Thực phẩm, hàng quán tăng giá theo thịt heo
Giá heo hơi và heo thành phẩm tăng phi mã khiến các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu này cũng lên theo.
Khảo sát tại chợ và cửa hàng thực phẩm ở TP.HCM, giá nhiều sản phẩm làm từ thịt heo tăng thêm 5 -25% so với cách đây 2 tháng. Cụ thể, giá giò lụa loại thường có pha trộn trước đây 120.000 đồng một kg thì nay lên 150.000 đồng; loại ngon trước đây 150.000 đ/kg nay lên 210.000 đồng. Lạp xưởng tươi thay vì 160.000 đồng, nay tăng thêm 20.000 đồng một kg. Các loại chà bông, giăm bông cũng tăng giá thêm 30.000 – 50.000 đồng một kg so với trước…
Chị Hoa, tiểu thương bán hàng khô ở chợ Xóm Mới (Gò Vấp) cho biết, hơn tuần nay khi lấy sỉ các mặt hàng thực phẩm làm từ heo của các đầu mối lớn đều được thông báo tăng giá thêm 3.000 – 20.000 đồng một kg. Do đó, chị cũng buộc phải điều chỉnh giá bán tại sạp theo.
“Nhiều đầu mối cho hay, nếu có kho trữ thì nên lấy số lượng lớn vì dự báo tháng tới giá các sản phẩm này sẽ còn điều chỉnh vì nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn nguyên liệu khan hiếm”, chị Hoa nói.
Giá chà bông heo tăng thêm 30.000 đồng một kg lên 300.000 đồng.
Là đầu mối chuyên cung cấp hàng hóa sỉ, chị Hạnh, ở quận Thủ Đức cho biết, năm nay giá các sản phẩm chế biến từ thịt heo dự tính tăng thêm 10-20%. Do đó, năm nay chị chuẩn bị nguồn từ khá sớm để tránh thiếu hàng. Tuy nhiên, hiện nay sức mua vẫn còn khá yếu nên chị chỉ trữ những sản phẩm hút khách.
Video đang HOT
Các hàng quán ăn cũng đã tăng giá
Chị Trang, chủ tiệm bún riêu trên đường Lê Đức Thọ (Gò Vấp) cho biết, hơn tháng nay giá xương heo, thịt heo và mọc tăng cao nên thay vì bán tô bún riêu thường 15.000 đồng thì nay tăng thêm 2.000 đồng. Với tô bún bao gồm giò heo cũng tăng thêm 5.000 đồng lên 30.000 đồng.
Cũng tăng thêm 2.000 – 5.000 đồng cho một đĩa cơm tấm, chị Huệ, chủ quán cơm trên đường Quang Trung (Gò Vấp) cho biết, trước đây cơm tấm sườn chị chỉ lấy 18.000 đồng một đĩa nhưng nay tăng thêm 4.000 đồng, còn cơm tấm sườn bì chả, tăng thêm 5.000 đồng lên 30.000 đồng một đĩa.
Theo chị Huệ, mức tăng này vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá heo. Tuy nhiên, vì khách ăn quen mức giá trước đây nên nếu tăng “sốc” sẽ mất khách. Do đó, để cân đối, chị buộc phải cắt miếng sườn mỏng hơn và tìm mối cung cấp với giá hợp lý để đảm bảo sản phẩm vẫn chất lượng mà hợp túi tiền khách hàng.
Ngoài quán cơm, phở, bún tăng giá, tại các quán nướng trên đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức), Lê Văn Thọ (Gò Vấp)… chủ quán đều cho biết sẽ điều chỉnh mức giá cho phù hợp với thị trường.
Giá heo hơi tại miền Bắc đang quanh mức 66.000 – 78.000 đồng một kg. Ở miền Trung, giá cũng lập đỉnh mới, dao động 65.000 – 76.000 đồng một kg. Còn các tỉnh phía Nam, heo hơi đang tiệm cận mức 70.000 đồng một kg.
Theo đó, giá thịt heo bán tại các chợ dân sinh cũng tăng vọt, dao động quanh mức 180.000 – 200.000 đồng một kg đối với ba chỉ và sườn non. Riêng các loại nạc đùi, xương ống, chân giò giá quanh mức 80.000 – 160.000 đồng một kg
Theo Thế Giới Tiếp Thị
Thực phẩm chế biến sẵn "lấn sân" siêu thị
Không chỉ thực phẩm công nghệ mà thực phẩm chế biến sẵn bán tại siêu thị đang được khách hàng tin dùng nhờ chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý
Thống kê của Sở Công Thương TP HCM cho thấy 9 tháng của năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành lương thực, thực phẩm, đồ uống chỉ tăng 0,72% (thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,41% của cùng kỳ năm 2018). Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm ước giảm 3,07% (cùng kỳ tăng 8,99%).
