Thực phẩm ’siêu chế biến’ gây nên bệnh ung thư
Mối quan hệ giữa thực phẩm chế biến siêu và ung thư đã được chỉ ra bởi các nhà nghiên cứu đến từ Pháp.
Họ phân các loại thức ăn như bánh ngọt, cánh gà chiên, và bánh mì được sản xuất hàng loạt thuộc dạng thực phẩm chế biến siêu.
Một khảo sát, được tiến hành trên 105,000 người, nhấn mạnh rằng: Khi con người hấp thụ càng nhiều các loại thực phẩm kể trên thì nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư càng cao. Bài khảo sát đã dấy lên rất nhiều lo ngại, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng: Chế độ ăn uống lành mạnh là sự lựa chọn tốt nhất.
Đâu là các loại thực phẩm siêu chế biến:
Bánh mì và bánh ngọt được đóng gói và sản xuất hàng loạt. Đồ ăn vặt có vị ngọt và nhiều nguyên liệu khác, bao gồm cả khoai tây chiên. Socola và kẹo Soda và các loại đồ uống có đường. Thịt xiên nướng, cá hoặc thịt gà được chiên giòn. Mì hoặc xúp ăn liền. Đồ ăn tiện lợi được đông lạnh. Thức ăn làm chủ yếu từ đường, dầu mỡ và các chất béo khác.
Chế độ ăn uống rõ ràng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thừa cân là nguyên nhân gây bệnh có thể phòng ngừa được nhiều nhất, chỉ đứng sau hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng rằng: các loại thịt được chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vậy còn các loại thực phẩm “siêu chế biến” thì sao?
Đội nghiên cứu, tại trường Sorbonne Paris Cité University, đã sử dụng các bài khảo sát thực phẩm để xác định loại thức ăn mà con người đang sử dụng.
Những người được khảo sát, hầu hết là phụ nữ trung niên, đã được theo dõi trong một khoảng thời gian trung bình kéo dài 5 năm. Kết quả, được đăng tải trên British Medical Journal, đã chỉ ra rằng: nếu hàm lượng thực phẩm “chế biến siêu” lấy vào trong cơ thể tăng 10% thì số ca bệnh nhân mắc ung thư được điều tra tăng lên 12%.
Trong bài khảo sát:
Trung bình, 18% thức ăn của mọi người là thực phẩm chế biến siêu.
Video đang HOT
Trung bình, có 79 ca mắc ung thư trên 10,000 người mỗi năm.
Khi lượng thực phẩm chế biến sẵn tăng 10% thì sẽ có thêm 9 bệnh nhân mắc phải ung thư trong số 10,000 người mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Các kết quả trên cho thấy rằng mức tiêu thụ thực phẩm chế biến siêu đang tăng cực kì nhanh. Điều này có thể dẫn đến gánh nặng cho toàn nhân loại về vấn nạn ung thư trong 10 năm tới”. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng bổ sung thêm: các số liệu trên cần được xác nhận bởi các bài khảo sát được diễn ra trên quy mô rộng hơn và nghiên cứu cần điều tra rõ về những sự thật đằng sau mối liên hệ này.
Dấu hiệu cảnh báo
Thực tế, bài nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được mối liên hệ cuối cùng giữa thực phẩm siêu chế biến và bệnh ung thư. Vẫn chưa kết luận được thực phẩm chế biến siêu là nguyên nhân gây nên ung thư.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhân tố liên quan có thể kể đến, bởi những người ăn nhiều thực phẩm chế biến siêu thì đều có những biểu hiện có thể dẫn tới ung thư. Chẳng hạn, họ có thể hút nhiều thuốc hơn, tăng động hơn, tiêu thụ nhiều calo hơn và có khả năng sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn.
Trong khi các nhà nghiên cứu đang điều chỉnh những phân tích cho mối liên hệ này, họ vẫn tin tưởng rằng ảnh hưởng của thực phẩm chế biến siêu không nên được loại bỏ hoàn toàn.
Giáo sư Linda Bauld, chuyên gia phòng chống ung thư của Vương quốc Anh, phát biểu rằng: “Chúng ta đều biết, khi tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm kể trên, cơ thể sẽ trở nên thừa cân. Và thừa cân hay béo phì thì đều làm tăng khả năng mắc các bệnh liên quan đến ung thư. Vì vậy, rất khó để tách riêng ảnh hưởng của thực phẩm và cân nặng lên nguy cơ gây ung thư ra khỏi nhau.”
Nói tóm lại, nữ giáo sư nhấn mạnh, bài nghiên cứu trên là một dấu hiệu cảnh báo cho con người để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lo lắng khi phải ăn một chút đồ chế biến sẵn ở đâu đó, miễn là chúng ta sẽ ăn thêm nhiều loại trái cây, rau củ và chất xơ.
Bác sĩ Ian Johnson, từ Quadram Institute ở Norwich, nói rằng bài nghiên cứu đã chỉ ra được những mối quan hệ cơ bản của 2 khái niệm. Tuy nhiên, ông lại chỉ trích về tính mơ hồ của cụm từ “siêu chế biến”.
Theo ông, “Vấn đề ở đây là định nghĩa của khái niệm “thực phẩm siêu chế biến” mà người viết sử dụng quá rộng đến mức rất khó để xác định và nhìn rõ được chính xác những mối quan hệ nhân quả tiềm năng”.
Còn đối với Giáo sư Tom Sanders của trường King’s College London, định nghĩ về thực phẩm siêu chế biến lại chứa quá nhiều sự trùng lặp. Ông nói rằng bánh mì được sản xuất hàng loạt có thể được coi là một thực phẩm siêu chế biến, nhưng một ổ bánh mì được làm tại nhà hoặc từ một tiệm bánh lịch sự trong thành phố thì lại không.
“Sự phân loại này cần chặt chẽ và được căn cứ dựa trên giả thuyết rằng các loại đồ ăn được sản xuất công nghiệp thì chứa thành phần hóa học và dinh dưỡng khác với các loại được làm tại nhà hoặc tại cửa hàng có tay nghề”. Giáo sư Sanders nói.
Ngay cả bài bình luận phía dưới của British Medical Journal cũng cảnh báo “chưa nên vội đi đến kết luận sớm”. Martin Lajous và Adriana Monge từ Viện Y tế Công cộng Quốc gia đặt tại Mexico cũng nói rằng: “Chúng ta còn cả một quãng đường dài để hiểu hết những tác động mà thực phẩm được chế biến gây ra cho sức khỏe và thể chất của con người.”
Họ cho ra ý kiến: bài nghiên cứu mới chỉ là “cái nhìn ban đầu” vào một vấn đề còn nghiêm trọng hơn.
Huy Hoang
Theo: BBC/vietQ
Thực phẩm siêu chế biến có liên quan ung thư?
Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm muối, đường, chất chống ôxy hóa, chất ổn định, bảo quản.
Chuyên gia lo ngại rằng, với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư cũng sẽ tiếp tục gia tăng.
Nhận biết thực phẩm siêu chế biến
Đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trang hoặc biến thực phẩm có cảm quan như chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)...
Tuy nhiên, một điều đáng báo động là trong thực phẩm siêu chế biến từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó. Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay và thời hạn sử dụng dài. Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (bao gồm bánh mì tinh chế, cùng với với bánh kẹo và thịt chế biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng đã được cho là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng có nhiều khả năng bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và ung thư...
Mối liên quan với ung thư?
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là một nguyên nhân gây ung thư. Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề. Hoặc cũng có thể là một chất phụ gia đã được sử dụng. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá, các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn
Khoai tây chiên có thể là một món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên có chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc động mạch. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên có thể chứa cái loại axit béo gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt hơn hết nên tránh xa loại thức ăn này.
Cũng có thể chọn loại khoai tây chiên, bắp rang bơ làm từ ngô xanh hữu cơ - chứa hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa. Tốt hơn nữa, bạn có thể tự làm món ăn vặt gây nghiện này tại nhà.
Thịt xông khói và xúc xích: Xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Cả thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được chế biến rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản, sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì.
Bánh ngọt đóng gói: Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nylon có vẻ không hỏng trong nhiều năm thực ra chứa đầy đường và chất bảo quản. Chính vì vậy, nó mới có tuổi thọ lâu đến thế. Hãy dùng các loại bột thay thế giàu dinh dưỡng cho bột mì trắng tinh luyện như đậu gà hay bột hạnh nhân. Ngoài ra, nên cắt giảm lượng đường và bơ bằng cách sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn có sử dụng từ bơ hạnh nhân, yến mạch và quế.
Một số loại bánh mỳ: Bạn hẳn đã biết tránh xa các loại bánh mỳ trắng siêu tinh luyện và thay bằng bánh mỳ ngũ cốc giàu chất xơ. Nhưng chọn được đúng ổ bánh mỳ có thể không hề dễ bởi ngay cả những loại có vẻ tốt cho sức khỏe cũng có thể chứa chất phụ gia. Bánh mỳ là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh mỳ nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhất cần phải được đông lạnh do chúng không chứa bất cứ chất bảo quản nào.
Mì ăn liền: Là món ưa thích của nhiều người, đặc biệt là sinh viên do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, một gói mì có thể chứa gần 2.000mg natri, cao hơn 500mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Do vậy, sử dụng nhiều mỳ ăn liền dễ làm tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra trong mì ăn liền có rất ít chất dinh dưỡng. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol.
Nước ngọt có ga: Đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng, ra khỏi gian bếp của bạn. Ngoài thực tế loại đồ uống này chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ đái tháo đường typ 2.
BS. Anh Ngọc
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bệnh viện K thêm 3 máy xạ trị, người bệnh đỡ xếp hàng giữa đêm Ông Trần Văn Thuấn, giám đốc Bệnh viện K, cho hay bệnh viện này vừa lắp đặt 3 máy xạ trị và một máy xạ phẫu, giải quyết tình trạng người bệnh phải đi xạ trị vào ban đêm. Khám sàng lọc ung thư tại Vĩnh Phúc ngày 29-6 - Ảnh: HÀ TRẦN Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trong chuyến khám sàng...