[Thuốc&Dinh dưỡng] Coi chừng dị ứng thức ăn ở trẻ
Dị ứng thức ăn là một trong những yếu tố tăng nguy cơ hoặc khởi phát hen suyễn ở trẻ. Trẻ bị dị ứng trứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 4,6 lần trẻ không bị dị ứng.
Bệnh dị ứng nói chung bao gồm rất nhiều loại như suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay, phản vệ, dị ứng thức ăn…
Ảnh minh họa.
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ. Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ miễn dịch nghĩ rằng một số thực phẩm nhất định đang cố làm hại bạn cho nên thiết lập một phản ứng dị ứng để chống lại chúng. Dị ứng thường có tiền sử gia đình. Bố mẹ bị dị ứng như hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng hay viêm da cơ địa (chàm), trẻ sinh ra thường có nguy cơ bị dị ứng thức ăn.
Dị ứng thực ăn phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em đôi khi sẽ vượt qua dị ứng thức ăn, đặc biệt là dị ứng với sữa, trứng hoặc đậu nành. Nhưng nếu bạn bị dị ứng thức ăn khi trưởng thành, chúng có thể sẽ theo bạn suốt đời. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ lớn và người trưởng thành là hải sản, cá, lạc, hạt vỏ cứng…
Tỷ lệ dị ứng thức ăn theo y văn thế giới là 2 – 8%, còn ở Đông Nam Á, theo thống kê của Singapore, Nhật Bản, tỷ lệ này ở nhóm trẻ nhỏ thường là 8 – 12,6%.
Video đang HOT
Trong hầu hết các trường hợp dị ứng thức ăn, các triệu chứng dị ứng nhẹ như phát ban hoặc đau bụng; nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Triệu chứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài phút đến 1 – 2 giờ sau khi ăn như nổi mề đay, ói, hồng ban quanh miệng, viêm mũi, ho khò khè, tiêu chảy cấp. Nhưng đôi khi, các triệu chứng này diễn ra sau 1 tuần với biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, chàm mạn, suy dinh dưỡng, triệu chứng hô hấp mạn tính. Cha mẹ có thể nghĩ con bị dị ứng thức ăn khi trẻ bị các phản ứng dị ứng lặp đi lặp lại với một loại thức ăn và hoàn toàn không liên quan đến lượng thức ăn ăn vào.
Đặc biệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia dị ứng, 10 – 20% trẻ bị hen suyễn có dị ứng thức ăn, nguy cơ đó càng tăng cao khi có tiền sử gia đình kèm theo.
Khi trẻ dị ứng đi khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về bệnh sử và bất kỳ dị ứng thức ăn nào từng xảy ra cho từng thành viên trong gia đình và ghi lại mọi thứ trẻ ăn và bất kỳ phản ứng nào nếu có. Bác sĩ sẽ xem xét các khả năng khác có thể nhầm lẫn với dị ứng thức ăn, chẳng hạn như không dung nạp thức ăn.
Khi đã được chẩn đoán dị ứng thức ăn, trẻ tiếp tục thực hiện chế độ ăn kiêng, ngưng sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; đồng thời cẩn thận với các thực phẩm mới chưa rõ thành phần.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hạnh
4 loại thực phẩm không nên dùng nhiều vì có thể gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường gây ra cảm giác khó chịu. Nguyên nhân nghẹt mũi có thể là do viêm mũi, cảm lạnh hay dị ứng. Tuy nhiên, một điều ít người biết là ăn một số món cũng thể kích thích mũi tiết chất nhầy và gây nghẹt.
Ăn cay có thể khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Shutterstock
Một số món ăn có thể gây nghẹt mũi ở người này nhưng lại ít ảnh hưởng đến người khác, tùy thuộc vào cơ địa và cách cơ thể phản ứng với thực phẩm, theo Eatthis.
Những thứ không nên ăn nhiều vì có thể gây nghẹt mũi gồm:
1. Đường tinh luyện
Đường rất dễ gây viêm, từ đó kích thích xoang mũi tiết chất nhầy, gây nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường xuất hiện ở những người ăn nhiều đường. Nếu bạn ăn ít đường thì có thể không xảy ra, theo Eatthis.
2. Món cay
Ăn cay sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều histamine, một chất có liên quan chặt chẽ đến tình trạng phản ứng dị ứng, tiết dịch của cơ thể. Các tế bào sản xuất ra histamine khi cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Chính histamine khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt ở một số người.
3. Rượu
Bên cạnh đường thì rượu cũng là thứ có thể gây viêm nhiễm cho cơ thể ở một số người. Ngoài ra, trong hầu hết các loại rượu bia đều có gluten, chất có nhiều trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, yến mạch. Những người dị ứng với gluten cần cân nhắc khi uống rượu bia, theo Eatthis.
4. Một số loại trái cây
Chuối rất giàu kali, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Tuy nhiên, đối với một số người, ăn chuối nhiều có thể gây nghẹt mũi. Chuối có khả năng kích thích cơ thể giải phóng histamine và làm nghẹt. Không chỉ chuối, một số loại trái cây khác cũng có thể gây hiệu ứng tương tự ở một số người là dâu tây và đu đủ, theo Eatthis.
Ngọc Quý
Viêm mũi dị ứng: Biến chứng và hậu quả khi không điều trị Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến, thường hay tái phát, nếu không được dự phòng và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân hen suyễn. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là tình trạng viêm niêm mạc mũi...