Thủy đậu có lây không? Đâu là con đường lây lan bệnh thủy đậu?
Thủy đậu là một căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Việc tìm hiểu về các con đường lây lan bệnh thủy đậu sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thủy đậu là một căn bệnh do virus Varicellavirus hay còn gọi là virus thủy đậu gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai thuộc mọi lứa tuổi. Thông thường, thủy đậu có diễn biến cấp tính với những biểu hiện đặc trưng như sốt nhẹ và phát ban. Các nốt ban mọc thành nhiều đợt trên cùng một vùng da, ở nhiều dạng như nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
Vậy thủy đậu là bệnh có lây không? Nếu lây thì con đường lây lan bệnh thủy đậu qua con đường nào? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn:
Thủy đậu rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây từ thời gian 1 đến 2 ngày trước khi nổi ban ngứa và kéo dài đến khi tất cả các nốt mụn đều đóng vảy. Tỷ lệ lây nhiễm rất cao, có đến khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc nếu tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
Thủy đậu rất dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch (Ảnh: Internet)
2. Thủy đậu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu không chỉ lây lan nhanh mà còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng da ở những vùng có mụn nước. Tình trạng này thường nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên chúng có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở các vùng dễ nhìn thấy như mặt…
- Nhiễm trùng máu do vi trùng xâm nhập từ các vết mụn nước bị vỡ vào máu.
- Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… là những biến chứng nghiêm trọng. Chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.
- Zona hay còn gọi là giời leo. Bệnh zona thần kinh là gì? Triệu chứng, cách điều trị bệnh? Bệnh này xảy ra do siêu vi thủy đậu tồn tại trong các hạch thần kinh ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Những virus này tồn tại dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài đến 10, 20, hay 30 năm sau, khi gặp được các điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể yếu đi, mắc một số bệnh nhất định…, những siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.
Ngoài những biến chứng đã kể ở trên, thủy đậu còn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Tại thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, việc lây nhiễm virus thủy đậu trong cơ thể mẹ sẽ gây ra tình trạng sảy thai.
Video đang HOT
Con đường lây lan bệnh thủy đậu có thể truyền trực tiếp hoặc gián tiếp – Ảnh Internet
Bên cạnh đó, mẹ mắc thủy đậu sẽ khiến trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Ở những ngày cuối của thai kỳ hoặc sau sinh, bệnh thủy đậu ở mẹ có thể lây sang bé, khiến bé bị nổi mụn nước rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp…
3. Con đường lây lan bệnh thủy đậu
Bệnh có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người qua người bằng những con đường sau đây:
- Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: Là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất. Trường hợp thường gặp nhất là do tiếp xúc với các nốt mụn nước của người bệnh. Lúc này, virus thủy đậu Varicella – Zoster sẽ di chuyển, ủ bệnh và lây lan.
- Lây truyền qua đường không khó từ các giọt bắn hô hấp: Các giọt nhỏ có chứa dịch tiết từ đường hô hấp hay chất dịch của người bệnh khi nói chuyện hay hắt hơi có khả năng phát tán ra ngoài không khí. Người không mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn này có khả năng lây nhiễm cao.
- Lây truyền gián tiếp qua các đồ vật dùng chung: Nguy cơ lây bệnh thủy đậu vẫn rất cao nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc của người bị bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác
Hiện nay vẫn có những trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt gây nguy hiểm đến sức khỏe do phụ huynh không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Sốt, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và trong niêm mạc miệng là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, rất khó để phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời gian mắc bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
1. Triệu chứng điển hình của tay chân miệng
Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời gian gần đây đã trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là trong thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm, khi bệnh bùng phát thành dịch.
Sốt và những nốt mụn nước ở bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)
Việc nhận biết bệnh tay chân miệng qua dấu hiệu điển hình từ đó trở nên vô cùng quan trọng. Phát hiện bệnh sớm có thể giúp phụ huynh quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cũng như có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, hiệu quả.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:
- Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá giống bệnh cúm khiến phụ huynh nhầm lẫn. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, người sốt nhẹ và vừa từ 37.5 đến 39C, đi kèm đau cổ họng.
