Thương mại điện tử: Cuộc chơi ‘đốt tiền’ có còn chỗ cho người mới?
Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018 thì thương mại điện tử Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-2018 và có giá trị 2,8 tỉ USD.
Thông tin trên được đưa ra trong một báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect vừa công bố nhân sự kiện Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel ( Viettel Post) – một trong hai công ty chuyển phát lớn nhất của Việt Nam chính thức tham gia lĩnh vực thương mại điện tử.
Theo VNDirect, thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-2025, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.
Thế hệ Millennials (thế hệ Y) sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử ở Việt Nam với thói quen dành thời gian mua sắm trên mạng hơn là đến các cửa hàng vật lý.
Thêm nữa, phương thức bán hàng người tiêu dùng tới người tiêu dùng (C2C) hay trên mạng xã hội ngày càng phổ biến.
Phương thức này có ưu điểm trong việc giúp người mua và người bán tương tác trao đổi trực tiếp với nhau để chia sẻ thông tin, hình ảnh, đánh giá và các lời khuyên về sản phẩm nhờ những tính năng đặc biệt của mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo.
Đang được định hình bởi 4 tên tuổi lớn
Cuộc chơi thương mại điện tử đang được định hình bởi 4 tên tuổi lớn, theo VNDirect. Đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C). Lazada và Shopee là hai thương hiệu quốc tế trong lúc đó các thương hiệu còn lại là Tiki và Sendo được sáng lập bởi các tổ chức trong nước.
Quý 1/2018, Lazada là sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường xét trên cả phương diện số lượng truy cập website lẫn số lượng view trên Facebook.
Tuy nhiên chỉ một năm sau, Shopee và Tiki đã vươn lên vị trí xếp hạng số 1 và 2 về lượng truy cập website, trong lúc đó Sendo xếp hạng thứ 4 nhờ vào sự phát triển liên tục của mình.
Trong số các trang thương mại điện tử, Shopee là đơn vị duy nhất áp dụng mô hình người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C), trong khi các sàn còn lại đều áp dụng mô hình B2C hoặc hỗn hợp B2C/C2C.
Tiki đã chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) sang doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2B2C) vào tháng 3/2017.
Video đang HOT
Khâu giao hàng hiện nay vẫn là nhân tố quyết định đến sự thành công của thương mại điện tử.
Theo báo cáo của VNDirect, yếu tố này đã giúp Tiki và Shopee có sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua vì hai đơn vị này này cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc với thời gian ngắn hơn so với Lazada.
Cụ thể, bên cạnh hai lựa chọn vận chuyển là “Tiêu chuẩn” cần 5-6 ngày và “Nhanh” cần 1-2 ngày thì Tiki cung cấp lựa chọn giao hàng trong vòng 2 giờ, Shopee cũng cung cấp lựa chọn giao hàng trong 4 giờ trong khi đó Lazada cung cấp gói vận chuyển nhanh nhất là 24 giờ.
Đặc biệt với hình thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là giao hàng – thu tiền (COD) thì việc các công ty thương mại điện tử đưa ra được giải pháp giao hàng tin cậy và an toàn là yếu tố cạnh tranh quan trọng.
Chính vì vậy, các trang thương mại điện tử lớn đã và đang rót vốn mạnh tay vào hoạt động giao nhận cùng lúc theo hai hướng: (1) xây dựng đơn vị chuyển phát của chính mình để chuyển phát nội vùng và (2) đầu tư hoặc mua cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp chuyển phát liên tỉnh nhằm tối ưu hóa thời gian và độ chính xác đơn hàng.
Vẫn đang là cuộc đua “đốt tiền”
Thương mại điện tử Việt Nam, theo VNDirect, vẫn đang trong cuộc đua “đốt tiền”. Cụ thể, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn rất non trẻ nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào quảng cáo, hạ tầng kho bãi, nguồn nhân lực… nhằm định vị tên tuổi của mình trên thị trường.
Một trường hợp cụ thể minh chứng cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các sàn thương mại điện tử là cuộc chạy đua khuyến mãi khởi nguồn từ chương trình bán hàng giảm giá lớn tới 95% của Lazada vào 9/5/2018 nhân dịp kỉ niệm 6 năm thành lập sàn này với thông điệp “Đại tiệc giảm giá mừng sinh nhật” thì ngay lập tức Shopee tung ra chương trình giảm giá cạnh tranh với thông điệp “Cần gì sinh nhật, deal vẫn sốc, giá vẫn bốc”.
