“Thước đo” văn hóa từ quy tắc ứng xử trong trường học
Kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; triển khai thực chất Bộ quy tắc ứng xử trong trường học… là những nội dung ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục chú trọng trong năm học 2021 – 2022.
Các bé Trường Mầm non Tứ Liên vui trải nghiệm.
Đó cũng được coi là “thước đo” xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh tích cực…
Học ứng xử từ những điều nhỏ nhất
Trước đây, tại Trường Mầm non Tứ Liên (quận Tây Hồ), nhiều phụ huynh mặc cả đồ ngủ nhàu nhĩ, đồ tập thể dục để đưa đón con đi học. Những năm học gần đây, sau khi được phổ biến, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, cha mẹ học sinh đã chú ý đến trang phục của mình khi đến không gian sư phạm.
Cô Trần Thị Liên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Quy tắc ứng xử cần được thực hiện từ những điều nhỏ nhất, bắt đầu từ người lớn là cha mẹ học sinh, cô giáo rồi tác động tích cực đến trẻ nhỏ. Trang phục, hành vi, lời nói của cha mẹ, thầy cô chuẩn mực sẽ là tấm gương sáng để con trẻ noi theo, đồng thời tạo dựng được môi trường giáo dục văn hóa, mục tiêu mà bộ quy tắc ứng xử trường học hướng tới.
Giờ đây, đến nhiều trường học trên địa bàn thành phố điều dễ nhận thấy là học sinh đều lễ phép. Dù không biết khách đến trường là ai nhưng trong giờ ra chơi tại sân trường, nhìn thấy người lạ, các em đều chào hỏi. Không chỉ học sinh, ngay cả bảo vệ, nhân viên, hay giáo viên trong trường đều tỏ ra thân thiện.
Quan hệ giữa thầy và trò trở nên gần gũi, thấu hiểu và sẻ chia. Học sinh đã tích cực, chủ động tương tác với thầy cô giáo để trao đổi bài vở. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh cũng ngày một cải thiện, hướng đến mục tiêu chung là giáo dục, rèn luyện học sinh theo chuẩn mực văn hóa, văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.
Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Xuân Trường – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Bình (huyện Ứng Hòa) nhìn nhận: Bộ quy tắc ứng xử trong trường học được tiếp nhận một cách gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện chính là tiền đề để thay đổi việc học và hỗ trợ tốt cho kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc. Thay đổi được nếp ứng xử và nhận thức tích cực cho cả giáo viên, phụ huynh và học sinh…
Trường THPT Trương Định (quận Hai Bà Trưng) trước đây có hiện tượng học sinh hút thuốc lá, vi phạm luật giao thông, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực… Nhưng từ khi triển khai Bộ quy tắc ứng xử trường học và đưa Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh vào giảng dạy, các hiện tượng nói trên đã giảm hẳn. Theo thầy Lê Việt Dương – Hiệu trưởng nhà trường, cách ứng xử của các em đối với thầy cô, cha mẹ, bạn bè, với người tham gia giao thông… chuẩn mực hơn.
Video đang HOT
Học sinh Trường Tiểu học Long Biên học đạo đức, lối sống. Ảnh: TG
Biến quy tắc thành thói quen
Cô Nguyễn Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Võ (huyện Chương Mỹ) luôn lấy phương châm xây dựng trường học “Chất lượng – An toàn – Hạnh phúc” là đích đến trong hoạt động quản lý giáo dục của mình.
Cô cùng ban giám hiệu đề ra nhiều giải pháp mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong công tác giáo dục của nhà trường với sự dẫn lối của Bộ quy tắc ứng xử trong trường học như: Xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” gắn với trường học hạnh phúc; xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, cha mẹ học sinh đồng hành với nhà trường…
Cô Hằng chia sẻ: Mọi quy tắc, quy định hay quy chế được thực hiện đều xuất phát từ sự tôn trọng và dân chủ. Nhiều năm qua, nhà trường luôn nói không với bạo lực học đường. Học sinh được bày tỏ, thể hiện cái riêng của mình, được đối xử thân thiện, không phân biệt đẳng cấp hay xếp hạng. Giáo viên được khích lệ, động viên kịp thời, thể hiện tính dân chủ trong mọi công việc, cởi mở đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm trên tinh thần xây dựng tích cực…
Cho rằng khi ngôi trường, thầy cô trở nên gần gũi, thân quen với học sinh và cha mẹ học sinh thì công tác giáo dục, đào tạo có gặp khó khăn gì cũng có thể vượt qua, cô Đồng Thị Quyên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Long Biên (quận Long Biên) cùng tập thể sư phạm tổ chức sáng tạo các hoạt động “Xây dựng nét đẹp văn hóa của giáo viên và học sinh”.
Từ mô hình này, 100% giáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc, quy chế chuyên môn, tác phong làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả. Nét đẹp văn hóa ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh và giáo viên với học sinh không chỉ thể hiện rõ nét trong công việc mà còn lan tỏa đến cuộc sống hàng ngày, sinh hoạt tại địa phương và nhận được phản hồi tích cực từ cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn.
Cùng với đó, 100% học sinh có sự chuyển biến rõ nét trong văn hóa chào hỏi, ứng xử hàng ngày, tạo được cảm giác thân thiện, gần gũi; văn hóa giao thông được lan tỏa và đã trở thành nét văn hóa đẹp của nhà trường…
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, trong quy tắc ứng xử trong trường học nhất thiết phải đề cao giá trị tôn trọng. Giáo viên tôn trọng học sinh, cho học sinh quyền được lên tiếng, bày tỏ suy nghĩ của mình. Ngược lại, học trò cũng phải tạo điều kiện để người thầy làm việc, phát huy sáng tạo của mình. Chỉ khi nhà trường thực sự dân chủ, ứng xử trên nguyên tắc biết lắng nghe, tôn trọng nhau mới có thể xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh tích cực và giáo dục đi đúng định hướng học thực, kết quả thực.
