Thương mại điện tử ‘gây nghiện’ người dùng bằng cách nào?
Dù mới phổ biến vài năm gần đây nhưng mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen mỗi ngày của không ít người Việt. Thương mại điện tử giờ đây không chỉ là mua bán, mà còn đáp ứng hàng loạt nhu cầu giải trí, trải nghiệm của mọi người dùng.
Gia tăng trải nghiệm tương tác của người mua sắm online
Các sàn Thương mại điện tử (TMĐT) đều cam kết tạo ra những tác động tích cực tới sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh việc tạo ra những cơ hội mới cho nhà bán hàng và các thương hiệu mở rộng kênh bán hàng, các sàn TMĐT hiện nay cũng mang lại những trải nghiệm có tính chia sẻ mạnh mẽ hơn cho người tiêu dùng, như một phần trong chiến lược mang thương mại điện tử đến với mọi đối tượng người dùng.
Theo thông tin từ Shopee, với sự kiện 11.11 Siêu Sale, Shopee trên toàn khu vực đã bán ra hơn 200 triệu sản phẩm được bán ra trong ngày 11.11. Cũng trong dịp này, Shopee ghi nhận có hơn 20 triệu giờ xem trên Shopee Live và hơn 2,5 tỉ lượt tham gia các trò chơi trên ứng dụng từ người dùng, cho thấy người tiêu dùng ngày càng yêu thích các chương trình giải trí độc đáo trên sàn TMĐT.
Theo đó, Shopee luôn chú trọng cải tiến trải nghiệm mua sắm và tương tác giữa người bán, người mua trên ứng dụng di động. Người mua có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi quá trình vận chuyển, cùng lúc đó gia nhập vào các cộng đồng và tận hưởng hàng loạt tính năng xã hội nâng cao trên cùng một nền tảng.
Tuyết Anh (28 tuổi, TP. HCM) cho biết TMĐT là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của cô suốt 2 năm qua. Mỗi ngày, Tuyết Anh đều dành thời gian chơi game săn ưu đãi trên Shopee, đồng thời xem Shopee Live và Shopee Feed để tìm hiểu một số sản phẩm đang quan tâm. Tuyết Anh đánh giá, ứng dụng có tính tương tác chủ động rất cao, khiến Tuyết Anh bỏ hẳn thói quen mua sắm trực tiếp, chỉ trừ một số sản phẩm như quần áo cần thử trực tiếp.
Video đang HOT
Không chỉ Shopee mà các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam cũng đang đánh mạnh vào chiến lược kết hợp giữa mua sắm và giải trí nhằm thu hút và giữ chân người dùng.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng
Ngoài ra, TMĐT cũng hút khách nhờ khả năng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng TMĐT hiện tận dụng tối ưu AI và Big Data để nhận diện khách hàng, từ đó giới thiệu những sản phẩm phù hợp.
Với các công nghệ tự phát triển dựa trên AI (Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo ) và AR (Augmented reality – Tương tác thực tế ảo) để phân tích hành vi tìm kiếm, lướt website/app và mua hàng của người dùng, người dùng được giới thiệu chính xác những mặt hàng đáp ứng tối đa nhu cầu, với mức giá phù hợp và người bán hiểu được chính xác nhu cầu của người dùng để có thể lựa chọn đăng bán và quảng cáo sản phẩm phù hợp.
Từ việc phân tích hành vi tìm kiếm, lướt website/app và mua hàng của người dùng, Shopee chủ động gợi ý sản phẩm theo nhu cầu người dùng
Theo ghi nhận từ Shopee, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức quảng cáo trong ứng dụng của sàn TMĐT này có tỉ lệ tạo đơn hàng nhiều hơn 65% so với những doanh nghiệp không sử dụng. Điều này được hỗ trợ bởi khả năng AI của chính Shopee, đảm bảo rằng các thông tin quảng cáo được gửi đến đúng đối tượng người dùng vào đúng thời gian và địa điểm.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ: “Cùng với sự phát triển liên tục của Thương mại điện tử trong khu vực cũng như mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người mua sắm. Vào thời điểm mà bối cảnh kinh doanh đang thay đổi, chúng tôi cam kết hỗ trợ người bán và các thương hiệu nắm bắt các cơ hội phát triển mới, đồng thời mang lại những hoạt động mua sắm trực tuyến hấp dẫn và nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”.
Chủ shop thời trang thu hơn 2 tỉ đồng trong ngày độc thân 11-11
Tính đến cuối ngày 12-11, hầu hết các sàn bán lẻ trực tuyến đều thông báo đã ghi nhận sự bùng nổ đơn hàng và lượt truy cập trong ngày độc thân 11-11.
