Tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch: Vaccine nào có thể trì hoãn và vaccine nào cần tiêm đúng lịch?
Tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch khiến cha mẹ lo lắng khi phải đưa trẻ tới điểm tiêm chủng đông người. Tuy nhiên, nếu không đưa trẻ đi tiêm thì nguy cơ tiêm không đúng lịch có thể khiến mũi tiêm trở nên vô ích?
Việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là những vaccine không thể trì hoãn.
1. Tiêm cho trẻ trong mùa dịch đúng lịch có vai trò quan trọng như thế nào?
Theo như khuyến cáo của Bộ y tế thì việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đúng lịch là cần thiết. Việc trì hoãn không đưa trẻ tới cơ sở tiêm chủng có thể khiến các mũi tiêm trước trong phác đồ (nếu có) hoặc những bệnh nguy cơ trong độ tuổi trẻ cần phòng ngừa trở nên nặng hơn và cũng khó chữa trị hơn.
Những bệnh phổ biến mà trẻ cần tiêm ngừa có thể kể đến như cúm, sởi, thụy đậu hay viêm họng, viêm phổi,… đây là những bệnh truyền nhiễm và bội nhiễm mà cha mẹ cần lưu ý. Ngoài ra việc tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đúng lịch cũng gíup phân biệt triệu chứng với viêm đường hô hấp do Covid-19 gây ra được dễ dàng sàng lọc hơn.
Tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch cũng cần đúng lịch với những mũi không thể trì hoãn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong vòng 5 năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ được hoàn thiện do vậy mà việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn.
2. Vaccine nào cần tiêm và không cần tiêm đúng lịch?
Tuy nhiên, dưới tình hình căng thẳng của dịch bệnh, nếu cha mẹ còn phân vân có nên đưa đi tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch hay không thì có thể tham khảo danh sách một số vaccine cần tiêm đúng lịch và không cần tiêm đúng lịch dưới đây. Lưu ý, tốt nhất hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng để được tư vấn phù hợp nhất.
2.1. Những loại vaccine bắt buộc phải tiêm đúng lịch
Video đang HOT
Tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch đem đến nhiều lo ngại, tuy nhiên nếu như con bạn đang tiêm những vaccine dưới đây thì bạn nên đưa trẻ tới tiêm đúng lịch:
- Vaccine ngừa viêm gan B
Mũi phòng viêm gan B số 1 sẽ được tiêm khi trẻ ra đời. Mũi số 2 được tiêm sau mũi số một 1 tháng, mũi số 3 tiêm sau mũi số hai 1 tháng. Còn mũi số 4 tiêm sau 1 năm, là mũi nhắc lại.
Mũi tiêm phòng viêm gan B cần được tiêm đúng lịch (Ảnh: Internet)
- Vaccine BCG
Là loại vaccine tiêm phòng lao, mũi này được tiêm cùng vaccine phòng viêm gan B ngay khi trẻ vừa sinh nhưng ở vị trí khác nhau.
- Vaccine phòng dại và vaccine phòng độc tố bệnh uốn ván.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp trẻ đã từng tiếp xúc với người đang nghi ngờ hay đã bị nhiễm virus Covid-19 thì cần cho trẻ cách ly đúng 14 ngày theo quy định của Bộ y tế. Trong thời gian 14 ngày này nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì cha mẹ cần ngừng tiêm phòng.
2.2. Những vaccine có thể được trì hoãn tạm thời
Do hiện tại đang ở giai đoạn nhạy cảm, nguy cơ các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng vẫn còn nên khi trẻ cần tiêm chủng các mũi dưới đây cha mẹ có thể liên hệ với trung tâm tiêm chủng đề trì hoãn tạm thời.
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần hỏi rõ hạn trì hoãn của mũi tiêm chủng là bao lâu để đưa trẻ tới tiêm đúng thời điểm cần thiết.
- Vaccine viêm não mô cầu AC
Hiện tại đang không phải trong mùa dịch viêm não mô cầu nên cha mẹ có thể trì hoãn tạm thời mũi tiêm này được. Thông thường quy luật của bệnh là 3 năm mới có khả năng có dịch 1 lần. Vì thế mà quy luật mũi tiêm của trẻ 2 tuổi là 3 năm được nhắc lại 1 lần.
Thương hàn là một bệnh có thể lây thông qua đường ăn uống do vậy mà cách phòng ngừa thương hàn ngoài tiêm vaccine thì giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ăn chín uống sôi cũng giúp phòng bệnh hiệu quả. Vì thế mà mũi vaccine phòng thương hàn có thể được trì hoãn tạm thời. Mũi nhắc lại của thương hàn là 3 năm 1 lần.
- Vaccine viêm gan A
Viêm gan A là loại viêm gan có thể lây qua đường ăn uống nên cha mẹ cũng có thể trì hoãn nhưng cần chăm sóc, vệ sinh ăn uống sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Vaccine phòng HPV
Tuổi tiêm lý tưởng để phòng HPV là từ 9-13 tuổi, do vậy mà việc trì hoãn tạm thời tiêm mũi này cũng không gây ra ảnh hưởng tới trẻ.
