Thuốc và ánh nắng mặt trời
Nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đỚI, có nắng nóng kéo dài quanh năm. Vì vậy, làn da của chúng ta cần được bảo vệ trước tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời.
Có khi nào bạn cảm giác rằng làn da của mình dạo này bỗng trở nên mẫn cảm, dễ bắt nắng và có các biểu hiện bất thường khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn bình thường? Đó chỉ là cảm giác hay có một sự thay đổi nào đó trong cơ thể? Hãy kiểm tra lại các loại thuốc bạn đang sử dụng, vì một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn mà ít người chú ý đến, đó là khi làn da của bạn tăng sự nhạy cảm với ánh sáng.
Vì sao thuốc lại làm da tăng nhạy cảm với ánh sáng?
Nhạy cảm với ánh sáng là độ nhạy cảm của da tăng cao, có thể có các phản ứng bất thường khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hoặc các tia nhân tạo trong điều trị bệnh da liễu, mà tác động chủ yếu là do bức xạ cực tím. Nó có thể vô căn, là đặc điểm của một bệnh miễn dịch hệ thống (lupus ban đỏ, viêm da cơ địa…) hoặc xảy ra sau khi sử dụng một số loại thuốc và mỹ phẩm, kể cả thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm, uống. Nhạy cảm với ánh sáng làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước ánh sáng mặt trời và làm tăng nguy cơ tổn thương da do tia cực tím.
Nhạy cảm với ánh sáng gồm hai loại phản ứng khác nhau với bản chất khác nhau:
- Độc tính do ánh sáng (quang độc tính): Phổ biến hơn, xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc ánh nắng, thường chỉ khu trú ở vùng da tiếp xúc là chủ yếu. Điều này là do loại thuốc bạn đang dùng được quang hoạt bởi tia UV, tức là nó hấp thụ năng lượng ánh sáng dẫn đến những biến đổi phân tử, gây ra độc tính làm tổn thương da. Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, da giống như bị cháy nắng quá mức hoặc phát ban đỏ, có mụn nước và da bị tăng sắc tố khi tổn thương lành.
- Dị ứng với ánh sáng: Ít phổ biến hơn, là một loại phản ứng dị ứng liên quan đến miễn dịch nên xuất hiện chậm hơn và tùy vào cơ địa bệnh nhân, có thể lan ra đến vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thuốc hấp thụ năng lượng ánh sáng dẫn đến sự thay đổi cấu trúc, trở thành tác nhân gây dị ứng hoặc liên kết với protein mô tạo ra phức hợp gây dị ứng, kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Da có biểu hiện bệnh chàm, viêm đỏ da, bong vảy, mày đay, ngứa và đôi khi hình thành bọng nước.
Các loại thuốc dùng thông dụng làm tăng nhạy cảm với ánh sáng
Thuốc kháng sinh và kháng nấm
Các kháng sinh nhóm quinolone (ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin…), nhóm tetracycline (tetracycline, doxycycline, tigecycline, minocycline…), nhóm sulfamide (sulfamethoxazole/trimethoprim, sulfadoxine/pyrimethamine, sulfadiazine) là các kháng sinh làm tăng nguy cơ nhạy cảm ánh sáng. Việc sử dụng đúng và đủ liều kháng sinh là rất quan trọng để điều trị nhiễm khuẩn, giảm tình trạng đề kháng, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi xảy ra các biểu hiện bất thường trên da. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định loại kháng sinh tiếp tục dùng cho bạn. Một số kháng sinh khác như gentamicin, ceftazidime cũng được báo cáo liên quan đến tình trạng này.
Đối với thuốc kháng nấm: griseofulvin, flucytosine và voriconazole dùng đường uống là các thuốc làm da của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Video đang HOT
Các retinoid (dẫn xuất vitamin A) và benzoyl peroxide
Retinoid là nhóm thuốc thường được dùng để điều trị nhiều loại bệnh da liễu và chống lão hóa da, đặc biệt sử dụng rất phổ biến để điều trị tình trạng mụn trứng cá ở cả dạng uống lẫn dạng bôi ngoài da, gồm các hoạt chất như retinol, tretinoin, isotretinoin, acitretin… Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ và độc tính nguy hiểm bao gồm gây quái thai, ảnh hưởng thị lực, độc tính trên gan, tụy… vì vậy không nên tự ý mua và sử dụng, nhất là ở dạng uống. Thuốc gây tăng nhạy cảm với ánh sáng khá mạnh, nên trong thời gian sử dụng cần phải che chắn kỹ lưỡng các vùng da hở nếu phải hoạt động ngoài trời.
