Thực hư chuyện hàng quán ‘lên đời’ chỉ sau một cú chuyển mình lên app?
Tối ưu quản lý và vận hành quy trình giúp giảm “ùn tắc” đơn vào giờ cao điểm, giảm tình trạng huỷ đơn… là những lợi ích mà nhiều chủ quán ăn đang bất ngờ nhận được sau một cái “gật đầu” đồng ý chuyển sang mô hình tích hợp.
Giật mình vì doanh thu nhảy vọt chỉ sau một cái “gật đầu”
Quán cơm bình dân của chị Hà nằm trên đường Trường Sa (quận 3, TP.HCM) chủ yếu phục vụ dân công sở và thực khách vãng lai. Một tháng trở lại đây, chị Hà vô cùng phấn khởi khi từ 300 suất một ngày, quán chị đã tăng lên 500 suất, buổi trưa điện thoại nhảy đơn liên hồi, khiến chị bận rộn không ngừng tay, phải tăng gấp đôi công suất nấu.
Chị hồ hởi cho biết: “Tôi mở quán 7 năm rồi. Năm trước, tôi nghe lời con nên lên app bán online, bán được gấp đôi ngày trước. Tưởng vậy là nhất rồi, tôi lại nghe nói cài ứng dụng quản lý, qua mô hình tích hợp thì còn bán được nhiều hơn. Ban đầu bán tín bán nghi, nhưng thấy mấy quán bán đắt hàng đều sang mô hình này rồi, tôi cũng đồng ý chuyển luôn”. Chị cũng tự nhận mình “mù công nghệ” nên trước giờ tính tiền toàn nhẩm tay, không tránh khỏi sót tiền. Giờ có ứng dụng hỗ trợ quản lý đơn hàng, chuyên nghiệp và chính xác hơn nhiều. “Biết tiện như vậy, tôi đồng ý chuyển lâu rồi”, chị Hà nói.
Hàng quán hoạt động hiệu quả hơn nhờ mô hình tích hợp.
Đồng quan điểm với chị Hà, anh Hoàng – chủ quán mì Phúc Kiến gia truyền ở Q.11 (TP.HCM) cũng vui mừng chia sẻ mùa mưa vốn vắng khách nay doanh thu tăng “vùn vụt” nhờ chuyển qua mô hình tích hợp mà GrabFood đề nghị. Mì của quán anh ai ăn cũng khen ngon nhưng cứ đến mùa mưa là ế. Nhất là những ngày tháng 7 mưa dầm, nhìn quán âm u, cả chủ và nhân viên có lúc buồn hiu vì không có việc gì làm. Từ ngày lên app, quán của anh có thêm khách lai rai vào những giờ thấp điểm. Đặc biệt, từ khi chuyển sang mô hình tích hợp mới, quán có thể nhận gấp đôi lượng đơn đặt hàng. “Tôi làm nhanh, khách đặt có ngay nên họ thích và truyền miệng. Nhờ vậy mà dù mưa cả ngày bếp vẫn bận rộn làm đồ giao cho khách”, anh Hoàng kể.
Anh Bình, chủ quán gà phô mai ở quận 7 (TP.HCM) cho hay: “Tôi bán trên app lâu rồi, cũng quen cách tài xế tới mua hộ, mang đi, thành ra cũng ngại chuyển sang mô hình mới”. Nhưng cứ đến buổi trưa, cả quán lại “quay cuồng” vì khách đến đã đông, tài xế ghé mua mang đi còn đông hơn, anh và nhân viên bận luôn tay mà vẫn không thể khiến cả khách, cả tài xế hài lòng.
Video đang HOT
“Từ ngày đơn báo trực tiếp luôn trên điện thoại thì đỡ hơn nhiều. Giờ quán tôi phải mở rộng thêm bếp vì đơn giao làm không kịp, doanh thu tăng 3 lần lại rất chủ động chuẩn bị đơn cho khách”, anh Bình tỏ ra bất ngờ vì sự thay đổi nhỏ lại mang đến hiệu quả lớn.