Sản xuất giảm, tiêu dùng ở siêu thị vẫn tăng
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM lý giải sản xuất chế biến thực phẩm giảm là do từ đầu năm đến nay, dịch tả heo châu Phi tác động mạnh đến tâm lý người tiêu dùng, giảm mạnh mức tiêu thụ đối với các mặt hàng từ thịt heo, các mặt hàng chế biến từ thịt heo. Trong những tháng qua, chỉ số tồn kho của ngành tăng khi doanh nghiệp vẫn sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra từ đầu năm, cùng với gia tăng các chi phí vận chuyển, thuê mặt bằng và chi phí đầu vào (điện, xăng dầu, lương...) làm tăng giá thành sản xuất nên từ quý III, các doanh nghiệp đã điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình sản xuất của ngành lương thực, thực phẩm, đồ uống sẽ tăng trong những tháng cuối năm. Ngoài việc tăng sản xuất để chuẩn bị hàng phục vụ Tết Canh Tý 2020, các doanh nghiệp như trước đây thì nay đã đầu tư phát triển thị phần trong nước, với các sản phẩm có thể cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã so với hàng nhập khẩu từ các nước trong khu vực thay vì chỉ tập trung xuất khẩu.
Người tiêu dùng thường nói với nhau là vào siêu thị của Saigon Co.op mua thực phẩm cho yên tâm
Do thị trường có nhiều biến động về nguồn cung dẫn đến tâm lý lo lắng của người tiêu dùng, sức mua chung trên thị trường của ngành hàng này có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế tại các hệ thống bán lẻ trên địa bàn TP HCM, sức mua mặt hàng thực phẩm chế biến khá khả quan, mặc dù không tăng trưởng tốt như cùng kỳ năm 2018. Tại hệ thống bán lẻ của Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op (gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food...), thống kê sơ bộ trong 9 tháng của năm, hầu hết các ngành hàng thực phẩm đều tăng từ 15% đến hơn 20%. Điển hình là nhóm thủy hải sản tăng khoảng 15%, các loại rau xanh và trái cây tăng trung bình 20%, thịt gia cầm tăng 18%, nhóm thịt gia súc tăng hơn 20%, trong đó đặc biệt là mặt hàng thịt heo tăng gần 25%.
Hàng nhiều, yên tâm về chất lượng
Để có được kết quả khả quan như vậy, ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc marketing Saigon Co.op, cho biết là do Saigon Co.op chủ động liên kết các đơn vị cung cấp, nhà sản xuất chuẩn bị tốt nguồn hàng ổn định về số lượng, đồng thời kiểm soát chất lượng tốt nhờ chú trọng công tác cách ly và kiểm soát chuẩn mực, giúp ít bị ảnh hưởng của bệnh dịch, đặc biệt là dịch tả heo châu Phi. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng đến từ chính niềm tin của người tiêu dùng đã dành cho hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op. Niềm tin này đã được củng cố và kiểm chứng qua nhiều biến động của thị trường, người tiêu dùng thường nói với nhau là vào siêu thị của Saigon Co.op mua cho yên tâm.
Đặc biệt, xu hướng vài năm trở lại đây, không chỉ thực phẩm công nghệ mà thực phẩm chế biến sẵn cũng được khách hàng tin dùng nhờ chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý. Không ít gia đình, nhất là tại những thành phố lớn, chọn cách sử dụng thực phẩm đã được chế biến sẵn cho bữa cơm quây quần, giúp tiết kiệm công sức, thời gian bếp núc.
Theo ông Đỗ Quốc Huy, thức ăn sẵn đưa vào hệ thống kinh doanh phải đáp ứng nhiều tiêu chí chất lượng như hương vị truyền thống, không chất bảo quản, không phụ gia thực phẩm, riêng thực phẩm đông lạnh được kiểm định nghiêm ngặt từ đầu vào, khâu chế biến và đầu ra. "Siêu thị ngày càng đa dạng mặt hàng thực phẩm từ sơ chế đến nấu chín, đông lạnh, có nhiều món ăn thông dụng trong bữa cơm gia đình với chất lượng cao, giá thành hợp lý" - ông Huy nói. Thực phẩm và thực phẩm chế biến sẵn luôn được xem là mặt hàng kinh doanh chủ lực, các siêu thị trong hệ thống như Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers đang tập trung đẩy mạnh ngành hàng này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng cao của người tiêu dùng.
Theo Người Lao Động
Tìm thực phẩm bù đắp thịt heo Đã tiêu hủy 3,3 triệu con heo do bệnh dịch tả heo châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tìm nguồn thực phẩm bù đắp cho nguồn thịt heo dự kiến thiếu hụt vào cuối năm Theo số liệu được công bố tại hội nghị bàn về các giải pháp phòng chống dịch tả heo châu Phi do...