Tiêm kích Mãnh Long của Trung Quốc mạnh cỡ nào?

Theo dõi VGT trên

Mặc dù truyền thông trong nước nhiều lần ca ngợi J-20, nhưng năng lực thực sự của chiếc tiêm kích tàng hình “thế hệ 5″ của Trung Quốc vẫn bị đặt dấu hỏi.

Được mệnh danh là Mãnh Long (rồng dũng mãnh), J-20 này là sản phẩm của chương trình chế tạo tiêm kích J-XX khởi động từ những năm 1990. J-20 bay lần đầu tiên vào tháng 1/2011 và gia nhập Không quân Trung Quốc từ năm 2017. Khoảng 230 chiếc đã được chế tạo và gần 150 chiếc đã được biên chế trong bốn trung đoàn không quân.

Nhà phân tích quân sự người Mỹ Peter Suciu cho rằng Trung Quốc đang “thổi phồng” khả năng của J-20 ngay cả khi nước này gặp khó khăn trong việc phát triển một động cơ cho loại máy bay “có vẻ tiên tiến” này. Tháng 6/2023, một chiếc J-20 mới cất cánh với hai động cơ WS-15 do Trung Quốc phát triển. Sự kiện đó được coi là một cột mốc quan trọng, vì J-20 cuối cùng cũng có thể xứng đáng với biệt danh Mãnh Long. Trước đó, chương trình J-20 phải phụ thuộc động cơ AL-31F của Nga vốn được trang bị cho dòng tiêm kích Su-27 nhỏ và nhẹ hơn (Su-27 nặng 17,3 tấn trong khi J-20 nặng 23 tấn).

Tiêm kích Mãnh Long của Trung Quốc mạnh cỡ nào? - Hình 1
J-20 cho đến nay chưa thực sự tham chiến

J-20 là kết quả của chương trình J-XX nhằm phát triển một tiêm kích chiếm ưu thế trên không với khả năng tấn công chính xác. Kết quả là chiếc tiêm kích “thế hệ 5″ thứ ba trên thế giới ra đời, sau F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Không quân Mỹ. J-20 có cánh mũi tam giác, thân máy bay tích hợp giúp giảm mức độ phản xạ radar, hai đuôi đứng góc nghiêng lớn.

“B.ắn hạ 17 tiêm kích Rafale”

Theo ông Suciu, có lẽ muốn chứng minh điều gì đó với thế giới, Trung Quốc đã sử dụng J-20 Mãnh Long trong một cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính năm 2020 chống lại tiêm kích Rafale của Không quân Ấn Độ.

Rafale được hãng sản xuất Dassault (Pháp) mô tả là máy bay thế hệ 4,5 đa năng có thể thực hiện chiếm ưu thế trên không, truy cản, trinh sát đường không, hỗ trợ mặt đất, tấn công thọc sâu, chống hạm và các nhiệm vụ răn đe hạt nhân. “Vậy mà kết quả không chiến mô phỏng cho thấy 17 tiêm kích Rafale bị J-20 b.ắn hạ”, ông Suciu viết.

Theo bản tin của EA Times, một phi công Trung Quốc thuộc Binh đoàn Không quân Vương Hải thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông của Quân đội Trung Quốc (PLA) cùng với các đồng nghiệp tuyên bố b.ắn hạ 17 tiêm kích Rafale trong cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính. Binh đoàn Không quân Vương Hải là lực lượng đầu tiên được trang bị Mãnh Long, và do đó là lực lượng có kinh nghiệm sử dụng tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc nhiều nhất.

Những mô phỏng quân sự như vậy có thể tái tạo các điều kiện mà một phi công có thể trải qua trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không độc lập cho rằng mô phỏng dù có chính xác đến đâu cũng không bao giờ có thể so sánh với thực tiễn chiến đấu, là vấn đề sinh tử, “anh sống thì tôi c.hết”.

Một chuyên gia của Không quân Ấn Độ nói với EA Times với điều kiện giấu tên rằng Không quân Trung Quốc có thể đã thiết lập các mô phỏng theo hướng trang bị cho chiếc J-20 tất cả các điểm mạnh quan trọng, điều không thể thực hiện được trong chiến đấu thực sự.

