Thực hư trẻ ăn vải bị viêm não Nhật Bản
Co rât nhiêu phu huynh đang xôn xao vi thông tin cho răng tre bi nhiêm viêm nao Nhât Ban la do… ăn nhiêu vai.
Bênh viêm nao Nhât Ban đang vao mua vơi sô ca nhiêm ngay môt tăng lên. Theo thương lê, giai đoan thang 6, thang 7 thương đươc coi la “điêm nong” cua căn bênh nguy hiêm nay vơi sô tre măc bênh cao hơn hăn. Đây la bệnh nguy hiểm do virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại nhưng di chứng năng nê và co ti lê tử vong cao.
Co môt điêu trung hơp la bênh thương tăng cao vao mua vai chin, do đo rât nhiêu phu huynh to ra vô cung lo lăng vi cho răng: Tre ăn nhiêu vai la nguyên nhân dân đên lây nhiêm bênh viêm nao Nhât Ban. Tuy nhiên, theo ThS. BS. Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biêt: “Bênh viêm nao Nhât Ban lây qua muôi đôt. Thê nên viêc ăn vai hay không ăn vai không phai la vân đê quan trong. Vi như ơ Ha Nôi hay môt sô tinh không co vai, nhưng tre cung vân bi măc viêm nao Nhât Ban. Tuy nhiên, vao mua vai thi đung la co nhiêu loai chim bay đên kiêm ăn, trong đo co thê co môt sô loai mang vi rut nay va khi chung ăn thi se đê lai vi rut trên qua. Đo cung la 1 li do giai thich vi sao bênh tăng lên vao mua vai. Thê nhưng, nguyên nhân quan trong nhât vân la do mua he năng nong rât thuân lơi cho virut viêm nao Nhât Ban phat triên, chư không phai do tre ăn nhiêu vai ma măc viêm nao”.
ThS. BS. Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương
Cung theo bac si Hai, cac bâc phu huynh muôn phong tranh lây nhiêm viêm nao Nhât Ban cho con, tôt nhât hay đưa tre đi tiêm phong đây đu bơi văc-xin viêm nao rât hiêu qua. Lich tiêm như sau: Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi đầu tiên lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi./.
Bô me cung nên lưu y thực hiện tốt viêc vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, loại bỏ các ổ bọ gậy… Hơn nưa, cân thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Đo la cach tôt nhât đê phong tranh lây nhiêm căn bênh nguy hiêm nay”.
Theo Khampha
Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết
Cần diệt muỗi, ngủ mùng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản; bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn.
Viêm não Nhật Bản đang "vào mùa". Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Bộ Y tế đã ra khuyến cáo phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho hay: "Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra nhiều từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, mặc dù số lượng không nhiều nhưng bệnh dễ gây tử vong, hoặc để lại di chứng thần kinh sau khi chữa trị".
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, kiểm tra sức khỏe cho bé H.N.T.K. (2 tuổi, quê ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) bị viêm não Nhật Bản. Ảnh: Tuổi trẻ
Phân biệt viêm não và viêm màng não
Bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng là tình trạng viêm nhiễm mô não, màng não hay cả 2 do siêu vi trùng hay vi trùng gây ra. Đây là loại bệnh lý rất nặng có thể gây tử vong hay di chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh chiếm tỷ lệ 1-5 trên tổng số 100.000 người. Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh này.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, trong bệnh lý não màng não cần phân biệt rõ hai nhóm lớn là viêm não và viêm màng não. Viêm não là tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào nhu mô não và nguyên nhân thường thấy là siêu vi đường ruột hay siêu vi gây viêm não Nhật Bản. Trong khi đó viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não.
Viêm não và viêm màng não là 2 bệnh khác nhau nhưng đều gây tử vong hay để lại di chứng
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng có tên gọi riêng như:
- Viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là bệnh lây qua đường muỗi chích và thường gặp ở vùng nông thôn.
- Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (enterovirus) tấn công vào não gây viêm não và nguy hiểm nhất là enterovirus 71.
- Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu có tác nhân là vi trùng não mô cầu. Đây là bệnh tử vong nhanh nếu gặp thể tối cấp.
- Viêm màng não do HIB là do vi trùng HIB gây ra, đây là vi trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
- Ngoài ra còn có một số tác nhân khác ít gặp.
Triệu chứng của 2 bệnh này thường khởi phát giống nhau: Sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi,... Dấu hiệu nặng: co giật, cứng cổ, hôn mê sâu, suy hô hấp,... Tỉ lệ cứu được trẻ viêm não trở về hoàn toàn bình thường chỉ chiếm 60%. Những di chứng thường gặp là trẻ vẫn đi lại được nhưng chậm phát triển trí tuệ, có trẻ bị động kinh suốt đời, có trẻ bị yếu tay chân, sống đời sống thực vật.
Viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi chích
Về bệnh viêm não Nhật Bản, bác sĩ Khanh nhấn mạnh đây là tình trạng viêm não cấp do siêu vi viêm não Nhật Bản gây ra. Siêu vi gây viêm não Nhật Bản truyền sang người từ heo, chim có mang mầm bệnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi.
Trẻ em thành thị ít mắc bệnh hơn trẻ nông thôn
Muỗi mang tên Culex hút máu heo hay chim có chứa siêu vi trùng, sau đó chích người và truyền siêu vi gây bệnh cho người. Loại muỗi này thường chích ban đêm và sống chủ yếu ở vùng nông thôn (muỗi ruộng). Chính vì những lý do này mà 90% trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản sống ở nông thôn, nơi có nuôi heo và trồng lúa.
Trẻ miền Bắc mắc bệnh nhiều hơn
Thống kê cho thấy, trong số 200 người bị muỗi Culex truyền virus viêm não Nhật Bản thì chỉ có một trường hợp bị viêm não, 199 người còn lại chỉ bị sốt siêu vi. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, miền Bắc có số ca bị viêm não Nhật Bản nhiều hơn có thể do vào tháng 5 - 7 là mùa thu hoạch quả vải, đàn chim tu hú kéo về nên mang theo mầm bệnh.
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản
Trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có khởi bệnh đột ngột như sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn có thể kèm theo ho, tiêu chảy, sau 1-2 ngày xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố điều trị
Bác sĩ Khanh khuyên khi thấy trẻ sốt cao, ói mửa, đau đầu, co giật, hôn mê, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố ngay để được điều trị kịp thời. Sở dĩ trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản cần được đưa đến bệnh viện cấp tỉnh, TP điều trị vì bác sĩ Khanh cho rằng điều trị căn bệnh này tương đối khó.
Phòng ngừa
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh lý não - màng não cần nhiều biện pháp tùy theo mỗi loại bệnh, như viêm não Nhật Bản là nên diệt muỗi, ngủ mùng. Với viêm não do siêu vi trùng đường ruột là bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra việc chích vaccine là rất cần thiết.
Trẻ có thể bắt đầu chích ngừa viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi. Điều cần lưu ý là chích ngừa viêm não Nhật Bản chỉ ngừa được viêm não Nhật Bản, chứ không thể ngừa được các bệnh viêm não khác.
N.Đ
Theo Báo Đất Việt
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, toàn TP sẽ triển khai tiêm phòng viêm não Nhật Bản B miễn phí cho trẻ từ 1-3 tuổi. Các trẻ từ 1 đến 3 tuổi sống tại Hà Nội được tiêm miễn phí vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản - Ảnh: Ngọc Thắng Theo đó,...