Tiếng ồn ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Tiếng ồn gây mệt mỏi, ức chế và làm giảm chất lượng sống một cách nghiêm trọng.
1. Ảnh hưởng tới tai
Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.
Theo nhà nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa California, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ “đẵn, cắt, gọt” tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra.
Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 – 18 giờ khi không còn tiếng động.
Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
2. Rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường.
Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.
Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.
3. Với bệnh tim mạch
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.
Video đang HOT
Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.
4. Với cơ quan nội tiết
Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.
5. Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em
Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn.
Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.
6. Ảnh hưởng tới sự tiêu hóa
Donald Eric Broadbend, Anh, nhận thấy tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa như làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng.
7. Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích.
Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
8. Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.
David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước.
Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại./.
Theo VNE
Dầm mưa bị cảm lạnh, xử trí thế nào?
Khi dầm mưa, nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, sợ lạnh... có thể đun nước gừng tươi để uống.
Theo bác sĩ Duy Anh (Phòng khám BV E Hà Nội), thời tiết lúc này mưa nhiều, nếu bị dính mưa, cơ thể không tự điều chỉnh được nên thân nhiệt bị giảm, dễ dẫn tới cảm lạnh.
Một ly trà gừng kịp thời có thể giúp bạn vượt qua cơn cảm lạnh
Khi dầm mưa, nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững... có thể đun nước gừng tươi để uống. Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15 - 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.
Hoặc xua tan cảm lạnh bằng nồi nước xông, gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Hơi dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, mình mẩy, giảm chóng mặt... Nhưng chỉ nên xông 1 - 2 lần, xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, không tốt cho sức khỏe.
Hoặc cho người bệnh ăn cháo giải cảm, sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe. Lưu ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi. Khi đó nên tránh ra gió, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở rộng gió nhập vào, không tốt cho người bệnh.
Nếu người bệnh nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp, vận động, mệt ngủ lịm... là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi nhịp thở, nếu bị ngưng thở cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay, rồi đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh (bảo vệ người bệnh tránh gió, thay đồ khô... và đưa tới cơ sở y tế ngay).
Theo bác sĩ Duy Anh, cảm lạnh lưu ý không nên dùng thuốc kháng sinh vì không công hiệu với virus gây cảm lạnh (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi). Sau một thời gian, nếu triệu chứng cảm lạnh không giảm, lại có nóng sốt cao, đau họng, nôn ói... cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị sớm.
Theo Lương y Lê Minh (phố Cầu Gỗ, Hà Nội), mùa mưa bão, nhất là vùng hay bị lũ lụt nên trữ sẵn trong nhà vài loại thuốc uống như xuyên tâm liên hoặc cảm xuyên hương (phụ nữ có thai không dùng), thuốc nhỏ mũi trị cảm trong tủ thuốc gia đình. Khi cho trẻ đi học cần cho mặc ấm, đi tất để tránh lạnh. Dù mưa nhỏ cũng nên mặc áo mưa tránh ướt.
Ăn uống nên bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường chuyển hóa của cơ thể. Nếu phải ở môi trường lạnh, ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét nên mang theo củ gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm một miếng gừng tươi nhai để người ấm lên.
Theo bác sĩ Duy Anh, cảm lạnh lưu ý không nên dùng thuốc kháng sinh vì không công hiệu với virus gây cảm lạnh (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi).
Sau một thời gian, nếu triệu chứng cảm lạnh không giảm, lại có sốt cao, đau họng, nôn ói... cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị sớm.
Bài thuốc trị cảm lạnh theo Đông y ( Theo Lương y Lê Minh)
Tế tân 4gr; hoắc hương 8gr; bạch đậu khấu 4gr; sa nhân 4gr; trần bì 2gr; cao bản 2gr; hậu phác 4gr; ngô thù du 2gr; quế chi 2gr; gừng tươi 8gr (3 lát). Tất cả hãm với nước sôi 15 - 20 phút, uống khi nóng ấm. Bài thuốc giải cảm rất hiệu quả khi mắc cảm lạnh 1 - 2 ngày.
Nên dùng kèm tô cháo hành giải cảm:
-1 muỗng canh hành lá, tía tô, kinh giới cắt nhuyễn; 1 muỗng canh gừng củ cắt sợi; 1 lòng đỏ trứng gà, 1 nắm gạo, 1 chút muối tiêu, gia vị.
-Vo gạo nấu cháo nhừ. Nêm vừa ăn. Đập lòng đỏ trứng gà vào bát với gừng cắt sợi. Đổ cháo đang sôi vào bát trứng. Cho rau gia vị, hành lên trên, trộn đều, thêm tiêu xay. Cho người bệnh ăn nóng.
Theo VNE
Uống lá thanh nhiệt giải độc thế nào cho đúng? Dùng nhiều hoặc lâu dài nước mát thảo mộc không đúng cách có thể gây hại cơ thể. Với người tiểu gắt, men gan tăng, nhiệt lở miệng lưỡi... có thể sử dụng những công thức đơn giản riêng để mang lại hiệu quả cao. PGS Nguyễn Thị Bay, Trưởng bộ môn Bệnh học, Khoa y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP...