Thực phẩm loại bỏ căng thẳng, trầm cảm sau sinh
Một số thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, điều chỉnh tâm trạng, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của mẹ sau sinh.
Thực phẩm tính ấm: Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nên ăn một số thực phẩm tính ấm để cải thiện các vấn đề về cảm xúc, giảm trầm cảm: Gạo, rau mùi tây, thì là, hạt tiêu, hành tây, tỏi tây, táo tàu, đậu đen, đậu lăng, các loại ngũ cốc, cam, lựu, đào, vải thiều, thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt gà, tôm, hải sâm…
Protein, chất xơ: Khi bị trầm cảm, chị em dễ bị mất ngủ, thiếu năng lượng. Do đó, cần bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời để giúp cơ thể phục hồi với chế độ ăn giàu protein, nhiều chất xơ, năng lượng cao và chú ý đến các thực phẩm có lợi cho nhu động ruột và giảm sự tích tụ chất độc trong cơ thể.
Uống nước đúng lúc, đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể
Nước: Uống nhiều nước giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng, bôi trơn ruột và thúc đẩy sự bài tiết kịp thời các chất có hại trong cơ thể.
Cá giàu omega 3: Các axit béo omega 3 có trong cá thu, ngừ, hồi… có tác dụng tương tự như thuốc chống trầm cảm, làm giảm lo lắng, tăng cường sự linh hoạt của não bộ.
Thực phẩm giàu kẽm, đồng, selen: Thiếu kẽm, selen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình oxy hóa của tế bào não. Hàm lượng kẽm cao nhất trong thực phẩm là hàu, gan, cật động vật và các sản phẩm từ sữa. Selen có trong trái cây khô, thịt gà, hải sản và ngũ cốc. Việc thiếu đồng cũng sẽ làm rối loạn quá trình ức chế bên trong của các tế bào thần kinh, khiến hệ thống nội tiết trong trạng thái kích thích và gây mất ngủ. Cá mực, tôm, nấm, thịt dê… rất giàu đồng.
Vitamin B: Vitamin nhóm B như 1, 2, 6 và 12 rất hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Vitamin B12 có trong thực phẩm từ động vật, ngoài ra, gan, lòng đỏ trứng và cá giàu các vitamin nhóm B khác.
Chuối và các thực phẩm giàu kali: Chuối, thịt nạc, các loại hạt, rau xanh, cà chua, bơ và các thực phẩm giàu kali có tác dụng ổn định huyết áp và tâm trạng. Chuối chứa một chất gọi là biopterin kích thích tinh thần và tăng cường sự tự tin. Tryptophan và vitamin B6 trong chuối cũng giúp não tạo ra serotonin – chất làm tăng cảm giác hạnh phúc.
Rau bina và các thực phẩm giàu magie, acid folic: Rau muống, rau bina, đậu Hà Lan, đậu đỏ và các loại thực phẩm khác giàu magie có tác dụng thư giãn thần kinh. Thiếu acid folic gây ra sự giảm serotonin trong não, dẫn đến trầm cảm mà rau bina lại rất giàu acid folic.
Nấm hương xào đậu phụ: Nấm hương khô ngâm nở 75g bỏ chân, đậu phụ 300g, đường 10g, xì dầu 20ml, hạt tiêu 0.5g, rượu nấu ăn 8ml, mì chính. Đậu phụ thái miếng 3.5cmx2.5cm, dày 0.5cm, chiên sơ, đổ rượu, nấm hương, các gia vị, sau cùng mới cho nước nấu chín ăn.
Kẽm, selen và vitamin B của nấm hương cùng với protein và canxi trong đậu phụ sẽ làm cho dinh dưỡng của món ăn này trở nên hoàn hảo hơn, giúp sản phụ thoát khỏi tâm trạng chán nản.
Video đang HOT
Thịt gà nấu hạt óc chó: 100g thịt gà xé sợi xào sơ, 25g nhân hạt óc chó rang chín, 25g dưa chuột thái sợi, hành, gừng, gia vị. Phi thơm hành, gừng, cho gà và các nguyên liệu, gia vị khác vào nồi, hạt óc chó cho sau cùng, hầm chín ăn. Hạt óc chó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp chống trầm cảm cho các bà mẹ sau sinh.
Tôm nõn xào thập cẩm: Tôm nõn tươi, cần tây, bạch quả, hạnh nhân, bách hợp, muối, dầu ăn. Cần tây thái khúc, chần qua nước sôi với bạch quả, hạnh nhân, bách hợp, xào với tôm nõn, nêm vừa ăn.
Tôm nõn xào thập cẩm là món ăn dễ chế biến
Bạch quả điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa điểm vàng, hội chứng tiền đình, ù tai, trầm cảm, lo âu, căng thẳng…
Trà hoa hồng: Hoa hồng có tác dụng giảm ứ máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, lí khí, giải uất, ổn định tâm trạng và chống trầm cảm.
Cánh hoa hồng chứa nhiều VitaminC do đó còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn tránh khỏi những đợt cảm lạnh và cúm sốt
Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong theo sở thích nhưng không nên pha hoa hồng cùng với trà vì lá trà có rất nhiều axit tannic sẽ ảnh hưởng đến tác dụng trị bệnh của hoa hồng.
Ngoài ra, cần tránh ăn, uống các chất kích thích như cà phê, trà, coca, rượu, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dầu mỡ, thực phẩm ngâm, muối, đồ cay, nóng …vì chúng sẽ làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm sau sinh.
