“Thực phẩm thuốc” trong điều trị bệnh cường giáp: Ăn uống đúng để giảm nhẹ bệnh tật
Bệnh cường giáp ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Đây là lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ bạn trong khi điều trị bệnh.
Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Cường giáp thuộc nhóm hội chứng tăng chuyển hóa. Tốc độ trao đổi chất cơ bản được tăng lên và quá trình phân giải protein cũng tăng theo.
Do đó, người bệnh cần cung cấp một chế độ ăn giàu calo, hàm lượng protein cao, cacbonat cao và vitamin cao để bù đắp cho việc tiêu thụ và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ hiệu quả hơn trong quá trình điều trị cường giáp.
Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh thông qua chế độ ăn uống
Trong Đông y, giải pháp ăn uống hỗ trợ để điều trị bệnh được gọi là “thực liệu”, tức là trị liệu bằng thực phẩm.
Mỗi khi bạn có một căn bệnh nào đó, bạn buộc phải tìm hiểu xem chế độ ăn uống cần phải thay đổi ra sao, nên ăn gì và không nên/hạn chế ăn gì, từ đó có thể hỗ trợ cơ thể phát triển theo hướng nâng cao thể trạng và loại bỏ/giảm nhẹ bệnh tật.
Sau đây là lời khuyên ăn uống dành cho người bị bệnh cường giáp.
1, Tăng lượng calo nhiều hơn bình thường
Chúng ta đều biết rằng khi mắc bệnh cường giáp, cơ thể sẽ tăng chuyển hóa, đó là lý do nhiều người bị gầy/sút cân nhanh hơn. Trong tình huống này, lượng calo ăn vào của mỗi người có thể cần điều chỉnh dựa vào tình trạng thực tế, dấu hiệu lâm sang và khả năng hấp thụ của người bệnh.
Thông thường, một số người sẽ phải tăng lượng calo từ 50% đến 70% so với người bình thường. Mỗi người nên ăn khoảng 12,55 14,64MJ (3000 – 3500kcal) mỗi ngày (bình thường là từ 2000 – 2500 kcal). Tránh ăn quá nhiều trong một lần, thay vào đó nên tăng lượng ăn đúng bữa, 3 bữa ăn chính bình thường, thêm 2 đến 3 lần trong bữa ăn phụ.
Khi điều trị lâm sàng được thực hiện, việc cung cấp năng lượng (calo) và các chất dinh dưỡng khác phải được điều chỉnh liên tục cho phù hợp với điều kiện điều trị thực tế. Việc ăn nhiều hơn bao nhiêu nên dựa vào chỉ số cân nặng của bạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
2, Tăng tinh bột (nhóm thực phẩm chứa carbohydrate)
Nếu bạn sút cân nhiều, nên tăng lượng cung cấp carbohydrate một cách thích hợp, thường chiếm 60% đến 70% tổng năng lượng ăn vào trong ngày.
Hàm lượng protein nên cao hơn người bình thường và có thể là 1,5-2g /kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày; không nên ăn quá nhiều protein (chất đạm) từ nguồn động vật bởi vì thịt cá thường có chất kích thích, do vậy thực phẩm động nên chiếm khoảng 33,3% tổng lượng protein (tương đương 1/3 chất đạm động vật và 2/3 chất đạm từ thực vật). Hàm lượng chất béo trong bữa ăn nên duy trì ở mức bình thường hoặc ít béo.
3, Duy trì khẩu phần ăn có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhiều loại
Nên chuẩn bị bữa ăn cho người bị cường giáp với nhiều món ăn đa dạng, chất dinh dưỡng phong phú, tăng cường cung cấp khoáng chất, đặc biệt là kali, canxi và phốt pho, v.v., nếu bị tiêu chảy, bạn càng đặc biệt phải chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp.
Chọn thực phẩm giàu vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C, ăn thêm gan, nội tạng động vật, rau lá xanh tươi với lượng thích hợp và bổ sung các chế phẩm vitamin (dạng thuốc) nếu cần thiết.
Mục đích của liệu pháp dinh dưỡng là điều chỉnh mức tiêu thụ gây ra bởi quá trình trao đổi chất và cải thiện tình trạng của toàn cơ thể thông qua việc bổ sung lượng calo cao, protein cao, vitamin và canxi và phốt pho cao.
Video đang HOT
Nên lưu ý trong chế độ ăn
1, Công thức 3 thứ nên nhiều, 1 thứ nên hạn chế, 1 thứ phù hợp
Trong đó, công thức 3 nhiều bao gồm: Hàm lượng calo nên nhiều hơn, hàm lượng chất đạm (protein) nhiều hơn, và hàm lượng vitamin nhiều hơn.
