Thực trạng tự chủ tài chính đại học công lập và một số đề xuất, kiến nghị

Theo dõi VGT trên

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan.

Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập để làm rõ cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học công lập ở Việt Nam…

Thực trạng tự chủ tài chính đại học công lập và một số đề xuất, kiến nghị - Hình 1

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều đổi mới

Những kết quả ban đầu

Thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học (GDĐH) tại Việt Nam đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Điều này thể hiện tại Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Đặc biêt, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các ĐVSNCL nói chung và các trường đại học công lập (ĐHCL) nói riêng; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.

Theo kết quả báo cáo của Bộ GD&ĐT, cơ chế tự chủ tài chính áp dụng đối với các trường ĐHCL đạt được một số kết quả và còn tồn tại một số vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, các ĐHCL được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của đơn vị, góp phần tiến tới quản lý hoạt động của đơn vị theo đầu ra, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố đầu vào theo cơ chế quản lý tài chính công của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, thúc đẩy các ĐHCL mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hoạt động GD&ĐT để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của xã hội. Nhiều hình thức đào tạo đa dạng đã được mở ra như đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên; đào tạo tập trung và đào tạo từ xa; vừa học vừa làm, bồi dưỡng; tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở khác trong và ngoài nước; mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy…

Thứ ba, bảo đảm công tác quản lý tài chính ở các ĐHCL được thực hiện thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch; thúc đẩy các đơn vị tự chủ tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cùng với kinh phí NSNN cấp có hiệu quả để phát triển hoạt động sự nghiệp, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội. Các ĐHCL đã tự đảm bảo một phần quan trọng nguồn tài chính thực hiện chế độ tiền lương mới do Nhà nước quy định. Các trường cũng đã hoàn thiện công tác hạch toán và kết quả tài chính, khai thác nguồn thu, đổi mới phương thức quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Một số tồn tại, hạn chế

Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học (GDĐH) tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển, tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, khả năng tự chủ tài chính của ĐHCL về kinh phí chi thường xuyên thấp: Theo đúng phương thức và định mức phân bổ hiện hành cộng với khung học phí bị bó hẹp và thấp như hiện nay, các ĐHCL khó có khả năng tự chủ các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi lương và các khoản có tính chất lương. Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào nguồn NSNN (Khả năng tự chủ của các trường về kinh phí cho xây dựng cơ bản là yếu thậm chí không có khả năng), nhưng nguồn này được phân bổ rải rác hàng năm, có những dự án bị giải ngân quá lâu do đầu tư dàn trải, dẫn đến lãng phí và không hiệu quả.

Thứ hai, quyền tự chủ của các ĐHCL về chuyên môn còn hạn chế. Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách để các trường ĐHCL triển khai thực hiện tự chủ nhưng đến nay, những nội dung thực tế đảm bảo cho các ĐHCL thực hiện quyền tự chủ chưa được quán triệt (xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo; xác định các chương trình đào tạo; xác định hình thức tổ chức đào tạo; xác định phương pháp giảng dạy; xác định phương pháp đánh giá các học phần; thời gian đào tạo… là những tiêu thức được coi là quyền tự chủ cao trong tất cả các hệ và hình thức đào tạo).

Thứ ba, các ĐHCL còn lúng túng trong xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ; không có khả năng cân đối thu chi, các đơn vị thường lập dự toán thu sự nghiệp thấp hơn nhiều so với thực hiện. Một số trường xây dựng quy chế thi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng có một số nội dung chi và mức chi không phù hợp.

