Thuốc trị đau dạ dày: Hiểu đúng để dùng đúng
Đông y hay Tây y đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nói chung và căn bệnh dạ dày nói riêng..
Các nhóm thuốc tây y thường được kê đơn
Các nhóm thuốc tây điều trị bệnh dạ dày được dùng phổ biến hiện nay là các thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc chống tiết acid.
Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn H.Pylori bao gồm: amoxicilin, metronidazol, tinidazol và clarithromycin. 1 liệu trình kháng sinh thường duy trì từ 7-14 ngày.
Nhóm thuốc kháng acid là các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, tác dụng nhanh và mạnh, sử dụng chủ yếu để cắt cơn đau và điều trị triệu chứng.
Nhóm thuốc chống tiết acid có tác dụng làm giảm bài tiết acid dạ dày, bao gồm các loại thuốc kháng histamin H2 và ức chế bơm proton.
Việc điều trị bằng thuốc tây thường được chỉ định trong khoảng thời gian ngắn để giảm nhanh những triệu chứng khó chịu và kèm chế độ kiêng khem, nghỉ ngơi hợp lý
3 “trợ lý” dạ dày hiệu quả
Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam: “Nguyên tắc chung của điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng là phải đạt được 3 mục tiêu: giảm các yếu tố tấn công vào thành dạ dày, tăng cường các yếu tố bảo vệ và phục hồi nhanh các tổn thương ở niêm mạc. Điều này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, nóng rát, ợ chua, đồng thời còn ngăn ngừa được tái phát và nguy cơ biến chứng”.
Video đang HOT
Xu hướng trong điều trị dạ dày hiện nay là kết hợp đông y trong điều trị để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ.
Môt nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y học Ireland của Kassir (1985), trên 874 bệnh nhân bị viêm loét tá tràng mãn tính thì DGLE – một hoạt chất thiên nhiên – đã giúp làm lành vết loét trên khoảng 91% bệnh nhân sau 3 tháng
Gel Aloe Vera – một hoạt chất thiên nhiên khác – đã được Sadiq Yusuf và cộng sự nghiên cứu năm 2004 tại Nigeria về khả năng giảm tiết acid dịch vị trên 25 chuột Wistar. Kết quả cho thấy hiệu quả bảo vệ này đạt cực đại tại thời điểm 60 phút sau khi uống, đồng thời tăng lên khi tăng liều gel Aloe vera.
Hiệp đồng sức mạnh từ thiên nhiên mang lại hiệu quả toàn diện hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin – hoạt chất chính trong củ nghệ – với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Ngoài ra theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.
Bộ 3 tinh chất DGLE, Aloe vera và nano curcumin đã tạo thành hàng rào bảo vệ toàn diện khi đảm bảo cả 3 nguyên tắc giảm yếu tố tấn công (ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết acid dịch vị), tăng yếu tố bảo vệ (Tăng tiết dịch nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày) và phục hồi nhanh tổn thương do khả năng chống viêm và làm lành vết loét.
TPBVSK CumarGold Fast, thế hệ mới nhất của CumarGold, chuyên biệt cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày cấp và mạn tính, với sự kết hợp của Nano Curcumin, DGLE và Aloe vera được nhập khẩu từ Pháp được coi là một lựa chọn thông minh, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu của những cơn đau, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm.
Để được các Dược sĩ tư vấn tỉ mỉ hơn về bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1796 (giờ hành chính), hotline 0915.001.796 (ngoài giờ hành chính) hoặc truy cập website cumargoldfast.vn
Theo Dân trí
Kiểm soát chất lượng, giá thuốc nhờ "nối mạng" nhà thuốc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, với kết nối mạng nhà thuốc, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý thuốc...
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc.
Phó Thủ tướng yêu cầu đến hết tháng 6 năm 2018, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc triển khai trước tại các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hưng Yên, rút kinh nghiệm, nêu ra các yêu cầu quản lý chuyên môn để Tập đoàn Viễn thông Quân đội hoàn thiện về kỹ thuật trước khi triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế triển khai kết nối nhà thuốc trong toàn quốc từ đầu tháng 7/2018.
Bộ Y tế tổ chức triển khai trên toàn quốc việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc vào đầu tháng 7/2018. Phấn đấu trong năm 2018, hoàn thành việc kết nối đối với các nhà thuốc và trạm y tế xã; trong năm 2019 hoàn thành đối với các quầy thuốc, tủ thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc còn lại trên phạm vi cả nước.
Đồng thời, Bộ Y tế chủ trì hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, tập huấn (bằng văn bản, video...) bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân liên quan đều được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về thực hiện kết nối, không để bất cứ cơ sở nào không kết nối do không được tập huấn, hướng dẫn; đồng thời nghiên cứu, sớm có quy định về hình thức, biện pháp xử lý các trường hợp cơ sở không tham gia kết nối; lưu ý có giải pháp phù hợp đối với các đối tượng là quầy thuốc, tủ thuốc ở vùng nông thôn không có máy tính kết nối mạng, kết nối bằng điện thoại di động thay cho máy vi tính...
Phó Thủ tướng khẳng định, việc thực hiện kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc là giải pháp quan trọng, cần thiết nhằm triển khai các chỉ đạo về tăng cường hiệu quả quản lý thuốc tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/ 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Bởi với việc kết nối này, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc, tăng cường công khai minh bạch trong quản lý thuốc...
Điều đặc biệt, đó là việc kết nối các cơ sở cung ứng sẽ làm thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm soát thuốc đối với cơ quan quản lý, các cơ sở cung ứng thuốc và cơ sở y tế, đòi hỏi có quyết tâm cao của ngành y tế và chính quyền các địa phương. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận và sự ủng hộ của các cơ sở y tế, cơ sở cung ứng thuốc và của nhân dân trong thực hiện giải pháp này.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát các thông tư về vấn đề quản lý, sử dụng thuốc, khắc phục tình trạng mua bán thuốc, dùng thuốc không theo đơn, lạm dụng kháng sinh, quy định các loại thuốc bắt buộc phải kê đơn và có lộ trình thực hiện về kê đơn đối với các loại thuốc khác.
Trước đó, từ ngày 4/1/2018, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm ứng công nghệ thông tin đối với nhà thuốc tại 4 tỉnh Phú Thọ, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Nam Định, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến trong năm 2018, dự án kết nối mạng tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc sẽ hoàn thành, nhằm mục tiêu kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào - bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc để góp phần giám sát việc bán thuốc theo đơn, kiểm soát giá thuốc và chất lượng thuốc.
Bộ Y tế cho rằng việc nối mạng hệ thống nhà thuốc không chỉ kiểm soát việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn mà còn góp phần kiểm soát được giá thuốc, việc thu hồi thuốc và hạn chế được tình trạng kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc tại các nhà thuốc.
Tú Anh
Theo Dân trí
Việt Nam nằm trong nhóm nước dùng kháng sinh nhiều nhất Từ năm 2009 đến 2015, mức sử dụng kháng sinh tại Việt Nam tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đó. Ảnh minh họa Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng Ban Dược và Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết chi phí thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Việt Nam năm 2017...