J-20 đã được đưa vào biên chế, tuy nhiên điểm yếu lớn nhất chúng là chưa chứng tỏ được khả năng chiến đấu, trong khi Rafale đã hoạt động gần 1/4 thế kỷ, tham chiến ở Afghanistan, Libya, Mali. Đó có thể không phải là những cuộc chiến không đối không, nhưng Rafale đã trải qua thực chiến, trong khi Mãnh Long thì chưa.

Mãnh Long mạnh cỡ nào?

Mãnh Long được thiết kế với mục tiêu là tiêm kích chiếm ưu thế trên không có khả năng tấn công chính xác. Tuy nhiên, theo ông Suciu, các công nghệ trên J-20 không phải hoàn toàn mới. Trên thực tế, đây là một bước phát triển của chương trình J-XX của Bắc Kinh những năm 1990.

Hơn nữa, có ý kiến cho rằng sự phát triển của Mãnh Long chỉ có thể thực hiện được nhờ nỗ lực của tin tặc Trung Quốc nhằm đ.ánh cắp các thông tin quan trọng liên quan đến tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và sau đó là F-35 Lightning II của Mỹ. Hình dáng bên ngoài không phải là điểm tương đồng duy nhất giữa các tiêm kích thế hệ 5 này. “Trên thực tế, quá trình phát triển J-20 chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc sau khi F-22 ra mắt”, ông Suciu nhận định.

Bất chấp mọi lời quảng cáo, khả năng của J-20 vẫn là ẩn số. Mãnh Long được cho là có khả năng đạt tốc độ tối đa gần Mach 2, gần gấp đôi vận tốc âm thanh (trên dưới 2.400km, tùy độ cao).

J-20 có trần bay trên 18.000 m và tầm hoạt động khoảng 1.120 km. Các thông tin quan trọng khác chưa được công bố. Người ta suy đoán rằng máy bay có thể mang ít nhất 4 tên lửa không đối không tầm xa trong khoang vũ khí lớn bên trong thân, có thêm hai khoang bên, mỗi khoang có thể chứa một tên lửa tầm ngắn. Có thông tin nói rằng J-20 có thể có các giá treo bên ngoài để lắp thêm 4 tên lửa.

Vượt trội “Ó chiến Hàn Quốc”?

Tháng 7/2022, sau khi Hàn Quốc chính thức thực hiện bay thử nghiệm tiêm kích KAI KF-21 Boramae (Ó chiến), một số chuyên gia hàng không Trung Quốc nhanh chóng cho rằng J-20 vượt trội rất nhiều. Mặc dù các quan chức Hàn Quốc thừa nhận rằng KF-21 không thể so sánh được với J-20, nhưng họ vẫn lưu ý rằng nếu tiêm kích Hàn Quốc được sản xuất hàng loạt, chúng có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh trên không ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

“Tất nhiên, cũng có thể J-20 đã được thổi phồng khả năng đến mức nhiều người Trung Quốc giờ đây tin rằng Mãnh Long mạnh hơn nhiều so với thực tế. Trong khi đó, nước này chưa thể phát triển một động cơ đáng tin cậy và đủ khả năng cho J-20. Do đó, khả năng của Mãnh Long có thể chỉ ngang với tiêm kích thế hệ 4 trở lên”, ông Suciu nói. Tạp chí 1945 của Mỹ dẫn lời một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh tin rằng động cơ XA100 của Mỹ trang bị cho tiêm kích tàng hình F-35 vẫn đi trước động cơ WS-15 ít nhất một thập kỷ.

Tướng không quân Ấn Độ Anil Chopra (đã nghỉ hưu) hiện là Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức mạnh Không quân ở New Delhi, cho rằng rất có thể J-20 chỉ là máy bay thế hệ 4,5.

Theo cựu phi công Chopra, hệ thống điện tử hàng không trên J-20 được nói là có thể mang lại cho phi công nhận thức tình huống cao thông qua các cảm biến tiên tiến. Rất ít thông tin về radar máy bay được tiết lộ, nhưng các nhà phân tích tin rằng đây là một biến thể mảng pha quét điện tử chủ động KLJ-5 với 2.000 – 2.200 mô-đun truyền/nhận.

Radar, cùng với hệ thống nhắm mục tiêu quang điện/hồng ngoại và thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến, có thể được liên kết dữ liệu với các nền tảng trên không khác. 6 cảm biến quang thụ động hình cầu được cho là tương tự như thiết bị điện tử hàng không trên tiêm kích F-35 của Mỹ.

