Thưởng thức bánh xèo hẻm nức tiếng ở Đà thành
Con hẻm nhỏ nằm giữa thành phố Đà Nẵng có một đại gia đình với hơn 30 năm sinh sống với nghề làm bánh xèo. Là địa danh ẩm thực ưu thích của người dân địa phương và cả khách du lịch.
Ghé thăm “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, nếu bạn hỏi “thổ địa” về những món ngon phải thử thì chắc chắn có bánh xèo bà Dưỡng. Dù quán nằm khuất sâu trong con hẻm trên đường Hoàng Diệu, người dân Đà Nẵng sẽ tận tình chỉ cho bạn đến tận nơi.
Bánh xèo là món ăn dân dã trong các gia đình miền Trung, tưởng là món ăn chơi nhưng lại có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bữa chính. Cũng xuất phát từ việc nấu nướng cho gia đình, dần dần bà Dưỡng mang món bánh xèo ra góc phố, ngồi bên quang gánh đổ bánh cho khách. Nhiều người đã nấn ná bên gánh hàng rong này suốt mấy chục năm, chứng kiến hàng bánh nhỏ trở thành thương hiệu của ẩm thực Đà Nẵng, chuyển vào con hẻm nhỏ với không gian rộng rãi hơn.
Khu bếp lúc nào cũng tất bật. Những lò than đỏ lửa liên tục bởi quán hiếm khi vắng khách. Thực khách có thể theo dõi cách làm bánh xèo, đầu tiên là đổ một lớp bột tráng qua chảo, cho tôm, thịt, giá lên trên rồi đợi bánh chuyển sang màu vàng thì gập đôi bánh lại. Bột xay từ gạo Quảng Nam, pha một ít bột nghệ nên có màu vàng ươm thích mắt. Mùi bột thơm vẫn giữ nguyên khi nấu trên lửa than, đồng thời bánh cũng có xốp hơn khi dùng bếp ga ở nhà. Vỏ bánh giòn tan, bên trong là phần nhân nóng mềm, từng cọng giá dậy mùi hấp dẫn.
Điểm độc đáo của bánh xèo ở đây là lớp vỏ có trứng bọc ngoài viền, thơm và ngậy. Khi ăn, thực khách lấy một phần bánh bao gồm cả vỏ và nhân rồi cuốn chung với bánh tráng, rau xà lách, dưa leo, chuối xanh, rau thơm, nộm đu đủ, chấm vào bát nước lèo gia truyền. Từng con tôm ngọt lừ, thịt bò không bị khô, giá tươi giòn kết hợp với các loại rau xanh khiến món ăn không bị ngán. Đặc biệt, nước lèo ở đây được nêm nếm rất chuẩn vị, thậm chí nhiều thực khách cho rằng nước chấm mới chính là thứ khiến họ phải quay lại quán lần hai.
Nem lụi ở quán hơi bé so với giá 5.000 đồng/cái, khách hàng thường gọi cả chục cái một lần. Quán còn có bún thịt nướng sốt me giá 25.000 đồng/bát, bò nướng lá lốt giá 80.000 đồng/đĩa.
Bà Dưỡng đứng bếp cùng năm cô con gái cũng đã tầm tuổi trung niên. Tuy đã huy động được con cháu trong nhà cùng bán hàng với tổng nhân viên lên đến hơn 30 người, quán bánh xèo trong hẻm nhỏ này vẫn phải chật vật để phục vụ chu đáo cho lượng khách đông vào buổi tối. Khách hàng thường phải chờ đợi, ngồi ghép chỗ hoặc tự lấy nước cho mình. Do đó, khi ghé quán bánh xèo vào bạn ngày, bạn có thể tránh được sự bất tiện kể trên. Quán mở từ 9h đến khoảng 22h mỗi ngày.
Video đang HOT
Điểm khác nhau giữa bánh xèo miền Trung và miền Nam
Với công thức cơ bản giống nhau, món bánh xèo ở hai miền vẫn có nét độc đáo khiến nhiều thực khách thích mê.
Bánh xèo là món ăn truyền thống của Việt Nam. Loại bánh này làm từ bột với phần nhân đa dạng như tôm, mực, thịt bò... Món bánh xèo đặc biệt nổi tiếng ở hai miền Trung và Nam. Cách biến tấu phù hợp khẩu vị mỗi nơi đã tạo nên những chiếc bánh xèo ngon bậc nhất Việt Nam.
