Tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương còn lâu mới thành hiện thực
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử đã khơi dậy tham vọng tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Nhưng cho đến nay, hầu hết các dự án đều đang diễn ra với tốc độ ì ạch.
Theo CNBC, Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh ( BOE) trong tuần này cho biết đang xúc tiến đưa tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sang giai đoạn tư vấn dự kiến diễn ra vào năm tới. Tuy nhiên, ngay cả khi BOE quyết định đẩy mạnh tiền kỹ thuật số “Britcoin” được đề xuất, thì loại tiền này cũng không thể xuất hiện cho đến ít nhất là năm 2025. Thậm chí sau thời điểm đó, việc phát hành CBDC sẽ chỉ diễn ra nếu nó được nhận thấy “mạnh mẽ về mặt hoạt động và công nghệ”.
Theo bà Anne Boden, Giám đốc điều hành ngân hàng kỹ thuật số Starling có trụ sở tại London, một câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời rõ ràng đó là Britcoin đang thực sự cố gắng giải quyết vấn đề gì. Bà Boden là một trong số các giám đốc điều hành ngành cung cấp thông tin đầu vào cho các quan chức Vương quốc Anh khi họ khám phá CBDC. “Mọi thứ chúng tôi làm trong không gian tiền tệ này phải giải quyết một vấn đề thực sự. Nó phải có khả năng hành động và cần phải có mặt ở khắp mọi nơi để cung cấp một số giá trị thực sự’, bà Boden nói với CNBC.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang chạy đua với dự án CBDC của riêng mình
Mối quan tâm ngày càng tăng đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã khơi dậy tham vọng phát triển các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, nhưng các dự án trung tâm đều đang diễn ra rất chậm. Thụy Điển, nước sớm tham gia CBDC, hy vọng sẽ có phiên bản kỹ thuật số của Krona vào năm 2026.
Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ
Video đang HOT
Ngân hàng trung ương nước này đang chạy đua với dự án CBDC của riêng mình, tung ra phiên bản điện tử cho nhân dân tệ trong các thử nghiệm ở một số tỉnh. Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có khả năng là đơn vị đầu tiên khởi động hoàn toàn CBDC.
Tuy nhiên, nhân dân tệ kỹ thuật số của PBOC vẫn còn một số vấn đề khiến nó kém hấp dẫn ở các nước phương Tây. Theo giới phê bình, nó quá tập trung và có thể được sử dụng để tăng cường khả năng giám sát của chính phủ. Đó là bởi vì, không giống như tiền mặt, các giao dịch kỹ thuật số có thể được theo dõi trực tuyến.
“Thổi phồng quá mức”
Garrick Hileman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty tiền điện tử Blockchain.com, cho biết những cuộc nói chuyện về các loại CBDC bắt chước sự thổi phồng xung quanh blockchain vào cuối năm 2017, khi giá Bitcoin trải qua một đợt tăng địa chấn trước khi lao dốc mạnh. Một số ngân hàng lớn đã nói về tiềm năng to lớn của blockchain, công nghệ sổ cái đằng sau tiền điện tử. Nhưng họ lại từ chối ý tưởng đưa Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác trở thành tiền tệ tài chính chính thống.
“Tôi nghĩ các CBDC hiện có nguy cơ bị lạm phát ồ ạt và phân phối dưới mức. Có nhiều câu hỏi cần được đưa ra thảo luận để thiết kế một CBDC hiệu quả, ví dụ như quyền riêng tư và giám sát, vốn là những thứ vượt quá mức của mọi chủ ngân hàng trung ương”, ông Hileman nói.
Còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển CBDC, đặc biệt khi nói đến việc đảm bảo quyền riêng tư và tránh kiểm duyệt tài chính. Các chủ ngân hàng cũng lo lắng CBDC có thể làm suy yếu vai trò của họ trong hệ thống tài chính.
Mỹ dội gáo nước lạnh vào thị trường Bitcoin
Trước hạn cuối đưa ra quyết định, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã từ chối phê duyệt ETF Bitcoin spot đầu tiên.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vừa thông báo từ chối đơn đăng ký ETF Bitcoin giao ngay (spot) của VanEck. Như vậy, những nhà đầu tư tổ chức Mỹ vẫn chưa thể tiếp cận Bitcoin giao ngay theo phương thức an toàn và chính thống qua thị trường chứng khoán.