J-20 có buồng lái kính hiện đại và được trang bị hệ thống hiển thị gắn trên mũ bay (HMD), tạo điều kiện cho việc b.ắn tên lửa ở góc lệch hướng lớn. Góc lệch hướng (off-boresight angle) là góc giữa hướng trỏ chính (boresight) của một thiết bị và hướng tới mục tiêu. Khoang vũ khí chính bên trong có thể chứa các tên lửa không đối không tầm xa như PL-12, PL-15 và PL-21 và các loại đạn dẫn đường chính xác.

Có thể bố trí so le 6 quả PL-15 với các bệ phóng ray đang được phát triển. Hai khoang vũ khí bên nhỏ hơn phía sau cửa hút gió dành cho tên lửa không đối không tầm ngắn (PL-10). Không có pháo bên trong máy bay. J-20 còn có các mấu cứng bên ngoài để chứa thùng nhiên liệu phụ nhằm mở rộng tầm hoạt động hoặc mang thêm vũ khí cho nhiệm vụ không cần khả năng tàng hình.

Tiêm kích Mãnh Long của Trung Quốc mạnh cỡ nào? - Hình 2
Chiếc tiêm kích Trung Quốc có ngoại hình khá giống F-22 của Mỹ

Không quân Trung Quốc đã biên chế một số J-20 trong cả 5 chiến khu và đến năm 2026, mỗi khu sẽ có ít nhất một đến hai lữ đoàn J-20. Trung Quốc gần đây tuyên bố rằng J-20 sẽ được sửa đổi để mang vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo tướng Chopra, Trung Quốc thường thổi phồng khả năng của vũ khí để đe dọa kẻ thù. “Trong khi đó, quân đội Mỹ thường sử dụng thông tin phóng đại này để thuyết phục quốc hội tăng ngân sách quốc phòng”, ông viết trên EA Times.

“Trung Quốc từ lâu đã mô tả J-20 là đối thủ cạnh tranh với các tiêm kích F-22 và F-35. Thực tế cơ bản là Trung Quốc đã gấp rút phát triển J-20 vì các thách thức an ninh, trong khi nhiều hệ thống của máy bay vẫn chưa hoàn thiện”, tướng Chopra nhận định.

Những dấu hỏi

Nhiều người đã đặt ra nghi ngờ về khả năng của Mãnh Long vì đường viền sắc cạnh và cánh phụ tam giác ở mũi có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tàng hình. J-20 là máy bay hạng nặng, điều này làm tăng phản hồi radar, ảnh hưởng đến khả năng tàng hình.

Giới quan sát ghi nhận Trung Quốc vấp phải nhiều vấn đề khi phát triển động cơ WS-15. Năm 2015, một động cơ WS-15 đã phát nổ, khiến việc kiểm soát chất lượng các cánh turbine đơn tinh thể bị đặt dấu hỏi. Các cánh turbine trong động cơ WS-15 không chịu được điều kiện nhiệt độ cao, không đảm bảo để J-20 thể hiện hết khả năng cơ động của máy bay.

Có những câu hỏi khác về việc liệu động cơ máy bay có tạo ra đủ lực đẩy siêu hành trình (bay vượt tốc độ âm thanh mà không cần chế độ đốt sau) hay không? Theo tướng Chopra, động cơ máy bay của Trung Quốc hầu hết được thiết kế nhái động cơ của Nga, khả năng triệt tiêu phản xạ radar và hồng ngoại kém. Chương trình phát triển WS-15 liên tục chậm tiến độ, độ tin cậy, t.uổi thọ cũng như khả năng bảo trì của động cơ sẽ vẫn là vấn đề.

Hiệu suất của hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động (sử dụng nhiều ăng-ten nhỏ được sắp xếp thành một mảng, mỗi ăng-ten được điều khiển riêng bằng máy tính) và tổ hợp tác chiến điện tử trên J-20 cũng đang bị đặt dấu hỏi. “Trung Quốc rõ ràng thua xa phương Tây về hệ thống điện tử hàng không. Câu hỏi J-20 có thực sự là tiêm kích thế hệ 5 hay không vẫn còn bỏ ngỏ”, tướng Chopra nhận định.

