Tiêm kích Mỹ lao xuống Thung lũng Chết
Tiêm kích F/A-18F trị giá gần 67 triệu USD của hải quân Mỹ rơi tại Công viên Quốc gia Thung lũng Chết, phi công phóng dù và được giải cứu.
Tiêm kích F/A-18F rơi khu vực hẻo lánh của Công viên Quốc gia Thung Lũng Chết ở bang California chiều 4/10 khi đang thực hiện hoạt động huấn luyện thường lệ. Các quan chức hải quân Mỹ cho biết trên chiếc tiêm kích hai chỗ ngồi khi đó chỉ có một phi công.
Phi công phóng dù thoát hiểm trước khi tiêm kích lao xuống đất. Người này bị thương nhẹ và được đưa tới bệnh viện Sunrise ở thành phố Las Vegas. Danh tính và cấp bậc của phi công chưa được tiết lộ.
Chiếc F/A-18F bị rơi thuộc biên chế phi đoàn kiểm tra và đánh giá hàng không số 9 đóng tại cơ sở thử nghiệm vũ khí China Lake của hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Tiêm kích F/A-18F của hải quân Mỹ cất cánh từ cơ sở thử nghiệm vũ khí China Lake ở bang California năm 2019. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ và Công viên Quốc gia Thung lũng Chết đang phối hợp điều tra nguyên nhân tai nạn và dọn dẹp hiện trường. Mỹ quy định máy bay quân sự không được phép bay qua các công viên quốc gia, song Thung lũng Chết là ngoại lệ.
Tiêm kích F/A-18E một chỗ ngồi và F/A-18F hai chỗ ngồi được hải quân Mỹ biên chế từ năm 2001, trở thành xương sống của lực lượng không quân thuộc quân chủng này. Tiêm kích F/A-18E/F có thể đạt tốc độ tối đa 1.915 km/h ở độ cao 12.190 m, tầm bay 2.346 km, bán kính chiến đấu 722 km khi mang theo 450 kg bom đạn và hai tên lửa AIM-9.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm áp lực lên Đài Loan
Mỹ nói việc Trung Quốc liên tiếp điều máy bay áp sát Đài Loan là hành động "gây bất ổn", kêu gọi Bắc Kinh giảm áp lực lên hòn đảo.
"Mỹ quan ngại sâu sắc trước hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Quốc gần Đài Loan, động thái có nguy cơ gây bất ổn, tính toán sai lầm và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm nay cho biết trong một thông báo.
Washington đồng thời kêu gọi Bắc Kinh "giảm áp lực về quân sự, chính trị và kinh tế" đối với Đài Loan.
Người phát ngôn Ned Price tái khẳng định Mỹ sẽ "tiếp tục hỗ trợ Đài Loan duy trì khả năng tự vệ đầy đủ". "Cam kết của Mỹ với Đài Loan vững như bàn thạch và góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Eo biển Đài Loan cũng như trong khu vực", ông nói.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan (dưới) bay cạnh một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không Đài Loan hồi tháng 2. Ảnh: AFP .
Quân đội Trung Quốc ngày 2/10 điều 39 máy bay gồm tiêm kích và trinh sát cơ áp sát Đài Loan. Một ngày trước đó, 38 máy bay Trung Quốc cũng tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của hòn đảo.
Đây là lần Trung Quốc điều động máy bay quân sự đông đảo nhất áp sát Đài Loan. Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định các chiến dịch kiểu này nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời nhắm vào hành vi "thông đồng" giữa giới chức hòn đảo với Mỹ, bên ủng hộ quan trọng nhất của Đài Loan.
Các đợt triển khai máy bay diễn tập quanh đảo Đài Loan diễn ra ngày một thường xuyên trong vài năm gần đây, gây quan ngại về an ninh trên eo biển. Trong năm 2020, quân đội Trung Quốc thực hiện khoảng 380 lần áp sát vùng phòng không của Đài Loan. Trong 9 tháng qua, số đợt diễn tập không quân Trung Quốc quanh hòn đảo đã vượt mốc 500.
Sau khi Đài Loan nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 22/9, Trung Quốc cũng triển khai 24 máy bay chiến đấu vờn quanh hòn đảo. Trong ngày 2/10, cơ quan phòng vệ Đài Loan tiếp tục phát hiện 20 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát hòn đảo.
Bắc Kinh gia tăng áp lực lên Đài Bắc từ năm 2016, khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo dân cử tại Đài Loan. Nữ chính trị gia ủng hộ tuyên bố độc lập cho hòn đảo, khiến quan hệ giữa Đài Loan và đại lục trở nên căng thẳng.
25 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan Trung Quốc điều 22 tiêm kích, hai oanh tạc cơ chiến lược và một máy bay tuần thám tiến vào vùng nhận dạng phòng không của đảo Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 1/10 thông báo nhóm máy bay Trung Quốc, bao gồm 18 tiêm kích J-16, 4 tiêm kích Su-30, hai oanh tạc cơ chiến lược H-6 và một...