Chẳng hạn, Shopee ghi nhận kỷ lục mới vào ngày 11-11 tại tất cả 7 thị trường trên toàn khu vực khi số lượng đơn hàng tăng gấp 10 lần so với mức trung bình đơn hàng bán ra trong một ngày.
Tại Việt Nam, Shopee cho hay nhu cầu về các thiết bị điện tử tăng cao với hơn 8.000 điện thoại thông minh Xiaomi Redmi Note 9S được bán ra tại sự kiện 11-11 Siêu Sale; sản phẩm thuộc ngành hàng Health and Beauty tiếp tục bán chạy. "Một nhà bán hàng thuộc ngành hàng thời trang đã đạt được doanh thu hơn 2 tỉ đồng trong ngày 11-11" - đại diện Shopee tiết lộ.
Tiki cho biết doanh số bán hàng ngày độc thân 11-11 trên sàn này cũng thiết lập kỷ lục mới khi tăng 50% so với dịp giảm giá 10-10 vừa qua, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 7 lần so với ngày thường. Nếu xét số lượng đơn hàng, ngày 11-11 ghi nhận số lượng tăng gấp 5 lần so với ngày thường.
Người tiêu dùng nhộn nhịp mua sắm trực tuyến trong ngày 11-11
Một sàn thương mại điện tử đình đám khác là Lazada có số lượng đơn hàng trong 1 giờ đầu tiên của lễ hội mua sắm tăng gấp đôi dịp này năm trước. Trong 2 giờ đầu tiên, người dùng cũng cho sản phẩm vào giỏ hàng nhiều hơn 2 lần so với lễ hội năm 2019. Đã có 20.000 smartphone, 3.000 tivi... được bán ra trong 2 giờ đầu tiên.
Xuất phát từ Trung Quốc, ngày độc thân hằng năm trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất trên các sàn thương mại điện tử của nước này khi doanh số tăng chóng mặt và cho thấy thương mại điện tử ngày càng trở thành xu hướng mua sắm mới.
Thông tin từ Alibaba ngày 12-11 cho thấy tổng giá trị hàng hóa bán ra đạt 498,2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 74,1 tỉ USD, trong chiến dịch kéo dài 11 ngày từ ngày 1 đến 11-11, tăng 26% so với dịp này năm 2019. Đây là giá trị đơn hàng được thanh toán qua Alipay trên các nền tảng bán lẻ tại Trung Quốc của Alibaba: Kaola, Lazada, AliExpress... Trong đó, có hơn 470 thương hiệu vượt mức doanh thu 100 triệu nhân dân tệ trong tổng số 250.000 thương hiệu tham gia lễ hội
Alibaba cũng cho biết hạ tầng của mình xử lý 583.000 đơn hàng mỗi giây ở giai đoạn đỉnh điểm và mạng lưới Cainiao (giao hàng) đã xử lý hơn 2,32 tỉ đơn hàng phân phối trong 11 ngày nói trên. Đặc biệt, Chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo tương tác với khách hàng đã xử lý hơn 2,1 tỉ câu hỏi cũng trong thời gian trên.
Tuy nhiên, trên các diễn đàn về thương mại điện tử, nhiều người tiêu dùng phản ánh gặp không ít rắc rối khi canh "sale" ngày 11-11. Nhiều nhất là những phản ánh về thanh toán lỗi, hệ thống bị "treo" hoặc phản hồi chậm. "Tôi canh được một đơn giảm giá trên sàn thương mại điện tử và thanh toán qua Zalopay, đã trừ tiền rồi nhưng đơn hàng hiển thị là "chờ thanh toán". Khi báo cho sàn và ví điện tử thì bên này "đá" qua bên kia. Ở một sàn khác, mua thẻ điện thoại thì bị treo 24 giờ mới sử dụng được" - một người tiêu dùng kể.
Một số khách hàng phản ánh có tình trạng người bán "kê" giá trong ngày sàn thương mại điện tử tung ra chương trình giảm giá nên giá bán thực tế không hề rẻ. Nhiều sản phẩm giá đắt hơn so với mua tại cửa hàng
Trong vòng 24 giờ, người Việt chi tới 2.500 tỷ đồng để mua hàng qua mạng Việt Nam có trên 59,4 triệu người dùng internet, chiếm 66% dân số và khoảng 44,8 triệu dân từng tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần trong năm. Riêng trong ngày Online Friday năm 2019, người Việt đã chi hơn 2.500 tỷ đồng để mua hàng trong 24 giờ với hơn 3 triệu đơn hàng được đặt online. Theo Bộ...