học. Tháng 10/2017, cô Dung được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo dạy và học".
"Đa số các em là người dân tộc thiểu số ở phía Bắc theo gia đình vào Tây Nguyên lập nghiệp và sống rải rác khắp nơi trong rừng. Vì vậy, để đến được trường học sinh phải lội bộ khoảng 5km. Có em bố mẹ nấu cho nắm cơm trắng gói túi nilon và ít muối hoặc một gói mì tôm, không có thì nhịn đói. Vào lớp nhiều học sinh đói lả nằm trên bàn. Thấy vậy, em chạy đi mua bánh mì ngọt và sữa bịch mang cho các em ăn rồi học tiếp. Từ đó, em mới nghĩ ra bữa cơm để giúp các em xóa cơn đói, có niềm vui theo học chữ", cô Dung cho hay.
Trong một lần đi chợ, cô Dung tâm sự về hoàn cảnh của những đứa trẻ nghèo đi học, bày tỏ nguyện vọng muốn tìm sự hỗ trợ để các em không phải chịu cảnh bụng đói tới trường. Rất may câu chuyện được các bà các cô trong chợ chia sẻ. Ngay trưa hôm sau, bà chủ tiệm bún mang đến trường một nồi rau xào thịt to góp vào bữa ăn cho cô và trò giữa sân trường.
Ngoài giờ lên lớp, cô Dung tranh thủ vận động thêm người dân trong xã mỗi người một ít để tổ chức bữa ăn.
Gần hai năm trước, bữa cơm đầu tiên do nhóm của cô Dung được cung cấp cho các em học sinh khó khăn trong trường Võ Thị Sáu. Hàng tuần, sẽ có hai bữa cơm trưa, trong đó thứ 2 sẽ phục vụ cho gần 220 em, thứ 5 là hơn 150 em. Tính tới nay, bữa "cơm có thịt" cho học sinh trường Võ Thị Sáu đã duy trì hơn 2 năm.
Bên cạnh đó, cô Dung cũng là người khởi sướng chương trình tặng "áo ấm mùa đông", xe đạp cho những trò nghèo nhà xa. "Mỗi lần đi vận động cực lắm, tụi em phải đi vào buổi tối hoặc sáng sớm vì lúc đó người dân mới có ở nhà", cô Dung chia sẻ.
Cần lắm sự chia sẻ
Cố gắng mang lại niềm vui cho học trò nghèo nhưng sức người có hạn, không ít lần cô Dung ngậm ngùi khi "lực bất tòng tâm". Đơn cử trường hợp học sinh Hờ A Dờ (10 tuổi) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, 10 anh em bấu víu nhau mà sống trong căn nhà tre vách nứa dựng tạm.
Thương trò, cô Dung trực tiếp đi quyên góp tiền sửa lại mái nhà chống thấm dột, sắm thêm vài vật dụng cho anh em Dờ sinh hoạt. "Nhờ kết nối với bạn bè, em đã gửi thông tin của Dờ về chương trình "Cặp lá yêu thương" của Đài Truyền hình Việt Nam mong được giúp đỡ.
Tuy nhiên, khi chương trình chuẩn bị về quay cũng là lúc Dờ được bà con đưa về Bắc. Em gọi điện năn nỉ thuyết phục Dờ quay lại học. Thế nhưng, khi Dờ quay lại đã lỡ chương trình, đó là điều em luyến tiếc nhất", nữ giáo viên tâm sự.
Giờ đây, điều mong muốn nhất của cô Dung và các giáo viên khác là làm sao có được sự hỗ trợ để xây một bếp ăn bán trú ổn định cho học sinh trong trường. "Năm học này có mạnh thường quân hứa hỗ trợ đều tiền ăn cho học sinh. Thế nhưng, các thầy cô lo lắng năm sau không biết có nhận được sự hỗ trợ. Sợ đứt gánh giữa đường tội các em học sinh. Nếu xây dựng được bếp ăn bán trú có sự hỗ trợ của Nhà nước thì đỡ hơn, lâu dài hơn và giúp được các em hơn", cô Dung bày tỏ.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, thày Bùi Văn Út, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Krông Nô cho biết, cô Dung là giáo viên giỏi chuyên môn và nhiệt huyết trong hoạt động giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Cô đã vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh giúp đỡ học sinh bữa cơm trưa có thịt, giúp đỡ quần áo, sách vở, xe đạp... giúp các em vượt qua khó khăn để không bỏ trường, bỏ lớp. "Đời sống của các em học sinh vùng sâu, vùng xa rất khó khăn.
Khi biết cô Dung kêu gọi tổ chức được bữa "cơm có thịt" cho học sinh bản thân tôi đã hết sức ủng hộ. Đối với học sinh vùng khó khăn, bữa cơm giúp các em cố gắng học tập và khẳng định tình thương giữa thầy cô và học sinh", thầy Bùi Văn Út chia sẻ.
Theo 24h.com.vn
Vì sao sinh viên "chật vật" khi học tiếng Anh trong trường Đại học? Viêc thiêu trang thiêt bi, cac phong hoc đa năng tiêng anh theo chuân quôc tê khiên nhiêu sinh viên tai cac trương Đai hoc, Cao đăng ơ Viêt Nam găp kho khăn trong viêc hoc ngoai ngư. Để hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh, Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã trao tặng phòng học...