Thuốc từ quả vải
Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe…
Vải là loại quả ngon được ưa chuộng. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn động (Bắc Giang)… đưa lại lợi ích không nhỏ cho người lao động. Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe… Vỏ quả vải chứa các chất cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, fl avonoid, saponosid, – methylen cyclopropyl glycin.
Cách chế biến vải làm thuốc: Có nhiều cách: chế từ quả vải tươi hoặc khô. Thường dùng cách sấy khô:
Long vải: Đem những quả vải chín sấy trên lò than, đến khi vỏ quả khô đều, cùi vải tách khỏi lớp vỏ, lắc có tiếng kêu lóc cóc. Lấy ra bóc lấy cùi. Chế theo cách này, long vải có màu hơi xám, vị ngọt đậm.
Lệ chi hạch (hạt vải): Lấy hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài. Thái dọc củ thành những phiến mỏng 3-5mm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đem sao vàng.
Theo YHCT, long vải có vị ngọt, chua, tính ấm, quy các kinh tỳ, can có tác dụng bổ huyết, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ huyết khác, như đương quy, bạch thược, thục địa… trong các trường hợp cơ thể suy nhược, da xanh xao, gầy còm hoặc các trườnghợp mới ốm dậy, người mệt mỏi. Còn có tác dụng tiêu thũng, trị mụn nhọt, làm cho sởi đậu dễ mọc. Còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm, quy các kinh can, thận, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, tán kết. Được dùng trong các trường hợp đau dạ dày, sán thống, sán khí, nôn lợm.
Quả vải có nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Một số bài thuốc từ vải:
Đau bụng, buồn nôn: đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 – 8g/lần. Ngày 2 lần.
Video đang HOT
Đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.
Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.
Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm: hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.
Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.
Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.
Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.
Theo PNO
Bài thuốc hay từ mai động vật
Một số động vật sống ở nước như ba ba, cua biển, mực nang có một bộ phận cấu tạo đặc biệt gọi là mai dùng để bảo vệ hoặc làm cứng cáp cơ thể.
Những bộ phận này từ lâu đã trở thành vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Mai ba ba:
Tên thuốc là miết giáp, thủy ngư xác. Mai phải được chế biến mới sử dụng. Có hai cách: ngâm mai vào nước gừng rồi sao hoặc nướng vàng, sau đó tẩm giấm phơi khô. Hoặc ngâm mai vào nước tro trong một đêm, rửa sạch, tẩm rượu rồi cắt nhỏ, nấu với nước trong một ngày đêm. Chắt nước đầu. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, cô thành cao đặc được miết giáp cao.
Mai ba ba được dùng để chữa xơ gan. Ảnh: Internet
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn, không độc có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, nhuận táo, giảm đau, điều kinh, chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, trần bì, thanh bì, linh lang, sa nhân, thảo quả, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g, thường sơn 40g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên một lần với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi uống 10-20 viên; 11 tuổi trở lên uống 20-30 viên.
Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa hen suyễn, thở gấp ở trẻ nhỏ: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc, mỗi lần uống với 4g bột mai với nước ép lá nhót.
Chữa mụn rò, chảy mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua, lượng các vị bằng nhau, đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
Mai mực nang:
Tên thuốc là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu, có vị mặn chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se, chống loét, chữa được nhiều bệnh như sau:
Chữa đau loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, đại tiện táo: Mai mực 20g, cam thảo 12g, thổ bối mẫu 6g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 6g trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Hoặc mai mực 60g, mẫu lệ nung 30g, gạo tẻ sao vàng 30g, hoàng bá 20g, màng mề gà sao vàng 20g, cam thảo 20g, hàn the phi 10g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, người lớn mỗi lần 8g, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 2g; trên 10 tuổi, mỗi lần 4g.
Mai mực nang chữa viêm loét dạ dày. Ảnh: Internet
Chữa đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4-8g với nước sắc cây mộc tặc. Dùng riêng hoặc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Chữa cam tẩu mã, loét mủ, viêm tai chảy nước: Mai mực, hoàng liên, thanh đại, hồng đơn, tế tân, ngũ bội tử, nhân trung bạch, mỗi thứ 12g, phèn phi 8g, mai hoa 4g. Từng thứ sao riêng, trừ hồng đơn, mai hoa, thanh đại, rồi tán nhỏ mịn, trộn đều. Khi dùng rắc bột vào vết thương, vết loét.
Chữa chảy máu cam: Mai mực và hoa hòe, lượng bằng nhau, nửa để sống, nửa sao. Tất cả tán bột, trộn đều. Khi dùng, thổi bột vào mũi.
Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa thành một hỗn hợp sền sệt, bôi ngày 2 lần (chỉ dùng cho loại bỏng nhẹ).
Mai cua biển:
Khi dùng lấy một cái mai rửa sạch đập vỡ vụn, sao tồn tính, tán bột uống với rượu hâm nóng làm 2-3 lần trong ngày, chữa chứng đau bụng ở phụ nữ sau đẻ.
Để chữa sưng tấy, lấy mai rùa biển 5 cái, phối hợp với xuyên sơn giáp 10g, gai bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng.
Theo PNO
Cháo bổ huyết, nhuận da, tóc Không phải là mỹ phẩm nhưng lại rất hiệu quả, an toàn và rẻ tiền giúp phụ nữ dưỡng nhan, bổ huyết. ó là các món ăn, bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Có một "phương thuốc dưỡng nhan" rất hiệu quả, lại an toàn và rẻ tiền đó là các món ăn - bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Xin...