Thụy Điển: Các trường ĐH không tiêu hết tiền
Văn phòng Kiểm toán quốc gia Thụy Điển (NAO), đã phát hiện các trường đại học ở nước này hiện tích lũy số tiền chưa sử dụng lên tới 12 tỷ kronors (tương đương 1,4 tỷ USD) trong nhiều năm.
ảnh minh họa
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Helene Hellmark Knutsson, vấn đề này rất nghiêm trọng, bởi vì ngân sách phân bổ cần được sử dụng theo những mục đích đã định, trong đó đáng kể nhất là để cải thiện chất lượng giáo dục đại học.
Lãnh đạo dự án tại NAO, Keili Saluveer, cho rằng các trường đại học có thể thấy cần phải tiết kiệm để dự trù cho giá cả biến động và tổ chức các sự kiện đột xuất. Nhưng nguồn quỹ không được sử dụng ở mức độ lớn cho thấy các hoạt động đã lên kế hoạch không được thực hiện.
Video đang HOT
Còn Charlotta Tjardahl, chủ tịch Hội sinh viên quốc gia (SFS), cho biết lý do nguồn quỹ còn thừa nhiều có thể là các trường đại học Thụy Điển lo lắng về phân phối tài chính của chính phủ từ năm này sang năm khác có thể thay đổi và họ để dành như là cách dự phòng. Thực trạng này đòi hỏi hệ thống phân bổ nguồn quỹ cho các trường đại học cần được xem xét lại.
Theo Giaoducthoidai.vn
Kiến nghị thu hồi 50 tỷ đồng vì đề án đào tạo tiến sĩ 911 thất bại
Kết quả Kiểm toán Nhà nước về đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường ĐH, CĐ (Đề án 911) cho thấy hàng loạt mục tiêu không đạt. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách hơn 50 tỉ đồng
Đào tạo tiến sĩ cần chất lượng hơn số lượng. Trong ảnh: Nghiên cứu sinh Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng (Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỷ đồng với mục tiêu đào tạo 23.000 tiến sĩ. Tuy nhiên, đề án triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD-ĐT đã dừng tuyển sinh từ năm 2017.
Cụ thể, mục tiêu đặt ra trong Đề án 911 từ năm 2012 đến 2016 tổng chỉ tiêu đào tạo của đề án là 12.800 tiến sĩ (gồm 5.700 chỉ tiêu đào tạo trong nước, 5.800 chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài và 1.300 chỉ tiêu đào tạo phối hợp) nhưng kết quả đạt được tính đến hết năm 2016 khá thấp.
Báo cáo cho thấy giai đoạn 2012-2016 mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 NCS đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỷ lệ hơn 23%); còn lại, có tới 538 NCS (gần 77%) bảo vệ luận án chậm hoặc chưa bảo vệ luận án. Trong số NCS được tuyển, 143 người bỏ học hoặc chuyển sang nghiên cứu đại trà.
Đối với công tác đào tạo phối hợp, chỉ có một NCS đang học tập nghiên cứu tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (đạt gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học.
Điều đáng nói, số tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài nêu trên không phải hoàn toàn do Đề án 911 thực hiện, mà có 655 người thuộc danh sách do Đề án 356 (đề án đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2005-2010) tuyển vượt chỉ tiêu theo quy định chuyển sang. Như vậy kết quả tuyển sinh đào tạo ở nước ngoài của Đề án 911 thực chất chỉ có 1.306 NCS (gần 23% so với chỉ tiêu). Trong đó, có 549 NCS hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án (tốt nghiệp đúng thời hạn là 387 người, còn lại tốt nghiệp chậm từ một đến hai năm); 186 NCS hết thời hạn nghiên cứu nhưng chưa tốt nghiệp. Ngoài ra, 45 NCS ở nước ngoài bỏ học.
Cũng theo kết quả kiểm toán, điều kiện đầu ra theo đề án 911 của Bộ GD-ĐT yêu cầu cao hơn so với các quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ nói chung quy định tại Thông tư số 10/2009.
Tuy nhiên, thực tế, các chương trình đào tạo không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sĩ đại trà (không đi thực tập nước ngoài, giáo trình chung không có sự khác biệt, không có thời gian đào tạo tập trung)...
Đặc biệt, các NCS đào tạo ở nước ngoài không về nước khó có khả năng thu hồi kinh phí bồi hoàn ngân sách nhà nước do thiếu chế tài thực hiện....
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị về xử lý tài chính đối với Bộ GD-ĐT, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gồm: Học phí của NCS tại Cục Hợp tác quốc tế (từ năm 2012 đến 30-7-2017) hơn 50 tỉ đồng; các khoản chi sai chế độ, không đúng quy định hơn 424 triệu đồng; thu hồi kinh phí do NCS bỏ học hơn 207 triệu đồng.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT phải hủy dự toán nguồn kinh phí đề án hơn 2,8 tỉ đồng và giảm kinh phí quyết toán năm 2016 hơn 48 triệu đồng. Đối với các bộ, ngành kiểm tra đối chiếu tổng số xử lý tài chính là hơn 6,3 tỉ đồng.
Theo NLĐ
Ngành Sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra mà không sử dụng Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Năm 2018, điểm đầu vào sư phạm sẽ nằm trong top đầu. Việc khẳng định bảo đảm đầu ra cho các giáo sinh tương lai là điều kiện hấp dẫn để thu hút nhân tài vào học ngành này Việc các trường sư phạm không tuyển được học sinh...