Trong nhà trường có 4 mối quan hệ cốt lõi liên quan mật thiết đến những vấn đề xã hội, đó là quan hệ giữa trò và trò, thầy và thầy, thầy và trò, nhà trường và cộng đồng… Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cần được xây dựng trên các mối quan hệ cốt lõi này. Trong đó, ở mối quan hệ được cho là then chốt, nền tảng nhất, đóng vai trò xương sống trong nhà trường, đó là quan hệ thầy – trò. Khi xây dựng Bộ quy tắc cần được chú trọng đặc biệt, để mỗi tiêu chí đặt ra mang tính hài hòa, cần thiết và khả thi. – PGS. TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục
Diện mạo mới cho giáo dục Thủ đô
Nhiều giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi thành phố, toàn quốc, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Qua 16 năm triển khai, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng, nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh; từ đó thay đổi diện mạo ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.
Thay đổi diện mạo
Thực hiện Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục", năm 2005, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã phát động cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch".
Đến nay, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" đã có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Cuộc vận động nhằm mục tiêu xây dựng các trường học ngày càng đẹp hơn về khung cảnh, giao tiếp, ứng xử, lối sống gắn với những nét đẹp truyền thống của người Hà Nội đồng thời có chất lượng giáo dục cao. Cuộc vận động đã nhanh chóng lan tỏa ở khắp các trường học trên địa bàn Thủ đô, nhận được sự ủng hộ tích cực của mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh và duy trì bền vững trong suốt 16 năm qua.
Theo Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh các nhà trường.
Qua thực tế triển khai, có thể thấy cuộc vận động đã góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại; trang thiết bị và đồ dùng dạy học, điều kiện làm việc được trang bị và nâng cấp.
Hầu hết các trường học đều có khuôn viên cây xanh, bóng râm, có cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh. Nền nếp dạy, học trong các nhà trường ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, đẩy mạnh với sự tiến bộ kỷ cương trong quản lý, qua chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức học sinh các cấp học.
Đội ngũ nhà giáo đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Nhiều tấm gương tiêu biểu được hình thành với những cống hiến sáng tạo trong đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh; say sưa nghiên cứu, thiết kế xây dựng các phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử, mang lại hiệu quả cao trong các giờ dạy.
Nhiều giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi thành phố, toàn quốc, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đội ngũ nhà giáo đã phát huy tốt vai trò làm gương trước cộng đồng xã hội; có ý chí và nghị lực vươn lên, khắc phục những khó khăn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các cuộc vận động mang tính xã hội; thể hiện tình thương, tấm lòng nhân ái, tấm gương nhân cách của bản thân để đào tạo, hình thành nhân cách cho học sinh.
"Thông qua cuộc vận động, các em học sinh cũng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về trách nhiệm tương lai của bản thân đối với gia đình, Thủ đô và đất nước. Từ đó các em có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện, tạo cho học sinh ý thức tư duy năng động, sáng tạo trong học tập.
Trong các nhà trường, chất lượng đạo đức được giữ vững, chất lượng học tập văn hóa được nâng cao. Nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Nhiều em xứng đáng là con ngoan - trò giỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện..." - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội thông tin.
Để nhà trường thực sự là môi trường văn hóa
Nhận thức rõ việc triển khai cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" là điều kiện quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi nhà trường, ngay từ khi khởi xướng, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, trường học cụ thể hóa nội dung của cuộc vận động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế.
Từ nhiều năm nay, Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn) đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường làm trọng tâm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch".
Mục tiêu chính của Bộ quy tắc là xây dựng các giá trị văn hóa đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được; tạo các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện thực tế của địa phương để thu hút, giáo dục toàn diện đối với học sinh, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện...
Tại quận Hà Đông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phạm Thị Lệ Hằng cho biết, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa -Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" đã làm cho diện mạo Giáo dục Hà Đông có những thay đổi tích cực.
Hệ thống trường lớp được đầu tư, xây mới trong 5 năm (2015 - 2020) là 50 trường (26 trường công lập và 24 trường tư thục) với 72% trường đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị giảng dạy, trường lớp được hiện đại hóa, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi đáp ứng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngoài ra, các nhà trường đã chú trọng xây dựng nền nếp, lề lối làm việc, học tập khoa học, thiết thực, hiệu quả; thiết lập kỷ cương trong quản lý chế độ hội họp và ra vào lớp, thực chất trong đánh giá, trách nhiệm trong công tác bảo quản khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học.
Các nhà trường cũng thường xuyên phổ biến, tuyên truyền giáo dục trong cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp học, trồng chăm sóc vườn hoa cây cảnh và đưa nội dung hoạt động này vào chấm điểm thi đua đánh giá hàng tuần của học sinh, từ đó đã có tác dụng tốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của các em đối với cảnh quan môi trường của nhà trường...
Để tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch", Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam cho biết, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô sẽ cụ thể hóa, lượng hóa các nội dung, tiêu chí của cuộc vận động phù hợp với đối tượng và sát với tình hình thực tế; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các nhà trường; quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh; làm tốt tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học; tổ chức tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.../.
Lùm xùm ứng xử thầy trò trong học trực tuyến: Bộ GD-ĐT nói gì? Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ với phóng viên Thanh Niên xung quanh một số vụ việc lùm xùm trong ứng xử giữa giáo viên và người học trực tuyến thời gian qua, đồng thời nêu giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề...