Thức uống được triệu gia đình Việt yêu thích nhưng ai nên tránh sử dụng?
Chè (trà) xanh là loại nước uống phổ biến, được hàng triệu gia đình Việt yêu thích, đặc biệt vào dịp Tết.
Tuy nhiên, dùng thức uống này không đúng cách, đúng người có thể gây hại.
Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết trà có nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội đã được khoa học chứng minh. Trong thành phần của trà xanh chứa nhiều chất tốt cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, axit amin.
Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol, alkaloid, amino axit, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân…
Không nên uống trà đặc cũng như không nên uống trà lúc đói. Ảnh minh họa: Verywellhealth
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM, cho biết trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cao nhất so với một số loại trà khác (như trà đen, trà ô long). Một số chất khoáng, vitamin có trong trà xanh làm tăng khả năng chống oxy hóa.
Vitamin C, vitamin B2, mangan có trong trà xanh hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, ngăn chặn quá trình lão hóa, điều hòa hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Theanine trong trà xanh có tác dụng kích thích thư giãn, tăng khả năng tập trung và sáng tạo.
Caffeine trong trà hay cà phê là một chất kích thích thần kinh trung ương, làm tăng tổng hợp và giải phóng các chất trung gian dẫn truyền thần kinh do đó làm tăng nhanh nhạy, tăng khả năng tập trung, giảm mệt mỏi.
Trà chứa rất nhiều caffeine. 100g lá trà chứa 4g caffeine, trong khi 100g hạt cà phê Arabica chỉ có 1,4g caffeine.Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu tiêu thụ trà quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó, những người nhạy cảm hoặc dùng liều cao caffeine có thể bị run cơ, run tay, khó ngủ, nhức đầu, lo lắng, bứt rứt. Caffeine tác động rõ rệt lên tim mạch, hô hấp hay tiêu hóa.
Video đang HOT
Lưu ý gì khi uống trà xanh?
Theo Thạc sĩ Dung, trà chứa nhiều catechin và flavonoid, phenol, là những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn thì những hợp chất này (nhất là nhóm polyphenol) có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein, gây ức chế một số men tiêu hóa, làm ăn uống khó tiêu.
Tính axit trong trà ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày. Hàm lượng caffeine có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa.
Đặc biệt trong trà còn có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể gây nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp làm khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
Trong nước trà đặc, hàm lượng caffeine khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ. Vì thế, không nên uống trà đặc cũng như không nên uống trà lúc đói vì sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.
Vitamin K trong trà cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu nên hạn chế uống trà. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.
Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà.
Chất caffeine trong trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam… làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.
Công dụng của loại cà phê được nhiều người Việt uống hằng ngày
Việt Nam trồng nhiều cà phê Robusta nhất thế giới và người dân cũng quen thuộc với hương vị đậm đà của loại hạt này.
Arabica và Robusta là hai loại hạt cà phê phổ biến nhất trên thế giới. Arabica thường được coi là lựa chọn chất lượng hơn, có giá đắt, được trồng ở nơi cao, khí hậu mát mẻ. Trong khi đó, cây cà phê cho ra hạt Robusta mọc ở nơi thấp, khí hậu ấm và dễ trồng.
Theo Baristaandco, hạt cà phê Arabica thường chứa khoảng 1,2-1,5% caffeine, có hương vị đắng dịu, ngọt hậu và thơm nhẹ nhàng. Trong khi đó, hạt cà phê Robusta chứa lượng caffeine cao gấp đôi, khoảng 2,2-2,7%, đậm đặc và đắng hơn.