Một chất cần hạn chế đó là ít i-ốt
Thứ 3 là bổ sung hàm lượng canxi và phốt pho thích hợp.
2, Tăng số lượng bữa ăn
Để điều chỉnh mức tiêu thụ của cơ thể ở mức hợp lý, mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên tăng cường ăn nhẹ vào giữa giờ, việc này giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, bổ sung dinh dưỡng tối ưu hơn.
3, Phân bổ và điều chỉnh chế độ ăn uống cho người bệnh cường giáp
Thực phẩm nên ăn: Nên dựa theo thói quen ăn uống và chế độ ăn uống thông thường của bệnh nhân, có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột, như gạo, mì, bánh từ gạo, bánh từ bột mì, khoai tây, bí ngô, v.v.
Bổ sung các loại thực phẩm động vật như thịt dê, thịt bò, thịt lợn.
Bổ sung các loại rau củ quả tươi, thực phẩm giàu canxi và phốt pho, chẳng hạn như sữa. Khi bạn có chỉ số kali thấp, bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu kali như cam, táo và các loại trái cây khác.
Thực phẩm nên tránh/hạn chế: Tránh sử dụng các thực phẩm có chứa iốt như tảo, rong biển, muối iốt, v.v.
Thực phẩm nên ăn ít: Chất xơ. Thực phẩm chứa nhiều cellulose nên được hạn chế ở mức thích hợp. Bệnh nhân cường giáp thường đi kèm với đại tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy. Do đó, thực phẩm có nhiều chất xơ nên được hạn chế để giảm tần suất đi đại tiện.
Theo Health/39/nhipsongviet
Những 'đại kỵ' khi ăn tôm không phải ai cũng biết
Tôm là món ăn rất bổ dưỡng nhưng lại phải đặc biệt lưu ý khi ăn. Bởi có những người nên hạn chế ăn tôm, hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường.
Ảnh minh họa: Internet
Tôm là một món ăn rất giàu protein, nhưng lại chứa lượng chất béo rất thấp so với các loại thực phẩm có nguồn gốc hải sản. Vì thế, tôm luôn là thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo.
Tuy nhiên, dù tôm có tốt như vậy, nhưng không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Trong trường hợp ăn sai cách, không những không mang lại lợi ích cho cơ thể, mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan liên quan. Sau đây là nhóm người nên hạn chế ăn tôm, hoặc tốt nhất là không ăn trong thời gian có các dấu hiệu sức khỏe không bình thường.
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị đau mắt đỏ
Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá...
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.
Ảnh minh họa: Internet
Người đang có triệu chứng viêm
Tôm là nhóm thực phẩm có thể khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều iốt, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Những quan niệm sai lầm khi ăn tôm
Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe?
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,... nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Ăn mắt tôm bổ mắt?
Trong dân gian nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu của cá nhà khoa học thì trên thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Nên khi ăn phần đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.
Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C?
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn vỏ tôm chứa nhiều canxi?
Nhiều người vẫn thường xuyên quan niệm, ăn nhiều vỏ tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì chất canxi có rất nhiều trong vỏ tôm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng phần thịt tôm mới là phần chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất
Thực chất vỏ tôm được cấu tạo từ chất kittin - cấu tạo nên vỏ của loài giáp xác, chúng không hề chứa canxi, ngược lại còn khiến cơ thể khó tiêu hóa. Thói quen ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ bị hóc vỏ tôm vô cùng nguy hiểm.
Vừa uống bia vừa ăn tôm
Có lẽ thói quen này là điều mà nhiều người làm. Tuy nhiên, nếu kết hợp bia và tôm trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cụ thể, nếu thường xuyên dùng tôm để làm mồi nhắm mỗi khi uống bia sẽ khiến cơ thể sản sinh và đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric (nguyên nhân gây ra các bệnh về sỏi thận, bệnh gout,...). Khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương và mô mềm từ đó dẫn đến mắc bệnh gout, viêm khớp xương và các mô mềm, cực kì nguy hiểm cho sức khỏe.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ăn thêm một lượng nhỏ quả óc chó mỗi ngày giúp chống ung thư vú hiệu quả Các nghiên cứu mới được công bố đã chỉ ra rằng, thêm quả óc chó vào khẩu phần ăn có thể ức chế sự phát triển, cũng như tăng khả năng chết của các tế bào ung thư vú ở người. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao với đặc trưng rất giàu axit béo có lợi và chất chống oxy hóa, quả...