Thực hư loại thuốc “thổi bay” nồng độ cồn sau khi uống bia rượu
Trước thông tin lan truyền rằng có loại thuốc có thể “thổi bay” nồng độ cồn sau khi uống rượu, bia, ngày 6/1, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng như vậy.
Một sản phẩm được quảng cáo có tác dụng “thổi bay” nồng độ cồn
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng.
Với nồng độ cồn từ 0-0,24 mg/lít khí thở, người điều khiển xe sẽ bắt đầu bị phạt tiền và giữ giấy phép lái xe.
Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.
Đánh trúng tâm lý của người dân, nhất là các tài xế lo sợ về mức xử phạt mới đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, những ngày qua, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng và kẹo được quảng cáo giúp “tẩy nhanh nồng độ cồn”, “giải rượu bia thần tốc”, “xả nhanh lượng cồn, hỗ trợ giảm nhanh cơn say”…
Tuy nhiên, thông tin từ Cục Quản lý dược cho biết chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng “thổi bay” nồng độ cồn.
Ngay cả thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng này. Hiện chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hoá, làm tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thu rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở.
Về vấn đề này, PSG.TS Trần Nhân Thắng, Trưởng Khoa Dược – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng trên thực tế có một số thuốc gây cảm ứng enzym gan, giúp gan tăng cường chuyển hoá, đào thải rượu.
Tuy nhiên, loại thuốc này phải chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa ( nghiện rượu, ngộ độc…) với sự chỉ định của bác sĩ. Quá trình sử dụng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế vì có thể gây ra phản ứng nguy hại cho sức khoẻ.
Chẳng hạn với 1 đơn vị cồn (tương đương 300 ml bia hoặc 30 ml rượu), bình thường cơ thể phải mất khoảng 1 giờ đồng hồ mới đào thải hết nhưng nếu sử dụng thuốc quá trình chuyển hóa có thể diễn ra nhanh hơn 30-45 phút.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, TS Thắng cho rằng chắc không thể “thổi bay” được nồng độ cồn trong chốc lát.
Gần đây trên mạng xôn xao thông tin “dù không uống một giọt rượu bia nào nhưng ăn trái cây vẫn có nồng độ cồn trong máu có thể bị phạt”, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho hay, đúng là trong một số sản ph ẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có nhiều đường như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm… có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể.
Tuy nhiên, lượng cồn này rất nhỏ, không còn đáng kể trong máu để đến mức khi kiểm tra hơi thở có cồn. Đa số khi kiểm tra là không có nồng độ cồn, rất ít trường hợp phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Những trường hợp này do cơ địa, bệnh tật vì bản chất hoa quả lên men thì phân rã rất nhanh.
TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế
Số này đã rất ít rồi, số lượng khi lưu thông bị cảnh sát giao thông giữ lại kiểm tra lại càng ít. “Đối với các trường hợp nay, sau khi ăn xong thực phẩm phẩm sẽ chuyển hóa trong cơ thể và không còn nồng độ cồn”- TS Nguyễn Huy Quang nói
Bên cạnh đó, theo TS Quang: Chúng tôi được biết qua kiểm tra, Cảnh sát giao thông cũng phân biệt được ai là người có nồng độ cồn do rượu bia, ai là người có nồng độ cồn do thực phẩm. Trong cơ quan cảnh sát giao thông cũng đã có quán triệt, phải xác định là cá trường hợp này là vô tình chứ không phải là uống rượu bia.
Theo luật Xử lý vi phạm hành chính, công dân có quyền phản hồi, giải thích, thắc mắc với cảnh sát giao thông và đề nghị cảnh sát giao thông ngồi lại 10-15 để đo nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị đo nồng cồn trong máu. Trong những trường hợp như vậy sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
“Hàm lượng cồn có trong trái cây, thực phẩm rất nhỏ và không có tính bền vững so với nồng độ cồn trong máu do rượu bia. Người sử dụng sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc máu phụ thuộc vào số lượng, mức độ tiêu dùng các sản phẩm. Tuy nhiên, lượng cồn này thường bị phân rã, chuyển hóa ngay trong thời gian ngắn”- TS Nguyễn Huy Quang nói.
