Thực phẩm gây bệnh gout
Gout là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới. Chúng ta có thể bị gout hoặc căn bệnh này sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Bệnh gout là gì?
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.
Ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.
Thịt, hải sản, rượu… là một trong những thực phẩm góp phần “tạo nên” bệnh gout. (Ảnh: Inmagine)
Một số loại thực phẩm gây bệnh gout
Thịt: Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong thịt khá cao. Tuy nhiên, thịt lại có thể gây ra bệnh gout bởi thực phẩm nhiều protein thì tỷ lệ hợp chất purin lại cao. Một số loại thịt có thể kể tên như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng. Thịt đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni , lạp xưởng cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà… đều nguy hiểm không kém.
Video đang HOT
Nội tạng động vật: Không những thịt động vật có thể gây ra bệnh gout mà nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý.
Hải sản: Hải sản cũng chứa hàm lượng cao protein và purin – hợp chất gây bệnh gout. Có thể kể tên một số loại như cá trổng, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi. Ngoài ra còn phải kể tên một số loại giáp xác như cua, tôm, trai.
Rau: Rau được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Một số loại rau cần chú ý như nấm. đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây.
Bia, rượu: Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn đã bị bệnh gout, nên trán xa bia rượu.
Bột nở: Bột nở được sử dụng trong lúc làm các đồ nướng. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở này cũng có hàm lượng purin cao. Bành mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại.
Chú ý: Trong khẩu phần ăn chúng ta hằng ngày đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Theo SK&ĐS
Muốn trị gout đừng nhịn ăn
Thậm chí, chế độ ăn ít calo còn khiến bệnh gout càng nặng thêm. Và điều đó cũng có nghĩa, không chỉ người thừa cân mới bị bệnh gout.
Người gầy có thể mắc bệnh gout không, bác sĩ?
Hoàn toàn có thể. Bệnh gout không phải là bệnh của riêng người béo, vì nó bắt nguồn từ lượng axit uric máu tăng cao. Tăng axit uric máu là hậu quả của việc tăng tổng hợp axit uric trong cơ thể, giảm bài tiết axit uric qua thận và thói quen dung nạp thức ăn có quá nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, hải sản, da của gia cầm, lợn và cá, uống nhiều bia rượu...
Như vậy chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này?
Đúng vậy. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm axit uric máu nhưng ăn uống điều độ và đúng cách góp phần không nhỏ vào việc trị bệnh này. Ba nguyên tắc vàng về ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh gout là: 1. Tránh thực phẩm giàu purin; 2. Không uống rượu, bia vì rượu làm giảm thải axit uric vào nước tiểu, bia có chứa nhân purin; 3. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm dần trọng lượng cơ thể, nhưng tuyệt đối không nhịn ăn vì chế độ ăn rất ít calo sẽ khiến cơ thể tăng tạo ra axit uric.
Tuy nhiên, chế độ ăn không phải là điều kiện duy nhất quyết định bạn có bị gout hay không, vì căn bệnh này có dạng bẩm sinh và dạng nguyên phát do yếu tố di truyền và do cơ địa.
Chế độ ăn ít calo còn khiến bệnh gout càng nặng thêm. (Ảnh minh họa)
Vậy làm thế nào để biết mình mắc bệnh gout, thưa bác sĩ?
Gout là một loại bệnh viêm khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ở các khớp đầu gối, ngón tay, ngón chân, vai hay cổ. Giai đoạn đầu, bệnh nhân chưa thấy biểu hiện gì nhưng đã có nhiều tinh thể axit uric kết tinh trong các mô và hủy hoại xương, khớp, thận.
Cơn viêm cấp xuất hiện ở một số hoàn cảnh thuận lợi như sau bữa tiệc nhiều rượu, thịt; sau phẫu thuật; sau lao động nặng; sang chấn tình cảm; sau nhiễm khuẩn cấp; sau khi dùng một số loại thuốc... Đa số cơn viêm cấp có biểu hiện đau một ngón chân cái vào đêm, cơn đau dữ dội ngày càng tăng, ngón chân cái sưng to phù nề, căng bóng, nóng đỏ trong khi các khớp khác bình thường. Có thể còn kèm theo một số biểu hiện toàn thân. Một đợt gout cấp tính kéo dài trung bình 5 ngày, đêm đau nhiều hơn, sau đó giảm dần và khỏi, không để lại dấu vết gì. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm.
Bệnh gout mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các hạt (Tô-phi) do lắng đọng urat xung quanh khớp, màng hoạt dịch, đầu xương, sụn; viêm đa khớp nhỏ và nhỡ như khớp ngón chân, ngón tay, cổ tay, gối, khuỷu tay, không đau nhiều, diễn biến chậm.
Cách điều trị bệnh gout thế nào thưa bác sĩ?
Mục tiêu của điều trị bệnh gout là giảm đau nhanh, phòng ngừa các cơn cấp tính tái phát và các biến chứng xa như phá hủy khớp và tổn thương thận. Với đợt cấp tính, khống chế viêm càng sớm càng tốt. Với gout mạn tính, cần kiên trì điều trị bằng chế độ ăn uống, dùng thuốc colchicin, thuốc tăng thải axit uric, thuốc ức chế chuyển hóa thành axit uric. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn đừng đợi đến khi mắc bệnh rồi mới điều trị, mà hãy phòng tránh ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn và duy trì cân nặng hợp lý.
Theo PNVN
Ăn gì sau nhậu? Nếu tưởng lạm dụng rượu bia chỉ dẫn đến bệnh gout, với cơn đau khớp ác liệt chẳng khác nào nằm dưới cưa máy, thì nhầm. Không thiếu người hiện nay không khó ăn, cũng không khó nói nhưng khó nằm cho yên vì gai cột sống vừa chĩa vừa đè thần kinh đâu đó. Nhưng không lẽ vì thế mà đành uống...