Adayroi nhanh chóng tham gia cuộc đua cùng chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển với thông điệp “Chúc mừng sinh nhật bạn hàng xóm” và Tiki thậm chí còn làm hẳn một video quảng cáo (TVC) cho chương trình giảm giá của mình nhằm đáp trả các sàn còn lại với tựa đề “Ưu đãi vô hạn – còn vui hơn cả sinh nhật”.
Báo cáo của VNDirect cho rằng, như một hệ quả, cả ba ông lớn thương mại điện tử vẫn đều đặn báo lỗ hàng năm. Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-18 là 9.400 tỉ đồng. Điều này tạo nên rào cản rất lớn cho những người chơi mới muốn gia nhập thị trường nhiều tiềm năng nhưng đầy khốc liệt này.
“Chúng tôi ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỉ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam”, báo cáo của VNDirect nhấn mạnh.
Cơ nội nào cho Viettel Post?
Là tân binh mới trên thị trường, theo Công ty Chứng khoán VNDirect, Viettel Post (trang thương mại điện tử Voso.vn – Vỏ sò) có những vũ khí riêng để tham gia cuộc đua thương mại điện tử khắc nghiệt.
Thứ nhất, công ty chuyển phát Quân đội có lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới chuyển phát toàn quốc mà doanh nghiệp này đã đầu tư rất mạnh vào cả công nghệ lẫn hệ thống logistics.
Viettel Post là đơn vị chuyển phát đứng thứ hai tại Việt Nam với hệ thống logistic rộng khắp bao gồm 8.300 điểm nhận, chuyển hàng (bao gồm bưu cục), 500 xe tải và mạng lưới trung tâm chia chọn cùng với 6 bưu cục trung tâm, 85 bưu cục cấp tỉnh.
Hệ thống logistics của công ty chuyển phát này lớn hơn rất nhiều so với các start-up như Giaohangnhanh (GHN express) hoặc Giaohangtietkiem mới có khoảng 300 bưu cục vào cuối 2018.
Thêm vào đó, Viettel Post cũng đã tích hợp những công nghệ mới nhất vào hệ thống của mình để rút ngắn thời gian chuyển phát đồng thời tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng.
Thứ 2, theo VNDirect, Viettel Post có thể mạnh trong việc tích hợp các dịch vụ khác trong hệ sinh thái Viettel.
Theo đó, công ty này sẽ thu hút người bán mở gian hàng trên nền tảng Vỏ sò với cơ hội giới thiệu sản phẩm tới tập khách hàng tiềm năng khổng lồ gồm 60 triệu khách hàng sẵn có của Viettel.
Thêm vào đó, Viettel Post có thể tích hợp ứng dụng ví điện tử Viettel Pay của Viettel Telecom vào trong nền tảng Vỏ Sò, cho phép khách hàng có thêm lựa chọn thanh toán điện tử hoặc thậm chí cung cấp khoản vay cho khách hàng bằng ứng dụng này.
Và cuối cùng, VNDirect cho rằng, tân binh Viettel Post có thể nhận được sự tin tưởng của khách hàng nhờ vào sức mạnh thương hiệu.
Bởi, vấn đề lớn nhất của một sàn thương mại điện tử ở Việt Nam là sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Đặc điểm này ngăn cản người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến do sự không chắc chắn về chất lượng hàng hóa, bí mật thông tin cá nhân và sai sót vận chuyển.
“Mặc dù thị trường đã khá đông đúc, những thương hiệu mới vẫn còn dư địa phát triển, miễn là có thể vượt qua được những rào cản kể trên”, VNDirect nhìn nhận.
Theo Việt nam mới
Vỏ Sò của Viettel có cạnh tranh lại Lazada, Shopee...?
Dù mảnh đất thương mại điện tử còn màu mỡ nhưng nhiều người vẫn nghi ngại Vỏ Sò của Viettel không dễ dàng vượt qua các tên tuổi lớn và đã quen thuộc với người tiêu dùng như Lazada, Shopee...
Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) vừa ra mắt nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Voso.vn (Vỏ Sò). Viettel Post cho hay đây là một trang TMĐT mua bán hàng hóa trực tuyến tương tự một số sàn khác trên thị trường hiện nay.
"Điểm mạnh của voso.vn chính là sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc giao hàng và thanh toán. Với việc sở hữu mạng lưới chuyển phát nhanh rộng khắp cả nước, giúp các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh hoặc cá nhân muốn tìm kiếm thêm một nguồn thu nhập thụ động, tạo doanh thu đột phá với mạng lưới giao hàng COD (thu hộ) trên toàn quốc.
Đặc sản vùng miền cũng là một lợi thế cạnh tranh của Vỏ Sò so với các sàn TMĐT khác" - thông cáo báo chí của Viettel Post nêu.
Cạnh tranh trên thị trường TMĐT hiện rất khốc liệt.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Viettel Post, cho rằng Vỏ Sò cùng với ứng dụng gọi xe MyGo được Viettel Post ra mắt cùng thời điểm sẽ hoàn thiện hệ sinh thái khép kín của công ty khi tạo ra và hỗ trợ khách hàng có thêm một kênh bán hàng hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn. Đồng thời, nếu số lượng bán hàng tăng lên thì cần phải có tốc độ giao hàng nhanh nhất.
"TMĐT vẫn là một thị trường hết sức tiềm năng và có mức tăng trưởng tốt trong tương lai. Thị trường chưa định vị ai là người chiến thắng cuối cùng vì thế cơ hội chia đều cho tất cả mọi người chơi tham gia", Tổng Giám đốc Trần Trung Hưng tự tin chia sẻ.
Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, đánh giá dù các sàn TMĐT đã định vị khá rõ nét tên tuổi trên thị trường nhưng không hẳn không có cơ hội cho doanh nghiệp mới.
"Người tiêu dùng Việt Nam "cả thèm chóng chán", do vậy không khó thay đổi thói quen chọn dịch vụ hay nền tảng của họ. Người tiêu dùng đã đi xe Grab rồi chuyển sang FastGo, Be; mua hàng của cả Tiki, Lazada thì họ cũng dễ dàng sử dụng Mygo, Vỏ sò. Ở đây, Viettel Post tiết kiệm được đáng kể chi phí và thời gian để người tiêu dùng làm quen với ứng dụng", ông Lê Hải Bình nhận xét.
Trong khi đó, ông Lưu Thanh Phương, chủ sàn TMĐT 5giay.vn, tỏ ra không thực sự lạc quan với việc các tân binh gia nhập thị trường.
"Nếu làm tốt, tận dụng được nguồn nhân lực và hệ thống giao nhận có sẵn, Vỏ Sò có thể vượt qua Sendo và Adayroi nhưng khó có thể vượt qua được Shopee, Lazada ở thị trường này", ông Phương nhìn nhận.
Các chuyên gia thị trường đánh giá TMĐT có sức hút lớn trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưa "ngồi một chỗ mua sắm" và hệ thống bán hàng trực tiếp đã gần đến mức bão hòa.
"Bởi vậy, dù cạnh tranh gay gắt, không ít tân binh vẫn ngỏ ý muốn gia nhập thị trường; còn các cựu binh thì chật vật nghĩ chiêu giữ vị thế của mình. Chẳng hạn Tiki dù thừa nhận lỗ do đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành, kho bãi nhưng vẫn triển khai dự án đầu tư cho 100 MV ca nhạc của ca sĩ Việt để tạo thêm hiệu ứng tốt về mặt hình ảnh cho sàn này", một chuyên gia TMĐT nhận định.
Theo vietnammoi
Không chỉ dừng lại ở mảng gọi xe, Viettel Post bất ngờ ra mắt TMĐT Vỏ Sò, lấn sân vào chiến địa của Shopee, Tiki và Lazada Vò Sỏ cũng đặt mục tiêu trở thành sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam. Cách đây không lâu, Viettel Post đã gây xôn xao dư luận sau thông tin triển khai ứng dụng gọi xe MyGo và đang tích cực tuyển dụng tài xế. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ông lớn trong lĩnh vực chuyển phát thậm chí...