Thuốc mới hứa hẹn chống lại bệnh hen nặng không kiểm soát
Kết quả một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, một loại thuốc tiêm tỏ ra hiệu quả hơn các loại thuốc hiện có, trong việc điều trị những người mắc các dạng hen suyễn nặng khó kiểm soát.
Có nhiều loại hen suyễn khác nhau do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Một số loại thuốc kháng thể đơn dòng ( thuốc sinh học) đã được chế tạo để nhắm mục tiêu các tác nhân gây hen suyễn riêng biệt.
Tiến sĩ Andrew Menzies-Gow, giám đốc bộ phận phổi tại Bệnh viện Hoàng gia Brompton Luân Đôn, Anh cho biết, loại thuốc mới này- tezepelumab- là một kháng thể đơn dòng, nhưng nó nhắm vào một protein gây viêm được cho là có vai trò ban đầu trong nhiều loại bệnh hen suyễn khác nhau.
Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy, tezepelumab có hiệu quả trong việc làm dịu cơn hen suyễn nặng ở những bệnh nhân có nhiều nguyên nhân gây khó thở khác nhau. Giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng cần thiết để Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
TS Menzies-Gow cho biết, quản lý bệnh hen suyễn nặng là một thách thức. Kết quả của thử nghiệm lâm sàng này nhấn mạnh tiềm năng của tezepelumab trong việc chuyển đổi phương pháp điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân hen suyễn nặng, bất kể loại viêm của họ. Ví dụ, bệnh nhân được hưởng lợi từ thuốc cho dù họ có bị dị ứng theo mùa hay không.
Hen suyễn là một vấn đề về phổi phổ biến. Có khoảng 5% đến 10% người mắc bệnh hen suyễn có các triệu chứng nghiêm trọng và thường xuyên lên cơn hen suyễn ngay cả khi họ đang được điều trị tối ưu nhất. TS Menzies-Gow cho biết.
Video đang HOT
Tezepelumab ngăn chặn một protein gọi là lymphopoietin mô đệm (TSLP) thúc đẩy nhiều quá trình viêm, có liên quan đến các cơn hen suyễn. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tezepelumab ở hơn 1.000 người, với khoảng một nửa được chỉ định ngẫu nhiên để nhận giả dược không hoạt động và nửa còn lại được tiêm 210mg thuốc hàng tháng.
Sau một năm điều trị, những người sử dụng tezepelumab ít bị lên cơn hen suyễn hơn và chức năng phổi tốt hơn, kiểm soát bệnh hen suyễn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe tốt hơn so với những người dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu báo cáo.
Hy vọng Loại thuốc này sẽ bổ sung vào kho thuốc sinh học có sẵn để điều trị những người bị hen suyễn nặng.
Khi nào nghĩ đến bệnh hen?
Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản dẫn đến những đợt tái diễn khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm;
Giai đoạn khởi phát: Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng; thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên, v.v... Các tiền triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn v.v... nhưng không phải lúc nào cũng có.
Giai đoạn lên cơn: Sau đó, cơn khó thở xảy ra, khó thở chậm, khó thở kỳ thở ra xuất hiện nhanh, trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay khò khè. Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng thể bệnh
Giai đoạn lui cơn: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết.
Giai đoạn giữa các cơn: Giữa các cơn, các triệu chứng trên không còn. Lúc này khám lâm sàng bình thường. Tuy nhiên nếu làm trắc nghiệm như gắng sức... thì vẫn phát hiện tình trạng tăng phản ứng phế quản.
Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát: Tránh các yếu tố bất lợi của môi trường: các hoạt động thể lực không cần thiết. Tránh tiếp xúc bụi, khói nhất là khói thuốc lá và các chất kích thích khác. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp. Giữ môi trường trong lành.
Khi nào nghĩ đến bệnh hen?
Ảnh minh họa
Khi có triệu chứng hô hấp một hay nhiều hơn trong số những dấu hiệu sau đây :
- Có những cơn thở rít (nghe như tiếng huýt sáo với âm cao) khi thở ra hay những đợt thở rít khò khè tái đi tái lại.
- Ho kéo dài và ho nặng hơn lúc đêm khuya hay lúc thức dậy.
- Đang đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khó thở
- Bị ho hay thở rít sau khi vận động thể lực ( chạy nhảy, tập thể thao gắng sức)
- Có vấn đề về hô hấp vào một mùa nhất định trong năm
- Bị ho thở rít hay nghe nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí như khói thuốc lá, khói nhang, khói than, nước hoa...
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Thể dục thế nào tốt cho bệnh hen? Tập thể dục giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hen về lâu dài, ngoài việc cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, người ta vẫn lo ngại tập thể dục có thể dẫn đến khó thở, tức ngực hay các triệu chứng hen khác. Vậy loại hình tập luyện nào là phù hợp với bệnh hen? Trong bài viết này,...