Cho đến nay, J-20 chưa được xuất khẩu. Chuyên gia Trung Quốc khẳng định nước này không có kế hoạch bán Mãnh Long. Nhưng ngay cả Pakistan, bạn hàng quân sự truyền thống của Trung Quốc, cũng không hứng thú với J-20 cỡ lớn mà nghiêng về loại tiêm kích J-31 nhỏ hơn hay tiêm kích “Kaan” của Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc đào tạo phi công cho J-20 cũng là một vấn đề. Khả năng cọ xát của phi công J-20 thấp: họ chưa từng tập trận với bất kỳ lực lượng không quân nước ngoài nào. Dù tuyên bố đã biên chế 150 máy bay và lên kế hoạch trang bị thêm 400 chiếc vào năm 2027, Không quân Trung Quốc chỉ hạn chế hoạt động của J-20 trong các cuộc tập trận nội bộ.

Mặc dù Hoàn cầu thời báo nói J-20 tham gia nhiều cuộc tập trận, chiếc máy bay này thậm chí còn chưa được giới thiệu với Không quân Pakistan trong đợt tập trận chung Shaheen lần thứ 10, diễn ra hồi tháng 9/2023 tại Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc.

“Nó cho thấy sự thiếu tự tin về cả hiệu suất và khả năng bảo trì”, ông Chopra viết.

Phát hiện UAV quân sự Trung Quốc, Nhật triển khai chiến đấu cơ theo dõi

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 28.8 thông báo đã phát hiện một máy bay không người lái (UAV) quân sự BZK-005 của Trung Quốc bay giữa Đài Loan và đảo Yonaguni ở cực tây của Nhật Bản vào sáng cùng ngày.

Bộ Quốc phòng Nhật cho biết chiếc UAV Trung Quốc nói trên xuất phát từ biển Hoa Đông ở phía bắc Đài Loan và bay tới eo biển Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philippines.

Bộ Quốc phòng Nhật cho hay họ đã điều một máy bay chiến đấu để theo dõi chiếc UAV của Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc.

Phát hiện UAV quân sự Trung Quốc, Nhật triển khai chiến đấu cơ theo dõi - Hình 1

Một chiến đấu cơ của Nhật. Ảnh The Japan Times

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã điều chiến đấu cơ để theo dõi hai chiếc UAV mà họ cho "có thể là của Trung Quốc" bay giữa đảo Yonaguni và Đài Loan trong ngày 25.8.

Cũng trong ngày 25.8, Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng đã phát hiện hai máy bay n.ém b.om H-6 của Trung Quốc bay qua eo biển giữa đảo Okinawa và Miyako, nối biển Hoa Đông và Thái Bình Dương vào sáng cùng ngày.

Okinawa là nơi có một trong những căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và là trung tâm tăng cường quốc phòng của Nhật và Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan hoặc các đảo gần đó thuộc Nhật, theo Reuters.

Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng 25.8 (theo giờ địa phương), họ đã phát hiện 22 máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó có 13 chiếc đã bay vào vùng "phản ứng" của Đài Loan, nhưng cơ quan này không cung cấp thông tin chi tiết, theo Reuters.

Đến sáng 26.8, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng trong 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện 20 máy bay của không quân Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, theo Reuters.

Mỹ cảnh báo 'hành vi quá khích' của Trung Quốc ở Biển Đông

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Đức: Đảng SPD tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Scholz
23:52:52 13/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lý do nhân viên trẻ ở Hàn Quốc không thích được thăng chức
23:01:12 13/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, nhấn mạnh việc phát triển quan hệ và tăng cường hợp tác
22:35:15 13/06/2024

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Chiến Nguyễn: CEO salon hiến tóc có tiếng, làm việc tốt vẫn bị mang tiếng oan
16:55:45 15/06/2024
Phim có Lưu Diệc Phi bị chê diễn lố, nội dung sáo rỗng, ưu ái nữ chính quá đà
16:45:59 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Bích Trâm: Vợ Linh Tý, nổi tiếng keo kiệt, không cho t.iền mua sắm gì
17:15:15 15/06/2024
Tiểu hoa đán Châu Dã mắc bệnh ngôi sao, mặt "vênh váo" với nhân viên nhà đài
17:04:01 15/06/2024

Tin mới nhất

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Sóng nhiệt dữ dội tại Mỹ, nắng nóng gay gắt ở CH Cyprus và Hy Lạp

17:10:02 15/06/2024
NWS khuyến cáo người dân cảnh giác và có biện pháp bảo vệ bản thân bởi nóng bức là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca t.ử v.ong liên quan đến thời tiết trong hầu hết các năm.

