Tiến sĩ đại học Mỹ chỉ ra 4 lời khen để nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc, chứng minh rằng con thành công nhờ cha mẹ động viên kịp thời
Những lời đánh giá chỉ có thể mang tính tích cực nếu chúng được nói ra một cách thích hợp.
Heim G. Ginault, Tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, đã viết trong cuốn sách “Child, Give Me Your Hand” như thế này: “Khen ngợi, giống như kháng sinh, không thể tùy ý sử dụng” .
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lời khen ngợi sẽ giúp nuôi dưỡng sự tự tin của con. Nhưng về lâu dài, những lời đánh giá đó chỉ có thể mang tính tích cực nếu chúng được nói ra một cách thích hợp.
Để giúp trẻ phát triển, cha mẹ phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng sự tinh tế, khen con một cách rõ ràng, cụ thể, nhưng không quá phô trương. Dưới đây là một vài gợi ý giúp các bậc cha mẹ có thể khen ngợi con cái một cách khoa học.
1. Khi trẻ thể hiện khả năng tư duy
Quá trình đặt câu hỏi là quá trình suy nghĩ. Trẻ em có trí tò mò mạnh mẽ và tâm trí của chúng đầy rẫy những câu hỏi mỗi ngày. Vì thế cha mẹ nên bày tỏ niềm vui trước suy nghĩ và cách đặt câu hỏi của trẻ, thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với những nỗ lực của trẻ. Đặc biệt là không bao giờ được chế nhạo sự ngây thơ của trẻ.
Cha mẹ nên bày tỏ niềm vui trước suy nghĩ và cách đặt câu hỏi của trẻ.
2. Khi đứa trẻ lựa chọn đúng
Cuộc sống của chúng ta là đưa ra những lựa chọn liên tục và đằng sau những lựa chọn là sự thể hiện của các giá trị.
Khi một đứa trẻ thích uống nước ngọt nhưng cuối cùng chọn uống nước lọc thì cha mẹ nên khen ngợi. Có thể nói rằng ” Sự lựa chọn của con thể hiện việc con có trách nhiệm với sức khỏe của chính con “. Sau đó, một loạt ý thức sẽ hình thành trong suy nghĩ đứa trẻ, rằng chúng có khả năng lựa chọn đúng.
Video đang HOT
Lời khen khi trẻ lựa chọn đúng sẽ giúp trẻ hình thành các giá trị quan đúng đắn.
Quá trình này thực sự giúp trẻ xác lập giá trị “sức khỏe là trên hết”, và các giá trị quan đúng đắn sau này. Lời khen nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc đôi khi đến từ cách sống và các quy chuẩn của bố mẹ.
3. Khi trẻ tham gia tích cực
Khả năng hợp tác của trẻ là một khả năng quan trọng để đối mặt với xã hội trong tương lai. Khi trẻ tích cực tham gia các hoạt động gia đình, các cuộc thi ở trường và các hoạt động câu lạc bộ, cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để ngợi khen điều đó.
Trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, trẻ sẽ có cơ hội phát triển sự tự tin và các kỹ năng xã hội. Cha mẹ hãy đánh giá cao sự đóng góp của trẻ trong quá trình tham gia, bất kể kết quả cuối cùng là như thế nào. Đặc biệt trước áp lực và sự cạnh tranh trong cuộc thi, chúng ta càng phải đề cao nỗ lực của con mình.
Việc đề cao nỗ lực của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn.
4. Khi trẻ gặp thất bại
Thất bại là trải nghiệm cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ, điều cốt yếu là học cách nhìn nhận thất bại. Cha mẹ nên hướng dẫn con cái rằng mỗi lần thất bại là một cơ hội học tập hiếm có, đồng thời khen ngợi thái độ tích cực của trẻ.
Đối mặt với kết quả không đạt yêu cầu, trẻ có thể cảm thấy “cố gắng cũng vô ích”, lúc này cha mẹ nên nói với trẻ “Kết quả thi chỉ cho con biết hiện tại con đang ở đâu chứ không phản ánh tương lai con”.
Học là phải thi nhưng chuyên gia đề xuất đừng thi "dồn" như hiện nay
Tiến sĩ Trần Đức Cảnh đề xuất, sau 5 năm tới, chương trình học trung học phổ thông hiện nay nên chuyển hẳn sang hệ tín chỉ như mô hình ở Mỹ, Canada.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều năm qua ở mức 97-98%, nên nhiều người đã đặt vấn đề có cần thiết tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nữa không ?
Câu chuyện này một lần nữa được thảo luận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nội dung định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021-2025.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng cố vấn tuyển sinh Đại học Harvard (Hoa Kỳ), nguyên Giám đốc Phát triển nguồn nhân lực bang Massachusetts, thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực 2016 - 2021.
Ông Trần Đức Cảnh cho biết ông tham dự và phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng vào ngày 23/9 và có đề xuất một số ý kiến liên quan đến việc thi hoặc xét tốt nghiệp trung học phổ thông trong tương lai. Đây chỉ là các ý kiến của cá nhân ông tại cuộc họp của Chính phủ.
"Tôi đồng tình với kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo là ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong 3-5 năm tới, tránh thay đổi liên tục gây xáo trộn như những năm qua.
Trong thời gian này chúng ta nên suy nghĩ, có sự chuẩn bị tốt cho hướng lâu dài về cách thi, cách học, cánh đánh giá, kiểm tra năng lực học của học sinh hiệu quả, tạo động lực cho học sinh học tập và phát huy.