Benzoyl peroxide dạng kem bôi da cũng là một chế phẩm được bán và sử dụng phổ biến ở các nhà thuốc để điều trị mụn trứng cá, đây là một chất làm da nhạy cảm và bắt nắng mạnh, dễ xảy ra tình trạng kích ứng nếu sử dụng ban ngày, dưới trời nắng.
Thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAIDs)
Các thuốc trong nhóm này, gồm ibuprofen, ketoprofen, naproxen, celecoxib, piroxicam, làm da của bạn “yếu đuối” hơn với ánh sáng. Đây đều là những thuốc giảm đau thông dụng hay được dùng nhiều nên cần chú ý bảo vệ da khi sử dụng các thuốc này.
Thuốc kháng histamine H1
Các thuốc kháng histamin H1 là những thuốc chống dị ứng. Loratadine, cetirizine,diphenhydramine, promethazine, cyproheptadine là các thuốc trong nhóm gây tăng nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, không sử dụng các thuốc này để điều trị triệu chứng dị ứng với ánh sáng gây ra bởi thuốc khác hoặc các tác nhân khác.
Một số thuốc thông dụng điều trị các bệnh mạn tính
Thuốc điều trị rối loạn cholesterol máu: pravastatin, simvastatin, atorvastatin, lovastatin, pravastatin.
Thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfonylurea: glipizide, glyburide.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực: nifedipine.
Thuốc lợi tiểu: furosemide, hydrochlorothiazide, chlorthalidone.
Đây là các thuốc phải dùng kéo dài để điều trị các bệnh mạn tính, vì vậy cần chú ý che chắn, có các biện pháp chống nắng khi ra khỏi nhà.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân
Cố gắng giảm thiểu các nguy cơ khi phải điều trị với các loại thuốc làm gia tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, nếu bạn là người có cơ địa dị ứng và làn da mẫn cảm:
- Thông báo cho bác sĩ điều trị về tình trạng da. Ngừng thuốc nếu tình trạng nặng. Nếu buộc phải dùng thuốc đó với liệu trình ngắn, có thể đòi hỏi những giới hạn tạm thời trong sinh hoạt, trong khi liệu pháp kéo dài có thể bắt buộc những thay đổi trong lối sống.
- Luôn mặc áo chống nắng, áo dài tay, quần dài, mang vớ và găng tay, đeo kính râm và đội mũ rộng vành để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
- Hạn chế ra đường vào thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ hằng ngày, vì đây là thời điểm bức xạ cực tím mạnh nhất, không chỉ gây tình trạng bất thường trên da do nhạy cảm ánh sáng mà còn gây nguy cơ ung thư da.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (bảo vệ da khỏi các loại tia UV A và UV B), chỉ số SPF cao từ 30 trở lên là tốt nhất.
- Đọc kĩ tờ thông tin đi kèm với thuốc để có biện pháp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng, trên đây chỉ là những loại thuốc thông dụng, còn có rất nhiều loại thuốc khác có nguy cơ dị ứng và nhạy cảm ánh sáng.
Lưu ý khi sử dụng bao cao su để ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục
Sử dụng bao cao su đúng cách sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và tránh thai.
Luôn sử dụng bao cao su mới cho mỗi lần quan hệ, tuyệt đối không tái sử dụng và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mỗi lần quan hệ không nên dùng một lúc hai bao, đồng thời chú ý lựa chọn kích thước bao cao su phù hợp.
Bảo quản bao ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay hóa chất, hạn chế bỏ vào ví hay túi xách tạo điều kiện ma sát làm rách bao.
Kiểm tra kỹ bao bì và hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mang và chắc chắn bao không bị thủng, rách.
Chú ý xé bao cẩn thận để tránh làm rách bao, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ thụ thai và lây nhiễm các bệnh xã hội.
Không sử dụng các sản phẩm gốc dầu như kem dưỡng da, dầu trẻ em, dầu ăn... vì chúng có thể làm bao cao su dễ rách, thủng.
Dùng bao cao su vẫn không thể bảo vệ hoàn toàn. Vì vậy, tốt nhất nên tìm hiểu tiền sử tình dục và bệnh lý của bạn tình trước khi quyết định quan hệ./.
4 bộ phận trên mà trắng bệnh, đừng nghĩ không sao vì có thể bạn không sống thọ Cần quan sát xem 4 bộ phận này có màu trắng hay không, nếu có cần cẩn thận. 1. Môi trắng Người khỏe mạnh thường có màu môi đỏ hoặc đỏ nhạt. Nhưng một số người có môi trắng bệch. Nguyên nhân do đâu? Có hai lý do chính khiến môi trắng bệch. Một là do thiếu máu, hemoglobin thấp dẫn đến giảm...