So sánh hai loại hạt cà phê phổ biến. Ảnh: Beanly
Tùy sở thích mà từng khu vực, từng người lựa chọn loại hạt phù hợp. Việc pha trộn cả hai loại hạt để chế biến một tách cà phê cũng khá phổ biến. Ở Việt Nam, nhiều người dân từ lâu vẫn ưa thích loại hạt Robusta bởi hương vị đậm đà. Việt Nam trồng nhiều cà phê Robusta nhất thế giới đồng thời là nhà cung cấp hàng đầu cả về sản lượng và chất lượng loại hạt này. Theo BNV, dưới đây là một số tác dụng của cà phê Robusta:
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng và caffeine
Cà phê Robusta chứa nhiều loại chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe,bao gồm một lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol. Mỗi cốc cà phê Robusta chứa từ 10 đến 325mg axit chlorogenic và cả axit ferulic, có tác dụng chống dị ứng, viêm; kháng khuẩn; kháng virus.
Robusta cũng chứa một số chất quan trọng như magie, phốt pho, kali và canxi, tốt cho cơ xương, hệ thần kinh. Hàm lượng caffeine cao tăng cường năng lượng và kích thích não bộ.
Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn đang cố gắng kiểm soát cân nặng, hãy thêm cà phê Robusta vào danh sách đồ uống. Loại cà phê này hỗ trợ giảm cân nhờ thúc đẩy tốc độ trao đổi chất, tiêu hao năng lượng, phân hủy chất béo, sinh nhiệt khi hoạt động. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát cân nặng lành mạnh.
Cà phê Robusta chứa rất ít calo, một cốc chỉ bổ sung thêm 2 calo vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Xuất khẩu cà phê Robusta mang về 4,18 tỷ USD trong năm 2023 cho Việt Nam. Ảnh minh họa: AIB
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hàm lượng caffeine cao hơn có trong cà phê Robusta cũng giúp ích cho tim và mạch máu của bạn. Caffeine kích thích oxit nitric trong nội mô - màng bao quanh tim và mạch máu. Nhờ đó, hệ tim mạch khỏe hơn, chống lại huyết áp cao.
Hàm lượng magie trong loại cà phê này giúp các mạch máu thư giãn và co lại khi cần thiết, góp phần ổn định huyết áp. Các polyphenol có trong Robusta chống lại tình trạng viêm và tổn thương do oxy hóa - hai yếu tố dẫn đến bệnh tim.
Giảm nguy cơ suy giảm nhận thức
Cà phê có thể giúp não bạn hoạt động tốt ngay cả khi bạn già đi. Caffeine kích hoạt sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau như noradrenaline, dopamine và serotonin. Caffeine tăng cường sự tỉnh táo, thời gian phản ứng, khả năng tập trung, học tập và trí nhớ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cà phê cũng hỗ trợ hệ miễn dịch phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa tiềm ẩn nhờ chứa axit chlorogen và caffeine. Các nghiên cứu cho thấy chức năng điều hòa miễn dịch của cà phê đủ giảm nhẹ tác hại của một số bệnh tự miễn dịch như viêm khớp và bệnh vẩy nến.
Nguy cơ tiềm tàng
Do hàm lượng caffeine cao hơn nên uống quá nhiều cà phê Robusta có thể dẫn đến nghiện caffeine và tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực của cà phê như làm lo lắng, mất ngủ, run tay và các vấn đề về tiêu hóa.
Để thu được những lợi ích sức khỏe của cà phê Robusta đồng thời giảm thiểu rủi ro, bạn nên uống cà phê ở mức độ vừa phải, chọn hạt có nguồn gốc hữu cơ. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng đường bổ sung và các chất phụ gia như sữa, kem có hàm lượng calo cao.
Uống bao nhiêu cà phê để tỉnh táo cả ngày nhưng không mất ngủ vào ban đêm? Hầu hết mọi người chỉ nên uống 1 tới 1,5 tách cà phê mỗi ngày, tác dụng bắt đầu 5 phút sau đó. Uống cà phê là một phần trong thói quen hằng ngày của nhiều người. Theo Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ, đây là thức uống được người dân nước này lựa chọn nhiều nhất. Cục Quản lý Thực phẩm...