Lưu ý, một lần nữa, các bậc phụ huynh tốt nhất hãy liên hệ với cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng và phòng phòng chống dịch bệnh ở địa phương để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp trong giai đoạn hiện tại khi cần tiêm phòng cho trẻ trong mùa dịch.
Tránh lơ là trong phòng bệnh truyền nhiễm
Những tuần gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, như: Tay chân miệng, bạch hầu, viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng.
Điều đáng nói, có những bệnh có thể hạn chế được bằng vắc xin, nhưng người dân vẫn lơ là việc tiêm phòng. Do đó, dịch bệnh dễ bùng phát ở "vùng lõm" tiêm chủng. Nâng cao ý thức của mỗi người dân trong phòng bệnh cũng như tham gia tiêm phòng là yêu cầu cấp bách để phòng, chống dịch bệnh.
Tiêm chủng cho trẻ tại Trạm Y tế phường Phúc La, quận Hà Đông. Ảnh: Xuân Lộc
Tỷ lệ tiêm thấp, dịch bệnh gia tăng
Quanh giường bệnh của bé T.T.M. (10 tuổi, ở tỉnh Hà Nam) là chằng chịt dịch truyền, ống thở. Bé T.T.M. nhập viện với chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản. Dù được điều trị tích cực, song bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, phải thở máy. Nằm cùng Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương) với bé T.T.M., còn có hơn 50 trường hợp khác bị viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ và viêm não khác.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), khoảng 2-3 tuần gần đây, lượng bệnh nhân mắc viêm não gia tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 12 ca. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có 5 ca bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện. Đặc điểm chung của các ca bệnh là đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc xin theo quy định.
Không chỉ viêm não, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương), từ đầu năm 2020 đến nay, đã tiếp nhận hơn 300 ca tay chân miệng. Điều đáng nói, chỉ trong tháng 6 và 7-2020, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội nhi tổng hợp (Bệnh viện E) cũng tiếp nhận mỗi ngày từ 10 đến 15 trường hợp đến khám và điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó chủ yếu bệnh nhân ở Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, nếu đầu tháng 6-2020, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận khoảng 5-7 ca tay chân miệng/tuần và từ 40 đến 50 ca sốt xuất huyết/tuần, thì đến tháng 7-2020, số ca mắc tay chân miệng tăng lên 290-295 ca/tuần và sốt xuất huyết tăng lên 110-115 ca/tuần.
Không chỉ Hà Nội, tại một số tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre... cũng ghi nhận số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian gần đây. Đặc biệt, ở 4 tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 100 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Các ổ dịch, ca bệnh xuất hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, dịch bạch hầu có nguy cơ thấp đối với Hà Nội, bởi đây là dịch bệnh đã có vắc xin phòng và thường xảy ra ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu của Hà Nội là hơn 97%, vượt chỉ tiêu của quốc gia đặt ra là hơn 95%.
Thực hiện tiêm phòng, tuân thủ "3 sạch"
Chăm sóc cho bệnh nhi mắc viêm não tại Khoa Điều trị tích cực (Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương). Ảnh: Xuân Lộc
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Đặng Quang Tấn cho rằng, các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc diệt lăng quăng, bọ gậy và duy trì hoạt động này từ 1 đến 2 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao. Ngoài ra, ngành Y tế các địa phương cần xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết, bảo đảm phun hóa chất diệt muỗi đúng kỹ thuật. Đối với bệnh tay chân miệng, hiện chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người dân cần thực hiện "3 sạch": Ăn, uống, ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
Theo Tiến sĩ Đặng Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa hè, chỉ viêm não Nhật Bản và bạch hầu là có vắc xin tiêm phòng. Do đó, các phụ huynh cần kiểm tra sổ tiêm chủng và so sánh với lịch tiêm chủng quốc gia để đưa trẻ đi tiêm các mũi còn sót, các mũi chưa tiêm. Đối với những bệnh chưa có vắc xin phòng, người dân cần giữ vệ sinh cá nhân, môi trường, nơi ở. Đặc biệt, khi ngủ nên nằm trong màn, hạn chế muỗi đốt để phòng các bệnh do muỗi truyền bệnh. Ngoài ra, các gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở đã giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - đơn vị đầu ngành của thành phố về bệnh truyền nhiễm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn và cập nhật cho các đơn vị về công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị các bệnh tay chân miệng, bạch hầu, sốt xuất huyết. Từ đó, từng đơn vị thực hiện tốt việc khám, phát hiện sớm, phân loại người bệnh, cách ly và chỉ định điều trị nội trú đúng quy định. Đồng thời, các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ nhân lực, thuốc men, trang thiết bị, kịp thời điều trị cho người bệnh, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh.
Cuộc sống trong những ốc đảo dịch bạch hầu Tây Nguyên Phóng viên Tiền Phong đã vào vùng tâm dịch bạch hầu ở Đắk Nông (nơi công bố ca nhiễm bạch hầu đầu tiên của Tây Nguyên) để tận thấy cuộc sống của người dân trong lúc dịch bệnh hoành hành. Giữa vùng biệt lập, hoang vắng, đường xa cách trở; cán bộ đến tận nhà dỗ dành người lớn đi tiêm như trẻ...