Thực hư chuyện “lên đời” chỉ nhờ một “cú chuyển”?
Thực tế, mô hình tích hợp đã không còn xa lạ với các hàng quán đang hợp tác với các dịch vụ giao thức ăn, và hiệu quả của mô hình này cũng không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ. Theo công bố từ GrabFood, các hàng quán chuyển từ mô hình mua hộ sang tích hợp có tổng giá trị giao dịch trung bình tăng 300 – 400%.
Với mô hình này, quán ăn sẽ được khuyến khích cài đặt “ứng dụng quản lý dành cho nhà hàng” ngay trên điện thoại thông minh (smartphone) hoặc máy POS đặt tại quán. Ứng dụng có nhiệm vụ báo đơn trực tiếp cho quán sau khi khách đặt hàng. Như vậy, trong lúc tài xế đang trên đường đến thì quán đã chủ động chuẩn bị món.
Đây cũng chính là mấu chốt khiến mô hình này có thể giúp hàng quán “lên đời”: Lược bỏ các thao tác mua hộ thủ công giúp rút ngắn thời gian shipper lấy hàng, giao hàng, nhờ đó mà quán có thể bán thêm nhiều đơn, shipper cũng có thể nhận thêm nhiều cuốc, nâng cao thu nhập cho cả đôi bên.
Mô hình tích hợp giúp rút ngắn đáng kể thời gian giao nhận món.
Thực tế, “lên đời” hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì bản thân mô hình tích hợp chỉ giúp tối ưu hoá việc vận hành, còn điều quan trọng nhất làm nên thành công cho các quán ăn vẫn là hương vị, chất lượng món ăn, dịch vụ. Nhưng không thể phủ nhận, các quán ăn đang hưởng lợi rất nhiều từ mô hình tích hợp: Quản lý đơn hàng tốt hơn, không lo sót đơn, không cần bận tâm thu – chi khi giao món cho tài xế,…
Tuy nhiên, mô hình mới có thể trở nên phổ biến hay không vẫn còn là một câu hỏi. Bởi trong bối cảnh nền kinh tế còn mang tính truyền thống như Việt Nam, các chủ quán ăn thích nhận tiền mặt trực tiếp từ tay khách hàng, dù là khách đến ăn hay tài xế mua mang về. Ngoài ra, một bộ phận các chủ quán vẫn còn “ngại” công nghệ, sợ không biết cách xài hay loay hoay làm hỏng máy,…
“Với sự gắn kết ngày càng khăng khít giữa F&B và công nghệ, các hàng quán muốn thành công sẽ buộc phải thay đổi, thích ứng với các mô hình mang đến hiệu quả cao. Sau khi lên app – hợp tác với các dịch vụ giao đồ ăn, các hàng quán cần tận dụng tối đa lợi ích mà các dịch vụ này mang đến, trong đó có việc chuyển đổi sang mô hình để nâng cao hiệu suất kinh doanh”, một chuyên gia tiếp thị nhận định.
Theo thegioitiepthi
MBBank: Nếu không coi ngân hàng số là tương lai thì chuyển đổi số sẽ bị chậm đi
Theo đại diện MBBank, nếu chỉ coi số hóa là một trào lưu công nghệ, chuyển đổi số chỉ là thêm phần giá trị gia tăng thôi thì sẽ không giúp ích nhiều cho chuyển đổi số.
Nếu không coi ngân hàng số là tương lai của nành ngân hàng thì quá trình chuyển đổi số sẽ bị chậm đi.
Đại diện MBBank (ngoài cùng bên phải) tham gia thảo luận tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019.
Chia sẻ tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 với chủ đề "Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam" diễn ra vào sáng 8/8/2019, đại diện Ngân hàng MBBank cho biết, ngay từ khi bắt tay chuyển sang ngân hàng số, MBBank đã phải suy nghĩ đến việc, nếu như cả xã hội chuyển đổi số, nhưng chỉ coi số hóa là một trào lưu công nghệ, chuyển đổi số chỉ là thêm phần giá trị gia tăng thôi thì sẽ không giúp ích nhiều cho chuyển đổi số.