Trong thời đại phát triển công nghệ, quá tải thông tin, kiến thức... dạy học theo lối thầy đọc trò chép, nhồi nhét kiến thức, thuộc bài đã lạc hậu và từ lâu các nước phát triển đã chuyển sang dạy "học cách học", dạy "kiến thức nền" để học sinh, sinh viên có khả năng tư duy, phân tích, phản biện, sáng tạo...
Mục tiêu của các trường lớn là đào tạo một lớp người trẻ có khả năng hội nhập, ngang tầm với thế giới trong nhiều thập niên tới. Do đó, sau 5 năm tới theo tôi chúng ta vẫn cần phải tính việc học, thi, kiểm tra như thế nào để bớt tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho học sinh, gia đình và xã hội, nhưng mang lại hiệu quả cao".
Tiến sĩ Trần Đức Cảnh (Ảnh: Nguyễn Hoàng Group)
Ông Cảnh đồng tình với lập luận "học là phải thi, không thi thì học sinh không học".
Nhưng tổ chức kỳ thi như hiện nay kéo dài 2-3 ngày là hơi dài mà lại tốn kém do đó ông đề xuất, sau 5 năm tới, chương trình học trung học phổ thông hiện nay nên chuyển hẳn sang hệ tín chỉ như mô hình ở Mỹ, Canada .. Có nghĩa là học sinh học môn nào thì thi xong môn nấy, đủ môn (gồm các môn bắt buộc và tự chọn), tín chỉ và điểm trung bình thì đương nhiên tốt nghiệp trung học phổ thông.
"Những ai từng trải nghiệm học và thi theo môn (tín chỉ) thì sẽ thấy nó hiệu quả hơn cách thi "dồn" vào kỳ thi cuối bậc trung học phổ thông của ta hiện nay rất nhiều.
Ví dụ, học kỳ môn lịch sử bậc trung học phổ thông là 16 tuần, thầy/cô có thể cho học sinh thi 7-10 lần theo chương trình môn, các bài kiểm tra ngắn 15-20 phút/lần, giữa kỳ và cuối kỳ, điểm chia theo tỷ lệ của các kỳ thi, ngoài ra có thể còn có tính điểm cho các bài tập, viết và học, nghiên cứu nhóm ... cuối kỳ là kỳ thi môn.
Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy học sinh, sinh viên ở Mỹ và các nước phát triển học và thi rất nhiều trong kỳ học, chính vì học và thi liên tục học sinh, sinh viên không bị "áp lực dồn" nên tiếp thu tốt hơn, không phải đối phó áp lực mỗi kỳ thi lớn như trung học phổ thông như ở ta thi xong là quên gần hết.
Rõ ràng học sinh ở tâm thế chủ động, thoải mái trong việc học bao giờ cũng tiếp thu tốt hơn là bị động", ông Cảnh nói.
Chuyên gia Trần Đức Cảnh cũng cho rằng: "Nếu chuyển sang hệ tín chỉ thì nội dung chương trình trung học phổ thông hiện nay phải thay đổi, cách dạy cách học cũng phải thay đổi, lực lượng giáo viên, quản lý cũng phải đào tạo lại theo hướng này...với thời gian chuẩn bị 5 năm thì hoàn toàn có thể làm được".
Ngoài ra, theo ông Cảnh, chúng ta nên có cuộc thi cấp quốc gia, không phải để xét tốt nghiệp trung học phổ thông mà để lấy điểm xét tuyển vào đại học (như lối thi SAT hay ACT của Mỹ). Với thời gian thi chỉ cần 3,5 giờ là đủ đánh giá năng lực của học sinh (nếu tổ chức bài thi một cách khoa học), thi bằng vi tính và thời gian thi linh động.
Dựa trên điểm số đó, các trường đại học có thể sử dụng để xét tuyển vào đại học kết hợp với điểm tốt nghiệp trung học phổ thông (GPA). Bởi lẽ, hiện nay các trường vùng miền của ta còn khác nhau nên có kỳ thi chuẩn để các đại học kiểm tra/đánh giá chéo điểm (GPA) trong học bạ trung học phổ thông.
Ngoài ra, nếu cần thì các đại học lớn có thể tổ chức kỳ thi/kiểm tra riêng (theo ngành), thời gian thi khoảng 1-2 giờ là đủ.
Nói chung, loại trường đại học trong nước hiện nay rất đa dạng, cao thấp, khó dễ, theo tôi thì các trường lớn giảm dần "thi tuyển" đầu vào, mà tư duy theo hướng xét năng lực trong việc "xét tuyển". Điểm là một phần quan trong nhưng không phải là tất cả, các tiêu chí khác như sinh hoạt ngoại khóa, thành tích bên ngoài trường, thể dục thể thao, thư giới thiệu (tin cậy), bài luận tư duy và phỏng vấn.
Đánh giá năng lực một ứng viên trên tổng thể phù hợp với hướng phát triển học tập và nghề nghiệp lâu dài.
Đánh giá khả năng tư duy, năng lực, động cơ, đam mê, khiếu tính và sự tổng hợp (holistics) đóng vai trò không nhỏ trong việc xét tuyển đại học".
Tóm lại, theo chuyên gia Trần Đức Cảnh học là phải thi, còn học và thi theo cách, phương pháp nào cho hiệu quả trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay thì cần nghiên cứu sâu, chọn mô hình phù hợp và có lộ trình thực hiện chắc chắn và lâu dài.
Bộ Giáo dục ban hành thông tư mới về đánh giá học sinh tiểu học Các tiêu chí chú trọng việc đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh... Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Theo thông tư, các...