Cơ hội và thách thức đặt ra

Video đang HOT

Hội nhập là cơ hội để GDĐH Việt Nam tranh thủ hợp tác liên doanh với nước ngoài để mở rộng đào tạo trong nước, đào tạo ở nước ngoài; tạo điều kiện để ĐHCL trở thành những trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ hiện đại; thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài khoa học. Cùng với đó, chất lượng GDĐH được nâng lên, tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, GDĐH Việt Nam vẫn còn gặp một số thách thức cụ thể như:

Một là, năng lực cạnh tranh hạn chế, nguy cơ tụt hậu xa hơn về GDĐH: Xuất phát điểm của giáo dục Việt Nam còn thấp, môi trường giáo dục vĩ mô còn nhiều yếu kém; Quá trình xây dựng các đại học chất lượng cao gặp khó khăn trong chuyển giao chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên; Hệ thống các chuyên ngành đào tạo trong các đại học Việt Nam chưa hoàn thiện; Nguồn lực đầu tư cho GDĐH ở Việt Nam còn thấp, sự phân bổ nguồn lực đầu tư không đồng đều giữa các trường đại học trong hệ thống GDĐH Việt Nam. Điều này dẫn đến sự khập khiễng trong tốc độ phát triển, quy mô và chất lượng đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam; Chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam chưa cao; Khoảng cách về chất lượng GDĐH của Việt Nam với GDĐH của các quốc gia trong khu vực còn lớn…

Hai là, rào cản về ngôn ngữ: Đây thực sự là rào cản lớn đối với GDĐH Việt trong quá trình cạnh tranh cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao với các hệ thống giáo dục ở các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Ba là, những thách thức từ các hiện tượng chảy máu chất xám, sự công nhận văn bằng, đảm bảo chất lượng giáo dục của GDĐH Việt Nam… trong quá trình hội nhập.

Đề xuất, kiến nghị

Trên cơ sở phân tích thực trạng về tự chủ và phát triển GDĐH Việt Nam với những cơ hội và thách thức đặt ra, bài viết đề xuất một số kiến nghị giúp các trường ĐHCL Việt Nam nâng cao tính tự chủ tài chính như sau:

Đối với Chính phủ

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã quy định về cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL theo hướng cải tiến mạnh mẽ, trong đó các đơn vị giáo dục ĐHCL cũng được hưởng những chính sách đổi mới này. Trao quyền tự chủ các cơ sở GDĐH không có nghĩa là Chính phủ hết trách nhiệm mà trong đó vẫn có trách nhiệm đầu tư để giúp các cơ sở giáo dục giảm bớt các khó khăn tài chính, từng bước nâng cao chất lượng GDĐH trong điều kiện hội nhập.

Hội nhập là cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam tranh thủ hợp tác liên doanh với nước ngoài để mở rộng đào tạo trong nước, đào tạo ở nước ngoài; tạo điều kiện để đại học công lập trở thành những trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ hiện đại; thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài khoa học.

Để tự chủ tài chính thực sự phát huy được vai trò thì quyền tự chủ của các trường ĐHCL cần được Chính phủ quán triệt triển khai đồng bộ, tránh tình trạng tự chủ nửa vời, bao gồm: (i) Cho phép các cơ sở đào tạo được quyết định giá dịch vụ trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết theo khung giá do cấp có thẩm quyền ban hành; (ii) Được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao và được huy động vốn cho đầu tư qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch đào tạo; (iii) Tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục; (iv) Chính phủ nên tiếp tục đầu tư cho các chương trình mục tiêu, đầu tư cho các dự án phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cơ sở giáo dục, nhất là các dự án đầu tư lớn, vượt quá khả năng tài chính của cơ sở GDĐH. Có như vậy, tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới phát huy được vai trò tích cực về chiến lược.

Đối với các trường đại học công lập

Khi đánh giá, kiểm định chất lượng trường ĐHCL, thì nguồn lực tài chính và công tác quản lý tài chính là 1 trong 10 tiêu chuẩn để xem xét. Theo đó, trường đại học phải có các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, có một hệ thống quản lý chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Nhà nước; công tác lập kế hoạch tài chính được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo đúng quy định; thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lý, công khai, minh bạch và có hiệu quả. Cụ thể:

