Thưởng thức cháo ấu tẩu Hà Giang
Bạn đồng nghiệp người Hà Giang của tôi cho rằng, đến Hà Giang mà chưa ăn cháo ấu tẩu thì coi như không biết gì về món ngon Hà Giang. Đặc biệt, các quán cháo ấu tẩu chỉ mở cửa bán sau 7 giờ tối.
Hôm đó đã hơn mười giờ tối, sau khi đi bộ lang thang qua những con phố, chúng tôi kéo nhau vào một quán cháo ấu tẩu, ngay trung tâm TP Hà Giang. Bạn tôi giải thích, củ ấu tấu thường có ở vùng núi cao, khí hậu lạnh, ngoài góp phần làm nên món ngon, còn là vị thuốc. Theo y học, ấu tẩu có vị cay tê, tính nóng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Từ xa xưa, người Mông dùng củ ấu tẩu ngâm rượu xoa bóp trị đau nhức hay cám gió. Còn dùng để nấu cháo làm món giải cảm. Sau này, người Kinh chế biến thêm gia vị, thịt, trứng làm nên món ăn độc đáo.
Tôi hỏi chuyện cô hàng và được biết, nhà hàng có cách chế biến ấu tẩu riêng như một bí quyết. Gạo nương của đồng bào dân tộc, vo sạch, để ráo. Ấu tẩu ngâm kỹ trong nước vo gạo một đêm, rửa sạch và hầm cho tới khi mềm, bở… . Bởi củ ấu tẩu rất cứng nên hầm cho tới khi thành hỗn hợp sệt rất lâu và cuối cùng ninh chung với chân giò heo hay móng. Nói thì nhanh và dễ, nhưng chế biến công phu vô cùng! Riêng việc chọn và làm sạch ấu tẩu cũng là một công đoạn khá kỹ lưỡng.
Quán bắt đầu đông khách vào thời điểm sau mười giờ tối. Người ra, vô, người mua mang về khiến cô hàng luôn tay và cô chạy bàn luôn chân. Lại thêm một người phục vụ tại quầy làm công việc sắp tô ra mâm, chuẩn bị múc, nêm hành lá, tía tô…
Cháo ấu tẩu là món ngon, đồng thời là vị thuốc
Video đang HOT
Tôi nhìn phía quầy hàng. Bên trên lò than là hai nồi to, trong đó là cháo gạo nếp có ấu tẩu, một nồi chân giò và móng giò. Trên quầy, một rổ hành lá, một rổ tía tô, rau thơm xắt nhuyễn, một hộp thịt nạc heo băm nhuyễn (đã chế biến). Khách vào thường đi theo đoàn từ 4 người trở lên, có khi đến 10 người nên nhà hàng tất bật. Nhanh tay, một cô đặt cái mâm trên quầy (cho dễ bưng bê) và sắp tô lên đó. Một cô lấy đũa gắp tía tô, rau thơm và thêm muổng hành lá vào tô. Một cô múc cháo lần lượt vào tô. Cô gạn rất khéo để tô nào cũng đều có ấu tẩu, cô múc thêm cái móng giò hay khoanh giò. Sau đó một cô nhanh tay đập quả trứng gà gạn lòng đỏ bỏ vào, thêm muỗng thịt nạc băm.
Trời lạnh, tô cháo nóng hổi bốc khói, thơm mùi đặc trưng, chưa ăn đã thấy ngon. Có người nêm chút mắm ớt, có người nêm chút bột canh. Có sẵn hũ măng chua cũng là món đặc sản của Hà Giang, ai thích bỏ vào một gắp. Vị cháo hơi đăng đắng nhưng là vị đắng dễ chịu. Tô cháo ngon bởi tổng hòa các mùi vị: thơm của nếp, bùi của ấu tẩu và béo của chân giò, trứng, vị chua của măng… Lại thêm ly nhỏ rượu ngô đặc sản Hà Giang, cảm giác ấm áp thật khó quên!
Cháo ấu tẩu được cho thêm trứng gà, thịt nạc băm ăn kèm măng chua và rau thơm xắt nhuyễn
Món cháo ấu tẩu là thức ăn bổ dưỡng và thường nhật của người Hà Giang. Nhiều người cho rằng, ngoài giúp bồi bổ xương cốt, xoa tan mệt mỏi còn thêm tác dụng đặc biệt là tạo giấc ngủ ngon, điều đó lý giải vì sao cháo ấu tẩu chỉ bán vào ban đêm.
