Thuốc kháng sinh mới thiếu hụt trầm trọng không thể kiềm chế sự lây lan của vi khuẩn

Theo dõi VGT trên

Theo cảnh báo của WHO, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các loại thuốc kháng sinh mới đe dọa những nỗ lực kiềm chế sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.

Hãng tin AFP cho biết, mới đây WHO đã công bố hai báo cáo mới, tiết lộ hiện đang có rất ít kháng sinh mới có hiệu quả đang lưu hành trên thị trường. Điều này có nghĩa là thế giới đang mất dần các lựa chọn trong cuộc chiến chống siêu vi khuẩn.

“Các sáng kiến đang tập trung chống lại sự kháng thuốc, tuy nhiên chúng tôi cũng cần các quốc gia và ngành công nghiệp dược góp sức và góp quỹ bền vững để tạo ra các loại thuốc mới” – tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, cho biết.

“Thế giới chưa bao giờ đối mặt với mối đe dọa (siêu vi khuẩn) kháng kháng sinh như bây giờ và đang cần giải pháp cấp bách” – ông Ghebreyesus nhấn mạnh.

Thuốc kháng sinh mới thiếu hụt trầm trọng không thể kiềm chế sự lây lan của vi khuẩn - Hình 1

WHO cảnh báo, thuốc kháng sinh đang bị thiếu trầm trọng. Ảnh minh họa

Kháng kháng sinh (kháng thuốc) xảy ra khi vi khuẩn trở nên có sức đề kháng mạnh hoặc hoàn toàn kháng được các loại thuốc hiện có để trị nó, khiến cho những vết thương nhỏ và những nhiễm trùng phổ biến cũng có thể gây chết người.

Theo số liệu ước tính của Liên minh châu Âu (EU), khoảng 33.000 người tại châu Âu chết mỗi năm vì những vi khuẩn kháng kháng sinh trong khi số liệu từ Liên Hiệp Quốc chỉ ra con số này vào khoảng 35.000 người.

Video đang HOT

“Chúng ta đang chứng kiến chuyện này ngày một lan rộng ra trong khi đang cạn kiệt nguồn thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc trị những con vi khuẩn kháng thuốc này. Đây là một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt” – ông Peter Beyer của WHO nói.

Thuốc kháng sinh được phát minh vào những năm 1920. Thuốc kháng sinh đã cứu hàng chục triệu mạng sống bằng cách đánh bại các căn bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, lao phổiviêm màng não.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ, vi khuẩn bắt đầu tiến hóa và học cách để chống lại các loại thuốc này và trở thành “siêu vi khuẩn” kháng thuốc kháng sinh.

Để chống lại sức đề kháng của vi khuẩn với những loại thuốc kháng sinh đã biết, con người cần đến những loại kháng sinh mới. Tuy nhiên, đối với các công ty dược, việc phát triển các loại thuốc mới rất phức tạp, tốn kém và không thu nhiều lợi nhuận.

Theo các báo cáo của WHO, hiện có khoảng 60 loại thuốc mới đang được phát triển nhưng chỉ “có 2 loại thuốc trị được loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất hiện nay”. Các loại khác đều đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Liên quan tới tình hình cạn kiệt thuốc kháng sinh, trước đó tờ The New York Times (Mỹ) cho biết, nguyên nhân của việc cạn kiệt thuốc kháng sinh là do tương lai tài chính u ám của một số công ty nghiên cứu kháng sinh đang khiến các nhà đầu tư tránh xa và đe dọa sự phát triển của các loại thuốc cấp cứu mới vào thời điểm cấp thiết như lúc này.

“Đây là một cuộc khủng hoảng cần được cảnh báo với mọi người” – TS Helen Boucher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ) và là thành viên Hội đồng Tư vấn của tổng thống về chống vi khuẩn kháng kháng sinh, cho hay. Vấn đề ở đây là các công ty đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các loại thuốc mà vẫn chưa có cách bán được chúng.

Trong khi đó, hầu hết các loại thuốc kháng sinh được kê đơn chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần nên nhiều bệnh viện không sẵn lòng trả giá cao cho các liệu pháp mới. Bế tắc chính trị trong Quốc hội Mỹ cũng cản trở các nỗ lực giải quyết vấn đề này.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ được công bố hồi tháng trước, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đã làm chết 35.000 người ở Mỹ mỗi năm và gây bệnh tật cho khoảng 2,8 triệu người. Nếu không có các liệu pháp mới, Liên Hiệp Quốc ước tính số ca tử vong trên toàn cầu có thể lên tới 10 triệu người vào năm 2050.

An Dương

Theo vietQ

Tự ý dùng kháng sinh, người bệnh đang "lót đường" cho vi khuẩn kháng thuốc

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng đề kháng kháng sinh (ĐKKS) đang gia tăng rộng rãi ở các nước; trong đó, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ ĐKKS cao nhất thế giới.

Tự ý dùng kháng sinh, người bệnh đang lót đường cho vi khuẩn kháng thuốc - Hình 1

Trong số các loại bệnh có nguyên nhân chính từ tình trạng ĐKKS của tác nhân gây bệnh, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải tại cộng đồng ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh cũng như diễn biến ngày càng phức tạp.

Dự kiến, đến năm 2050, ĐKKS sẽ gây ra 10 triệu ca tử vong hằng năm; đồng nghĩa, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các vi khuẩn kháng thuốc. Hiện, trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc.