Một là, chu trình quản lý tài chính bắt đầu từ bước lập dự toán, giao dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách cho đến các khâu tự kiểm tra tài chính, thẩm định kiểm tra báo cáo tài chính của các cơ quan quản lý và cuối cùng là công khai tài chính. Chu trình này đòi hỏi nhà trường cần có bộ máy kế toán chuyên nghiệp, có trình độ để đảm bảo hiệu quả các chi tiêu trong nhà trường, đảm bảo tính minh bạch, chính xác…

Hai là, việc phân tích hoạt động tài chính chính xác, thực hiện cơ chế tự chủ phù hợp sẽ giúp cho việc định hướng phát triển nhà trường theo đúng mục đích, tôn chỉ hoạt động, nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho nhà trường và xã hội. Trong thực tế, dù còn hạn chế nhưng hệ thống các ĐHCL ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống giáo dục quốc dân, có ảnh hưởng và uy tín nhất định trong đào tạo đại học ở khu vực và trên thế giới.

Nhìn chung, sự phát triển của các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối trực tiếp bởi cơ chế, chính sách và các ưu đãi mà Chính phủ trao cho. Thực hiện tự chủ tài chính ở các trường ĐHCL phải được hiểu và triển khai đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ là giải pháp chiến lược thể hiện quan điểm, tầm nhìn một cách khoa học và thực tế; là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của chính phủ đối với sự nghiệp phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng của Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Mai Ngọc Cường và cộng sự (2007), Điều tra thực trạng và khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam, Dự án điều tra cơ bản năm 2006-2007, Đề tài cấp bộ, Đại học Kinh tế quốc dân;

Vũ Duy Hào (2015), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học công lập khối kinh tế ở Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ, năm 2005.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 9/2019

Theo tapchitaichinh

Tự chủ tài chính: Áp lực "tăng thu"?

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, để phát huy cơ chế này một cách hiệu quả, trao quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa.

Tự chủ tài chính: Áp lực tăng thu? - Hình 1

Cơ chế tài chính khi vận hành tự chủ GDĐH là yêu cầu căn bản của các cơ sở giáo dục. Ảnh: Quý Trung

Học phí là yếu tố quan trọng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật số 34/2018/QH14) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung trong Luật mới được đánh giá là khá mạnh dạn, nhằm gỡ các nút thắt đối với lộ trình tự chủ đại học của Việt Nam, tạo một môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, có khá nhiều vấn đề mà dư luận quan tâm, đặc biệt là các em sinh viên, đó chính là mức học phí của các trường sau tự chủ.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Luật khẳng định rõ việc quyết định học phí là quyền của các trường. Đây là yếu tố rất quan trọng, vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng phải mở hướng tiếp cận học đại học của người học.

"Thực tế đến nay, chính sách học phí của chúng tôi cũng cơ bản ổn định. Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa thì học phí cũng sẽ bù vào đó một phần, vì vậy, việc nâng học phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau. Đối với hầu hết sinh viên, các em có khả năng lựa chọn các chương trình học khác nhau, bên cạnh đó còn có học bổng hỗ trợ", PGS.TS Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

"Học phí là yếu tố quan trọng nhưng để bảo đảm cho các đối tượng khó khăn hơn có khả năng tiếp cận, chúng tôi dùng đến quỹ học bổng. Với mức học phí như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào học phí sẽ không có những đột phá. Về lâu dài chúng ta cần có những giải pháp căn bản hơn về vấn đề tài chính", PGS.TS Phạm Hồng Chương nói.

Về việc thay đổi học phí liệu có ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em sinh viên hay không? PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ từ một phần đến toàn phần như hiện nay. Cho đến nay, nhà trường vẫn thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Mức học phí của nhà trường công khai, minh bạch và công bố học phí cho toàn khóa. Mức tăng không quá 10%/năm và thực tế hiện nay là khoảng 5%/năm.

Tự chủ tài chính: Áp lực tăng thu? - Hình 2

Cần cơ chế khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, xã hội đầu tư cho GD. Ảnh minh họa

Cần sớm ban hành quy định về định mức chi phí GD

Việc các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số trường đại học công lập thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định. Để kiểm soát được điều này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết: Mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác đã được quy định tại Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường.