Có thể bạn quan tâm

Nam diễn viên kém 2 t.uổi công khai tỏ tình với Taeyeon (SNSD)

Sao châu á

22:47:56 15/06/2024
Sự xuất hiện của Kang Hoon trên chương trình Radio Star đã được khán giả đem ra mổ xẻ trở lại. Trong lần góp mặt này, nam tài tử chia sẻ quá trình anh trở thành diễn viên và động lực lớn nhất là vì Taeyeon.

Rapper 16 Typh xin lỗi, lên tiếng về tin đồn thiếu trách nhiệm với người cũ

Sao việt

22:43:36 15/06/2024
Rapper 16 Typh vừa đăng bài viết phản hồi thông tin về đời tư, đồng thời gửi lời xin lỗi khán giả vì phải tiếp nhận thông tin tiêu cực thời gian qua.

Cảnh giác với chiêu lừa "tuyển dụng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo"

Pháp luật

22:22:01 15/06/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, cơ quan này cùng các đơn vị liên quan không phối hợp hay ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các chương trình tuyển dụng công chức qua mạng xã hội.

Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ

Tin nổi bật

21:47:27 15/06/2024
Những đối tượng này đã có dấu hiệu lợi dụng những lời nói, sự trao đổi qua lại giữa ông Thích Minh Tuệ và lãnh đạo xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh vào chiều tối 28/5 để đăng tải, chia sẻ, bình luận xuyên tạc

Bị chê vô tri, gây ức chế khiến khán giả muốn bỏ xem "Trạm cứu hộ trái tim", nữ diễn viên này lên tiếng

Hậu trường phim

21:44:25 15/06/2024
Nữ diễn viên này từng có những lúc bị căng thẳng vì khán giả của Trạm cứu hộ trái tim tràn vào trang cá nhân và để lại bình luận tiêu cực.

Rộ tin Louis Phạm lên tiếng xin lỗi, CĐM tìm ra chi tiết vẫn chưa hối lỗi?

Netizen

21:34:16 15/06/2024
Phạm Như Phương đang rơi vào chuỗi rắc rối chưa từng có. Cô bị réo tên khắp các nền tảng mạng xã hội suốt thời gian qua. Cứ ngỡ, sau mọi ồn không yêu nước nhiều như đã nói, cô nàng sẽ biết hối lỗi nhưng sự thật lại khác

Xuất hiện bộ phim được khán giả Việt khen nước nở, kịch tính đến độ phải xem liên tục không dám rời mắt

Phim châu á

21:32:09 15/06/2024
Cửu Long Thành Trại: Vây thành sở hữu dàn diễn viên nổi tiếng. Bộ phim được đầu tư mạnh tay, mang lại nhiều pha hành động chân thực, kịch tính.

Trực tiếp APL 2024 hôm nay ngày 14/06: Nhánh thắng so tài

Mọt game

20:56:22 15/06/2024
Trong ngày hôm nay 15/06, các fan của tựa game Liên Quân Mobile sẽ được theo dõi các trận đấu tiếp theo trong khuôn khổ vòng Swiss giải đấu APL 2024.

Thần số học thứ 7 ngày 15/6/2024: Số 3 bước sang trang mới, số 8 bớt tranh cãi đúng sai

Trắc nghiệm

20:51:15 15/06/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 15/6/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 phải đối mặt với các vấn đề và tranh luận về tính đúng sai của

Ronaldinho tuyên bố g.ây s.ốc về tuyển Brazil

Sao thể thao

20:09:56 15/06/2024
Mọi thứ đang không suôn sẻ. Họ (tuyển Brazil hiện tại - PV) thiếu sự can đảm, tính cống hiến, mọi thứ đều thiếu , Ronaldinho chia sẻ trên kênh YouTube Cartoloucos hôm 14/6.

Thanh Hằng diện váy phát sáng, H'Hen Niê khoe chân dài khi làm vedette

Phong cách sao

20:03:48 15/06/2024
Đêm diễn mở màn có sự góp mặt của 3 nhà thiết kế (NTK), thương hiệuthời tranglớn, trong đó có 2 NTK đến từ Việt Nam, một nhà mốt đến từ Italia.