Ngay từ đầu, MBBank đã xác định ngân hàng số phải là bộ mặt của ngân hàng ở cả hiện tại và trong tương lai. Tương lai của ngành ngân hàng nói chung, tất cả dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách phục vụ truyền thống chỉ trong một thời gian ngắn sẽ ra đi. MBBank xác định ngân hàng số là tương lai, dịch vụ cung cấp trên ngân hàng số không phải là tiện ích gia tăng cho khách hàng mà ngân hàng số phải thay đổi cách kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Ví dụ, ebanking không chỉ tạo thuận tiện trong giao dịch mà còn thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi toàn bộ mô hình dịch vụ, cách thức giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng và giữa các đối tác với nhau.
"Nếu không coi ngân hàng số là tương lai của ngành ngân hàng thì quá trình chuyển đổi số sẽ bị chậm đi", đại diện MBBank nhấn mạnh.
MBBank đã cung cấp tiện ích giao dịch online từ 2 năm nay.
Cách đây 2 năm, Hội nghị lãnh đạo cấp cao của MBBank đã xác định chuyển dịch số là một trong những chiến lược ưu tiên nhất trong 5 năm. Tư tưởng đã được thông suốt từ lãnh đạo tới nhân viên rằng "ngân hàng số là một mô hình kinh doanh mới". Từ đó ngân hàng số đã tạo ra với đầy đủ tất cả mô hình kinh doanh mới, không phải bê những cái cái cũ, dịch vụ cũ sang cái mới, mà công nghệ số đã giúp MBBank thay đổi mô hình kinh doanh sang ngân hàng số.
MBBank cũng định vị chiến lược số hóa là chuyển đổi theo phương thức ngân hàng của sự kết nối, ngân hàng kết nối sẽ phát triển các sản phẩm trên nền tảng số, các sản phẩm dịch vụ truyền thống và tương lai đều chuyển sang số hóa toàn bộ. Mọi giao dịch tài chính đều được kết nối trên App của ngân hàng, số hóa toàn bộ các giao dịch online. Ứng dụng của MBBank không chỉ là các tiện ích tài chính mà còn có thêm nhiều hoạt động kết nối tạo ra tiện ích cho khách hàng như cung cấp game, tính năng chia sẻ hình ảnh trên App. Cái gì làm cho khách hàng vui thì ngân hàng số sẽ cung cấp để tạo thêm nhiều hoạt động kết nối giữa khách hàng và ngân hàng, tạo ra các giá trị cho khách hàng.
Giao dịch qua ngân hàng số, chi phí của khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) được giảm tối thiểu giảm 30%, chi phí giảm mà năng suất hoạt động dịch vụ qua ngân hàng lại cao hơn.
Kết quả giao dịch trong 2 năm cung cấp dịch vụ ngân hàng số của MBBank, số lượng khách hàng hoàn toàn chuyển sang trải nghiệm dịch vụ số hoàn toàn trên App đạt hơn 2 triệu. Số lượng giao dịch năm sau tăng hơn năm trước có khi tới 5 lần, trong 6 tháng gần đây đạt khoảng 300.000 giao dịch trên ngân hàng số. Khách hàng giảm được hơn 30% chi phí, nhưng ngân hàng vẫn được lợi. MBBank đã tạo ra doanh thu 200 tỷ đồng từ kinh doanh trên ngân hàng số.
Theo ICTNews
Bạn trẻ có thêm nơi để hẹn hò và trở nên 'hot' mỗi ngày Lưu Minh Khoa, người từng sáng lập mạng xã hội Ola, cùng với nhóm bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin vừa ra mắt một mạng xã hội mới với với nhiều tính năng khác biệt giúp giới trẻ hẹn hò, giao lưu... Từ trái qua: Khúc Ngọc Anh, Lê Trung Trung, Lưu Minh Khoa, Hồng Xuân Viên, Trần Quốc Thắng Là...