Vỏ bánh
Công đoạn đầu tiên để làm bánh xèo là tạo vỏ. Lớp vỏ bánh được làm bằng bột. Ở miền Trung, vỏ bánh làm từ bột gạo và thêm bột nghệ để tạo màu vàng. Nếu đến các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, bạn sẽ thấy nhiều hàng bán bánh xèo vỏ trắng do chỉ dùng bột (không thêm màu). Sự bình dị trong cách làm bánh khiến nhiều vị khách có cảm tình ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Vỏ bánh xèo miền Trung làm từ bột gạo, đôi khi có màu trắng.
Vỏ bánh miền Nam (hoặc miền Tây) tương đối giống nhau với bột gạo, chút cốt dừa và hành lá. Tuy nhiên, ở miền Nam, không ít người bán đang có xu hướng dùng bột bánh bán sẵn. Do đó, vỏ thường giòn hơn so với bánh ở miền Trung.
Phần nhân
Khác biệt giữa nhân bánh của bánh xèo hai miền là tương đối lớn. Do vị trí địa lý gần biển, bánh xèo miền Trung có phần nhân thiên về hải sản như tôm, mực... Nếu từng ăn ăn bánh xèo ở Phú Yên, bạn sẽ thấy phần nhân chỉ có 1-2 con mực kèm theo ít giá, hẹ để giảm ngấy.
Điểm đặc biệt của bánh xèo miền Trung là phần nhân đơn giản nhưng chất lượng. Mực và tôm to, ăn khá đã.
Bánh xèo miền Nam có nhân thập cẩm hơn phiên bản miền Trung. Ảnh: Ittie_izzie.
Bánh xèo miền Nam có sự đa dạng trong nhân. Dù các thành phần không to như bánh xèo miền Trung, du khách vẫn thích thú vì được cảm nhận nhiều hương vị từ tôm, thịt bò, thịt ba rọi... Tất cả đều được xào chung trước khi cho vào vỏ bánh.
Đúc bánh xèo
Khuôn đúc bánh xèo miền Trung khá nhỏ, làm bằng gang cứng. Đường kính mỗi khuôn đúc khoảng 15-20 cm. Khi đúc, người miền Trung có xu hướng cho nhiều dầu để bánh giòn, nhanh chín.
Khuôn đúc bánh xèo miền Nam (hoặc miền Tây) thường khá to. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn.
Trong khi đó, bánh xèo miền Nam lại được đúc trên chảo lớn. Họ đổ lớp bột làm vỏ mỏng khắp chảo. Điều này khiến phần cạnh bánh giòn tan, ăn rất vui miệng. Đi sâu hơn vào khu vực miền Tây, du khách sẽ thấy những khuôn đúc "đại tướng" đặc trưng.
Đồ ăn kèm
Một chiếc bánh xèo ngon còn phải phụ thuộc vào phần nước chấm. Khi du lịch miền Trung, du khách sẽ được thử một loại mắm có màu nâu, hơi đặc. Người dân gọi đây là mắm đục. Loại này thường được trộn kèm chanh, ớt. Các loại rau ăn kèm gồm cải xanh, xà lách, diếp cá, húng quế.
Bánh xèo miền Trung nổi tiếng với mắm đục (mắm nêm). Ảnh: Liuliufood01.
Bánh xèo miền Nam nổi bật với nước chấm chua ngọt được pha chế cầu kỳ bằng nước mắm, giấm, đường, chanh... Ớt và tỏi được thêm vào tùy khẩu vị mỗi người. Trong bát nước chấm, người bán còn cắt thêm vài lát đu đủ hoặc cà rốt.
Với bánh xèo miền Nam, phần rau ăn kèm khá đa dạng, có thể lên tới hàng chục loại. Lựa chọn được nhiều người yêu thích là xà lách cuốn chuối, xoài.
Thưởng thức
Bánh xèo miền nào cũng có công thức cơ bản là cuộn bánh tráng, chấm mắm và ăn. Tuy nhiên, bánh tráng miền Trung thường to và dày hơn. Bánh tráng miền Nam khá mỏng.
Do kích thước nhỏ, thực khách có thể ăn nguyên miếng bánh xèo miền Trung hoặc cắt đôi. Trong khi đó, bánh xèo miền Nam thường được cắt làm 4 do kích thước to.
Đây là 3 món nộm siêu ngon và dễ làm cho các chị em giải ngấy sau dịp Tết ăn quá nhiều bánh chưng, thịt gà Những ngày Tết ăn quá nhiều món gây ngấy như bánh chưng, nem, thịt gà... thì các chị em có thể trổ tài làm món nộm vừa ngon lại vừa dễ ăn. Nếu đã quá chán các món ăn nhiều đạm và tinh bột thì chắc hẳn nộm sẽ là món được nhiều chị em lựa chọn. Các món nộm không chỉ ngon,...