Nga Nguyễn
Theo People/Pcbaby/phunuvietnam
Bệnh trầm cảm và những hiểm họa khôn lường
Trầm cảm là căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm. Dù không cướp đi sinh mạng co n người ngay lập tức, nhưng trầm cảm lại khiến bệnh nhân suy kiệt tinh thần, dễ tìm đến tự sát.
Trong nhiều trường hợp, trầm cảm được coi là "sát thủ giấu mặt", là nguyên nhân thực sự của nhiều vụ tự tử.
Trong thời đại ngày nay, các bệnh rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm ngày càng phổ biến
Trầm cảm - căn bệnh "thế kỷ"
Trầm cảm được xem là một rối loạn tâm trạng, khiến bạn có cảm giác buồn bã, mất mát, chán nản với mọi hoạt động hàng ngày. Theo tờ Medicalnewstoday, trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các khuyết tật. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến năm 2017, ước tính có đến 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm trên toàn cầu.
Chia sẻ với VietTimes, Đại tá, bác sĩ Nguyễn Văn Ca - Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện (BV) Quân y 175 - cho biết các thống kê chỉ ra có tới 20-30% dân số Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần, trong đó, trầm cảm chiếm đến 25%. Riêng tại TP.HCM, có khoảng 6% dân số mắc trầm cảm. Đặc biệt, nữ giới dễ mắc trầm cảm hơn nam giới gấp 2 lần.
Đại tá, bác sĩ Nguyễn Văn Ca - Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 175
Bác sĩ Nguyễn Văn Ca nhận định: "Trong thời đại ngày nay, căn bệnh trầm cảm đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, trong những năm gần đây số người tự sát do trầm cảm đã tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, nếu phát hiện trầm cảm sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh và sinh hoạt bình thường. Do đó, chúng ta cần chủ động trong việc điều trị bệnh trầm cảm, tránh để lâu ngày dẫn đến nặng hơn và người bệnh tìm đến tự sát.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Bác sĩ Nguyễn Văn Ca chia sẻ: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, trong đó di truyền chiếm một tỉ lệ nhất định. Khi trong gia đình có một người bị trầm cảm thì người trong gia đình sẽ dễ bị mắc căn bệnh này".
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tâm lý như áp lực công việc hay các mối quan hệ, tác động từ mạng xã hội, áp lực học tập, kỳ vọng về chính mình hay người khác nhưng không đạt được... cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, làm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến thể trạng, tinh thần sút và gây ra các rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm.
Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc trầm cảm. Theo quy luật, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ có thời kỳ bị sụt giảm kéo theo các vấn đề liên quan đến cảm xúc cũng bị thay đổi.
Một nữ bệnh nhân bị mắc bệnh về sức khỏe tâm thần tại Khoa Tâm thần - BV Quân y 175
Đối với phụ nữ thời kỳ sinh con, họ thường xuyên gặp áp lực đến từ con cái, gia đình hai bên, nếu không được quan tâm đúng mức, sẽ dễ bị trầm cảm sau sinh. Đồng thời, từ quá trình mang thai đến lúc sinh con, hormone bên trong người phụ nữ cũng đã thay đổi nên cũng sẽ dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu trầm cảm và cách điều trị
Triệu chứng căn bản của trầm cảm là mất hứng thú, cảm thấy bị mất năng lượng và hoạt động trở nên chậm chạp, ngủ ít, giảm cân mà không rõ nguyên nhân. Riêng với thanh thiếu niên, khi bị trầm cảm, họ có thể rơi vào trạng thái cáu kỉnh, khó chịu, cáu gắt, cảm thấy tội lỗi.
Khi thấy một người khác hoặc mình bỗng dưng có những biểu hiện trên, bạn có thể thực hiện các bài test tham khảo trên internet, hay đi test lâm sàng để biết sơ qua về bệnh. Đồng thời, người bệnh nên đến các cơ sơ chuyên khoa để khám điều trị và tư vấn kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
"Bệnh trầm cảm nếu không được quan tâm đúng mức và điều trị đúng cách, sẽ gây ra hậu quả nặng nề đối với người bệnh và gia đình. Thậm chí, ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ tìm đến cái chết.
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân trầm cảm sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng chỉ sau vài tuần" - Bác sĩ Nguyễn Văn Ca cho hay.
Theo bác sĩ Ca, khi phát hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ, bệnh nhân cần phải được điều trị đúng đắn để sớm hồi phục sức khỏe tâm thần cũng như ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn. Bác sĩ sẽ xem xét các nguyên nhân gây ra trầm cảm ở bệnh nhân sau đó áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm nội sinh phải dùng hóa dược và có thể áp dụng song song với liệu pháp tâm lý để điều trị.
Nếu bệnh nhân bị trầm cảm do tâm lý phải có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, đồng thời, chính người bệnh cũng phải có sự cố gắng hiểu cảm xúc của mình, có nghị lực để vượt qua căn bệnh.
Bên cạnh đó, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể áp dụng thêm các biện pháp khác như hoạt động nhóm, hỗ trợ lẫn nhau... Thậm chí, bác sĩ có thể áp dụng đa phương pháp để đạt kết quả cao trong điều trị.
Theo viettimes
5 điều chị em cần biết về 'sát thủ giấu mặt' trầm cảm sau sinh Khi bước vào độ tuổi lập gia đình, việc mang thai, chăm sóc một thiên thần nhỏ là niềm ao ước của biết bao người phụ nữ. Song, đôi khi, chị em không lường trước được những khó khăn của việc mang thai và chăm sóc trẻ, để rồi sau đó vô tình rơi vào căn bệnh trầm cảm... Bác sĩ Nguyễn Phương...