- Giai đoạn tiếp theo từ 1 đến 2 ngày sau đó, các mụn nước sẽ xuất hiện trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc thậm chí là mông và xung quanh hậu môn của trẻ.
2. Vì sao trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt?
Như chúng ta đã biết, sốt là một dấu hiệu đặc trưng, điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tay chận miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước. Điều này là do tay chân miệng có 3 thể bệnh mà trẻ có thể mắc phải.
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước (Ảnh: Internet)
Ngoài thể điển hình với các dấu hiệu đặc trưng đã kể trên, bệnh còn tồn tại dưới 2 thể khác:
- Thể tối cấp với diễn tiến nhanh, trẻ có thể gặp tình trạng nguy kịch trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
- Thể không điển hình. Ở thể này, trẻ mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng đã nhắc đến ở trên.
Như vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không sốt và chúng có thể là dấu hiệu của những thể bệnh nguy hiểm, phụ huynh cần lưu ý kỹ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
3. Những triệu chứng cần lưu ý nếu trẻ bị tay chân miệng mà không sốt?
Tuy là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng trẻ em cùng với nổi phỏng nước ở ba khu vực chính là tay - chân - miệng. Bệnh nhi vẫn có thể mắc tay chân miệng mà không sốt hoặc sốt nhẹ. Lúc này, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý vì đây có nguy cơ là thể bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt, phụ huynh cần chú ý đến một số triệu chứng sau:
3.1. Trẻ quấy khóc dai dẳng
Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí là liên tục kéo dài. Một số trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút, đôi khi khóc cả đêm không ngủ. Thông thường, các bé quấy khóc là do khó chịu vì các vết lở loét trong miệng và ngứa ngáy trên da gây nên.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vì trẻ có khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra.
Trẻ quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra (Ảnh: Internet)
3.2. Nôn ói
Nôn là một triệu chứng khá thường gặp của bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu trẻ nôn ói nhiều thì có thể báo hiệu bệnh nặng, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.
3.3. Giật mình
Một trong những triệu chứng cần lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng mà không sốt là giật mình. Đây là một trong những dấu hiệu thần kinh do tay chân miệng, có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ (thỉnh thoảng giơ hai tay lên).
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý quan sát tần suất trẻ bị tay chân miệng giật mình có tăng theo thời gian hay không để kịp thời đến cơ sở y tế.
3.4. Tiểu ít
Tiểu ít khi bị tay chân miệng mà không sốt thì có thể là dấu hiệu trẻ mắc bệnh ở thể nặng. Tiểu ít có thể là do tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, hay suy thận.
Vì vậy, nếu trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt thì phụ huynh nên quan sát tã hoặc thu thập nước tiểu của trẻ vào ly có vạch đo lường để đánh giá lượng nước bài tiết hàng ngày khi trẻ mắc bệnh.
3.5. Trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường
Nếu trẻ không sốt nhưng cảm thấy khó thở và thở gấp, phụ huynh cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy tuần hoàn hoặc biến chứng hô hấp. Những triệu chứng này biểu hiện qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, thở khó nhọc, nhịp thở nhanh hơn bình thường ở những trẻ bị tay chân miệng.
3.6. Rối loạn ý thức
Rối loạn ý thức là một trong những dấu hiệu đặc biệt lưu ý ở trẻ bị nhiễm tay chân miệng nhưng không sốt. Điều này là do nó có thể cảnh báo biến chứng viêm não, huyết áp thấp,... Bên cạnh đó, nếu trẻ có các biểu hiện như ngủ gà, bứt rứt, loạng choạng, ... cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị kịp thời.
Tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng sởi là gì? Có ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ? Tuy rằng vaccine phòng sởi khá an toàn và khả năng phản ứng với cơ thể là rất thấp. Nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine phòng sởi và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ. Vaccine sởi là một loại vaccine đã được các chuyên gia y tế đánh giá là an toàn....