Trong khi đó, tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới lại không theo kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Cụ thể, trong hơn 5 năm (từ 1983 đến 1987), chỉ có 18 loại kháng sinh được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng; và từ năm 2008 đến nay, không có thêm loại kháng sinh mới nào được tìm ra.

Và, trong số các loại bệnh có nguyên nhân chính bắt nguồn từ tình trạng ĐKKS của tác nhân gây bệnh, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải tại cộng đồng (CA-RTIs) ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh cũng như diễn biến ngày càng phức tạp thời gian gần đây.

CA-RTIs là nhóm bệnh lý phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, với những bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm xoang) hay nhiễm trùng hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phổi - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Do đó, để góp phần nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh hợp lý, đẩy lùi ĐKKS, Hội Hô hấp, Hội Tai Mũi Họng Nhi, Hội Vi sinh Lâm sàng TP. Hồ Chí Minh, cùng GSK đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng tuần lễ "Thế giới Nhận thức về ĐKKS".

Theo đó, chuỗi sự kiện diễn ra xuyên suốt xoay quanh nhiều chủ đề như: ĐKKS - thách thức và giải pháp, điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng theo y học chứng cứ, tiếp cận và hiểu biết các tác nhân vi sinh phổ biến, hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em, những rào cản trong thực hành lâm sàng cũng như việc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn.

Tại chuỗi sự kiện, các chuyên gia đã thảo luận về những chiến lược chống lại tình trạng ĐKKS; trong đó, quan trọng nhất là sự thống nhất, hợp tác giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trong lựa chọn, điều trị bằng kháng sinh cũng như việc tuyệt đối không cho người khác dùng chung kháng sinh hoặc tận dụng kháng sinh còn thừa.

Nguyên nhân là vì, Việt Nam hiện còn thiếu các dữ liệu giám sát ĐKKS tại cộng đồng giúp định hướng dùng kháng sinh đúng, dẫn tới tình trạng sử dụng kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng kháng sinh thế hệ mới và kháng sinh phổ rộng làm tăng ĐKKS.

Về phía bệnh nhân, việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ còn hạn chế; người bệnh thường tự ý ngưng thuốc khi giảm triệu chứng, do đó vi khuẩn không được diệt trừ hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đề kháng với thuốc.

"Việc sử dụng kháng sinh đúng cách, hợp lý phụ thuộc phần lớn vào việc tìm ra tác nhân gây bệnh, từ đó mới quyết định có cần thiết sử dụng kháng sinh hay không", TS.BS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh Lâm sàng TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Còn PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Nhi TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn khỏi bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ và cần hoàn tất liệu trình điều trị kháng sinh. Không có lối tắt nào để nhanh hết bệnh và kháng sinh cần được sử dụng đúng loại, đúng liều và đủ thời gian".

Theo Ý Nhi/doanhnhansaigon.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2
10:27:08 18/11/2024

Tin mới nhất

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Có thể bạn quan tâm

Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất

Netizen

16:22:30 18/11/2024
Câu chuyện của Lý Tử Thất không chỉ là sự hồi sinh của một thương hiệu cá nhân, mà còn là bài học về giá trị của bản quyền, sự sáng tạo và sức mạnh của văn hóa trong thời đại số.

Đảng cầm quyền ở Senegal giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội

Thế giới

16:22:15 18/11/2024
Trong khi đó, hai nhà lãnh đạo của phe đối lập là Thị trưởng thủ đô Dakar, ông Barthelemy Dias và lãnh đạo đảng Gueum Sa Bopp Les Jambars, ông Bougane Gueye Dany đã chúc mừng chiến thắng của đảng Pastef.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi

Sao việt

16:18:44 18/11/2024
Đăng quang quyền lực bao nhiêu thì khi về trong vòng tay của bạn bè, người hâm mộ, Thanh Thủy lại quyết định... xả vai .

Haaland sắp hưởng lương cao nhất lịch sử Premier League

Sao thể thao

16:17:45 18/11/2024
Erling Haaland tiến gần đến việc ký hợp đồng mới với Manchester City, qua đó biến anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất lịch sử Premier League.

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Bức ảnh mỹ nhân ngủ quên ở lễ trao giải hé lộ 1 điều khiến 40 triệu người thích thú

Sao châu á

16:03:42 18/11/2024
Dù ở chốn đông người nhưng người đẹp dao kéo vẫn nổi bần bật nhờ thần thái sang chảnh, quý phái và nhan sắc trẻ trung khó tin.

Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

16:00:45 18/11/2024
Nhiều người cho rằng Phạm Băng Băng là kiểu phụ nữ trao thân xác cho các ông lớn để nhận về tài nguyên phim ảnh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng

Chị Đẹp giảm sức hút, Công 1 lên sóng không bùng nổ: Quá nhiều vấn đề về âm nhạc, sân khấu lẫn quay dựng!

Tv show

15:51:40 18/11/2024
Công diễn 1 của Chị Đẹp Đạp Gió mang đến 8 tiết mục được phối mới phần âm nhạc, sân khấu dàn dựng theo concept riêng. Nhưng, so với mùa 1, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đuối từ âm nhạc cho tới hình ảnh.

Ca khúc mới của Jin (BTS) đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại 70 quốc gia

Nhạc quốc tế

15:45:30 18/11/2024
Những số liệu trên, theo BigHit Music - công ty quản lý của Jin, được tính đến thời điểm 9 giờ sáng ngày hôm sau kể từ lúc ca khúc Running Wild được phát hành.