Chưa bàn đến tác dụng của ấu tẩu, một tô cháo ăn khuya với chân giò, thịt nạc, trứng đã có tác dụng bồi bổ, lại thêm tính dược liệu của ấu tẩu và tía tô. Quả thật, thưởng thức tô cháo ngon, lại có tính dược, thật khó quên.
Theo Vietnamnet/PNO
Đi ăn bún bò Huế ở... Huế
Nhắc đến bún bò là nói đến mùi hương nồng nàn và quyến rũ, đi ngang qua quán bún bò, hương sả và ruốc xông lên ngào ngạt, khó ai mà cầm lòng được. Và tôi cũng bị mùi hương ấy quyến rũ khi bước vào quán bún bò trên đường Trương Định, thành phố Huế.
Quán còn dùng chiếc nồi nhôm cổ truyền (làm bằng nhôm mỏng, trông như chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn, được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo) làm tôi nhớ đến hình ảnh của bún bò cách đây hơn 20 năm.
Hồi đó, còn bé được mẹ đưa đi Huế chơi và ăn bún bò ở chợ Đông Ba một lần mà nhớ mãi đến bây giờ. Đó là một ngày mùa đông, trời Huế mưa phùn và rét khiến ai nấy chỉ muốn ăn ngay một tô bún nóng. Tôi và mẹ ghé vào chợ. Ngay bên ngoài là một bà cụ tóc đã bạc phơ, ngồi bên gánh bún bò khói bốc nghi ngút.
Khách đến thì ngồi trên những chiếc ghế gỗ nhỏ (ở Huế gọi là chiếc đòn), trong chiếc nồi nhôm đó là vô vàn những miếng chả tôm vàng ươm nổi lên cùng màu ớt sóng sánh, chỉ nhìn thôi là nước miếng nuốt ừng ực. Và cho đến bây giờ, khi đã trưởng thành và thưởng thức ẩm thực khắp nơi, với tôi đó là hình ảnh trọn vẹn nhất của bún bò Huế.
Tôi gọi một tô thập cẩm. Chị chủ quán nhanh tay trụng bún, sợi bún to như truyền thống, khác với sợi nhỏ như ở Sài Gòn, thêm vài lát nạc bò, gân bò, chân giò rồi tiếp theo múc từ nồi nào huyết, nào chả cua, đầu hành... sau cùng là trụng một ít thịt bò tái rồi mới rắc hành ngò và tiêu bột lên trên.
Tô bún mang ra bốc khói, đúng là bản giao hòa của sắc màu và hương vị, vừa thơm vừa đẹp mắt. Chỉ cần cho một ít rau sống, vắt vài giọt chanh, thêm một ít sa tế là có thể thưởng thức trọn vẹn rồi.
Công thức nấu bún bò Huế giờ đã quá phổ biến trên mạng, tuy nhiên để nấu bún bò ngon không dễ. Đầu tiên phải kể đến nước ruốc, đó là loại ruốc khô Huế, làm từ con ruốc tươi (hình dạng như con tép). Lúc pha vào nồi nước dùng phải chọn đúng thời điểm, lọc sạch phần cặn để nước ngọt và trong. Cây sả cũng cột thành một bó khéo léo, để khi hầm xong thì vớt ra chứ không bị nát hoặc quá nhừ khiến nồi nước dùng mất hương.
Điều quan trọng là thịt heo. Kém duyên nhất là miếng thịt ba rọi vô tình xuất hiện trong tô bún bò mà tôi đã nhiều lần nhìn thấy ở một số quán, miếng thịt đó chỉ hợp với món hủ tiếu thôi, sự biến tấu này khiến tô bún mất điểm. Giò heo là hợp lý nhất.
Và cuối cùng là rau răm, khi chuẩn bị ăn, rắc vài lá rau răm thái nhỏ, tinh dầu từ rau răm tiết ra khiến tô bún hài hòa mà đậm đà đến lạ, phải ăn ở những quán ngon mới được thưởng thức điều này.
Theo ihay
Món cháo 'chết người' đặc sản Hà Giang Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu - một loại củ có chất độc cực mạnh. Qua cách chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc, nó trở thành món ăn có ích cho sức khỏe. Củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bề ngoài giống củ ấu miền...