"Việc xác định mức thu như vậy phải căn cứ vào định mức mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toàn, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin."

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy

Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Luật này. Theo đó, các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của Khoản 2 điều 32 của Luật này; đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, các trường tự chủ được tự quyết học phí trước hết đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt. Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và SV, không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo làm căn cứ để các trường ra được quyết định. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này.

Điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

Trong quá trình tự chủ, bên cạnh những lợi ích mà tự chủ tài chính đem lại vẫn còn nhiều bất cập cần chỉnh sửa. Theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn về cơ chế tài chính, trong Luật ghi rõ các cơ chế đầu tư của Nhà nước, chính sách về tài chính đặt hàng của Nhà nước, thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, cơ chế cạnh tranh, các trường có năng lực tốt, sử dụng quỹ có hiệu quả thì sẽ được cấp kinh phí. Hi vọng cơ chế này sớm được triển khai.

Bên cạnh đó, cần cơ chế khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, xã hội. Ví dụ hiện nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp mong muốn được hợp tác đầu tư trong đào tạo, nghiên cứu bằng việc xây dựng những phòng thí nghiệm, giảng đường, khu vực nghiên cứu phát triển. Nhưng quy trình thủ tục này chưa được hướng dẫn nên kéo dài, gây nản lòng các nhà đầu tư. Mong Nhà nước sớm có cơ chế, chính sách rõ ràng, để khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào trường đại học.

Trong giai đoạn tiếp theo, chuyển đổi mạnh mẽ hơn theo hướng tự chủ đại học có khá nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để các trường tận dụng phát triển. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng, để chuẩn bị và tận dụng tốt cơ chế này, các trường nên tập trung kiện toàn bộ máy quản lý, quản trị của trường; xây dựng chiến lược phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nội bộ, đặc biệt cần kết nối với Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT để tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu về GD-ĐT; thực hiện công khai, minh bạch các thông tin cũng như trách nhiệm giải trình từ phía nhà trường; phát triển hệ thống quản trị chất lượng đào tạo bên trong, khuyến khích các trường đăng ký kiểm định tất cả các chương trình đào tạo, kiểm định cơ sở đào tạo.

"Đối với các trường công lập lớn, có uy tín, đúng quy mô, quy củ thì nên có cơ chế cho phép các trường tự chịu trách nhiệm lớn hơn, minh bạch hơn, từ đó bảo đảm chúng ta có khả năng xây dựng những trường đại học tầm cỡ quốc tế", PGS. TS Phạm Hồng Chương chia sẻ.

Trịnh Huyền

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:10

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Đám cưới Thái Trinh: Visual cặp đôi quá xịn, cô dâu mừng ra mặt khi nhận 1 món đồ từ nhà chồng
14:30:15 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Primmy Trương: Con gái cô Hiệu trưởng giờ là vợ thiếu gia, ông Trump từng ôm eo

Netizen

20:35:44 20/11/2024
Primmy Trương được biết đến là hot girl xinh đẹp, gia thế khủng và là vợ của thiếu gia Phan Thành. Thời điểm cặp đôi tổ chức đám cưới nhận được nhiều sự quan tâm từ cư dân mạng vì độ hoành tráng.

Một Anh Trai Chông Gai lên tiếng nói về bài rap diss của HIEUTHUHAI: Sợ bị chửi

Nhạc việt

20:32:45 20/11/2024
Vốn nổi tiếng trên MXH qua những video reaction, từ tranh cãi hát - rap, dân mạng bắt đầu mổ xẻ luôn chuyên môn của Neko Lê ở lĩnh vực này.

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

Thế giới

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!

Sao châu á

19:52:23 20/11/2024
Vào chiều ngày 20/11, Song Joong Ki thông báo anh đã lên chức bố lần 2. Được biết, con thứ 2 của vợ chồng tài tử là 1 bé gái. Cả mẹ và em bé đều có sức khỏe ổn định.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.