Đơn đăng ký do sàn giao dịch Cboe BZX gửi đi từ tháng 3, yêu cầu SEC phê duyệt để sàn này có thể đưa ETF Bitcoin của VanEck lên. Trong đơn trả lời, SEC cho biết Cboe chưa chứng minh được khả năng chống lừa đảo, bảo vệ nhà đầu tư.
Việc ETF giao ngay chưa được phê duyệt sẽ là rào cản đối với các tổ chức tài chính muốn đầu tư gián tiếp vào Bitcoin.
Theo Financial Times, một trong những nguy cơ mà SEC cảnh báo là "giao dịch rửa tiền", khi nhà đầu tư nắm cả 2 đầu mua và bán của một giao dịch. Việc các "cá voi" Bitcoin thao túng giá, hay giá trị của các loại stablecoin (tiền mã hóa ổn định) cũng là những vấn đề cần có giải pháp.
Chưa thể bảo vệ nhà đầu tư cũng là lý lẽ chung của SEC đối với đơn đăng ký với các loại ETF trực tiếp mô phỏng giá Bitcoin. Theo CNBC, các công ty như VanEck và Cboe đã nỗ lực đăng ký ETF Bitcoin trong gần 10 năm, nhưng đều bị gạt đi vì lý do chưa đảm bảo được sự an toàn cho nhà đầu tư trước tình trạng lừa đảo, thao túng thị trường Bitcoin.
Sau Cboe, SEC sẽ phải ra quyết định đối với nhiều đơn đăng ký ETF Bitcoin của các công ty khác.
ETF là một loại quỹ được giao dịch trên sàn chứng khoán, mô phỏng theo giá của loại hàng hóa được quy định từ đầu. Trong trường hợp của ETF Bitcoin giao ngay, giá của mã ETF này sẽ thay đổi liên tục tương ứng giá Bitcoin. Đây được coi là hình thức đầu tư gián tiếp, cho phép cá nhân hoặc tổ chức tài chính đầu tư vào một loại hàng hóa mà không cần trực tiếp mua chúng.
Vào tháng 10, SEC đã cấp phép cho 2 ETF mô phỏng giá hợp đồng tương lai Bitcoin của ProShares và Valkyrie. Khác biệt của các quỹ này so với quỹ giao ngay là giá trị sẽ dựa trên các hợp đồng tương lai, thay vì giá của chính Bitcoin. Điều này có thể tạo ra sự chênh lệch so với giá trị thật.
Do đó, các tổ chức vẫn chờ đợi ETF giao ngay hơn. Tuy nhiên, các yêu cầu khắt khe về bảo vệ nhà đầu tư của SEC khiến việc phê duyệt ETF giao ngay có thể phải chờ đến năm sau.
Thậm chí, một số chuyên gia còn tỏ ra bi quan hơn. "Tôi nghĩ rằng ETF giao ngay sẽ không có cơ hội để hoạt động trong 3 năm tới", Dave Nadig, Giám đốc nghiên cứu tại ETF Trends nhận định.
Trong khi Mỹ có các quy định khá khắt khe, Canada và một số quốc gia châu Âu đã phê duyệt ETF giao ngay cho các loại tiền mã hóa. VanEck cũng có thể giới thiệu sản phẩm này ở Australia trong thời gian tới.
Theo Financial Times, thị trường đã phản ứng tích cực khi chờ đợi ETF được phê duyệt. Vào ngày 10/11, Bitcoin đạt mức đỉnh mới là 68.676 USD. Tuy nhiên, trong 2 ngày qua mức giá của đồng tiền mã hóa này đã giảm nhẹ, dao động quanh mức 64.000 USD vào sáng 13/11.
Hành trình đạt đỉnh 67.000 USD của Bitcoin Tròn 13 năm sau khi xuất hiện và "khai phá" thị trường tiền điện tử, Bitcoin đạt đỉnh 66.998 USD mỗi đồng cuối tháng 10. Sách trắng Bitcoin Ngày 31/10/2008, Satoshi Nakamoto - được mệnh danh là "cha đẻ" của Bitcoin nhưng vẫn ẩn danh cho đến nay - phát hành sách trắng về tiền số này. Ông soạn ra một danh sách...