Theo Thái Bình/SK&ĐS
Chuyên gia chỉ ra hiểu lầm của nhiều người về "những bài thuốc giải rượu nhanh" đang được truyền miệng
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Do đó, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc giải rượu nhanh được truyền miệng, nhưng nó có thực sự hiệu quả?
Bạn Tuấn Kiệt (22 tuổi, Hải Phòng) hỏi:
Công việc của em thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng và sử dụng rượu bia, nhất là trong mùa lễ Tết sắp tới. Và xin chuyên gia chia sẻ những bài thuốc để giúp giải rượu một cách nhanh và hiệu quả nhất chỉ trong thời gian ngắn?
Bạn Minh Hương (25 tuổi, Ninh Bình) hỏi:
Em được người quen mách cho sử dụng nước chanh, quất sau khi uống rượu sẽ giúp giải rượu nhanh. Điều này có đúng không ạ?
Chất cồn có tác dụng rất mạnh đối với hoạt động dẫn truyền thần kinh trong hoạt động của não bộ. Ảnh hưởng mà nó gây ra rất phức tạp với nhiều biểu hiện khó dự đoán như:
- Thay đổi trí nhớ.
- Mất sự ức chế.
- Thay đổi cảm xúc, có thể làm tăng sự bực bội, buồn bã hoặc hưng phấn.
- Phản xạ chậm.
Nếu uống nhiều chất cồn có thể dẫn đến tử vong bởi trong cơ thể nó được coi như một chất độc, khiến cơ thể tăng cường khả năng đào thải trong máu và đẩy mạnh hoạt động đào thải ở gan và thận.
Theo thời gian, sử dụng rượu quá mức có thể gây ra vấn đề sức khỏe gan như xơ gan, gây hại cho thận, tim và não, thậm chí gây ra chứng mất trí nhớ.
Tại Việt Nam, chất cồn (rượu bia) là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tai nạn giao thông.
ThS. BS. Huỳnh Minh Đức - Bác sĩ ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trả lời:
Uống nước chanh, quất có một vài tác dụng như làm giảm hấp thu chất cồn (rượu, bia) vào dạ dày, đường ruột và máu; làm loãng nồng độ cồn trong máu; và giúp tăng cường thành mạch, làm trí óc của người uống rượu bia tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, nó không có tác dụng giải lượng chất cồn đã hấp thu vào cơ thể.
Nước chanh, quất có tác dụng để tăng cường niêm mạc dạ dày. Khi uống loại nước này vào, nó sẽ tạo ra một lớp láng qua niêm mạc dạ dày, giúp hấp thu bớt dịch axit của dạ dày, làm kết tủa một số chất trong dạ dày và hạn chế cho dạ dày và đường ruột hấp thu thêm rượu.
Đồng thời, khi uống nước chanh, việc này sẽ bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể để làm hòa loãng nồng độ cồn trong máu. Ngoài ra, chanh có vitamin C giúp đảm bảo thành mạch tốt, những trường hợp người uống rượu thường sẽ có thành mạch giãn, có thể gây ra tình trạng xuất huyết não, tai biến mạch máu não do tổn thương từ việc uống rượu.
Ngoài nước chanh, có thể uống nhiều loại nước khác để mang lại hiệu quả tương tự như uống nước bột sắn, nước lọc, nước gừng...
Tiến sĩ Dược học, Lương y Nguyễn Hoàng trả lời:
Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng có bài thuốc, loại thuốc nào cả trong tây y và đông y giúp giải rượu.
Có chăng, chúng ta đang có những bài thuốc dân gian, đông y giúp giảm bớt khả năng hấp thụ rượu của cơ thể hoặc các bài thuốc về tây y chỉ giúp một phần nhỏ trong việc chuyển hóa rượu mà thôi chứ thực chất nó không giúp giải say.
Theo Helino
Uống nhiều loại rượu bia cùng lúc, coi chừng! Dịp tết chúng ta uống nhiều rượu bia hơn, di chuyển cũng nhiều hơn. Nhiều người uống lẫn lộn các loại rượu tây, rượu ta, rượu ngâm, bia và đã xảy ra nhiều ca ngộ độc rượu. Uống nhiều loại rượu bia cùng thời điểm dễ bị ảnh hưởng sức khỏe - Ảnh: Quang Định Làm cách nào để hóa giải nhanh nồng...