Thực hiện song hành 2 Chương trình GDPT: Nhiệm vụ kép
Năm học 2020 – 2021, các trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) hiện hành và chương trình mới.
Điều này đòi hỏi nỗ lực hết mình của đội ngũ giáo viên (GV) tới cán bộ quản lý (CBQL) để hoàn thành nhiệm vụ kép trong quá trình đổi mới giáo dục.
CTGDPT mới chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Ảnh: NTCC
Chủ động gỡ khó
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết: Những yêu cầu của CTGDPT mới khác với CTGDPT hiện hành đòi hỏi GV phải có sự “đầu tư” kĩ càng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, với HS lớp 1 chuyển từ môi trường chơi sang học, bỡ ngỡ với nền nếp, phương pháp học tập… GV càng vất vả để uốn nắn.
Với GV giảng dạy khối lớp 2, 3, 4, 5 dù theo CTGDPT hiện hành nhưng nhà trường vẫn yêu cầu lồng ghép hoạt động trải nghiệm, thực tế vào bài giảng, tăng cường chia nhỏ nhóm HS để học tập… Như vậy, dẫu triển khai CTGDPT hiện hành song GV vẫn phải chủ động lên kế hoạch về mặt thời gian để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy, để nhanh chóng bắt nhịp CTGDPT mới ở năm tiếp theo.
“Để làm nên một thế hệ học trò hội nhập toàn cầu không chỉ lãnh đạo các cấp phải nỗ lực mà đội ngũ GV – những người trực tiếp giảng dạy phải tích cực nắm bắt, chấp nhận vượt khó, không ngừng tích lũy kiến thức chuyên môn… mới có thể làm tốt yêu cầu, nhiệm vụ”, cô Nguyễn Thị Kim Ngọc bày tỏ.
Tại Trường Tiểu học Pom Hán – thành phố Lào Cai (Lào Cai), cô Đỗ Thị Lan Hương – Hiệu trưởng cũng chia sẻ: Triển khai song hành 2 CTGDPT có những khó khăn và thuận lợi riêng. Xét về thuận lợi, đội ngũ GV, CBQL đều được tiếp cận sớm với CTGDPT mới, tập huấn kĩ càng chuyên môn, phương pháp nghiệp vụ… Mặt khác, CTGDPT mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới, chú trọng phát triển năng lực phẩm chất, giúp HS phát triển toàn diện nên được phụ huynh đồng lòng ủng hộ, GV có thêm động lực để đổi mới.
Tuy nhiên, thách thức phải “vượt qua” với đội ngũ GV lớp 1 là việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy, kỹ thuật, nội dung, chuyên môn… gần như từ đầu. Không nỗ lực, chủ động… GV không thể bắt kịp CTGDPT mới.
Mặt khác, tại Trường Tiểu học Pom Hán (Lào Cai) đang thực hiện dạy học tiếng Anh tự chọn cho HS khối 1 và 2, giúp HS khi bước vào học tiếng Anh bắt buộc ở lớp 3 theo CTGDPT theo kịp kiến thức, không bị tụt lùi với sự phát triển của giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, thiếu “biên chế” GV khiến việc dạy học chưa đạt hiệu quả cao, phụ thuộc nhiều vào xã hội hóa giáo dục.
Thầy Nguyễn Đức Nguyện – Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 3 Võ Lao (huyện Văn Bàn – Lào Cai) cũng khẳng định: Sự đồng bộ trong thực hiện song hành 2 chương trình giáo dục chưa thể có ngay nên không tránh bỡ ngỡ về chuyên môn và quản lý trong mỗi nhà trường. Dù GV và CBQL đã được làm quen, tập huấn với chương trình mới song độ “nhuần nhuyễn” về chuyên môn vẫn cần có thêm thời gian.
Video đang HOT
Để gỡ khó “bài toán” đội ngũ GV tiếng Anh HS khối 1, 2, nhà trường đã đề xuất với phòng GD&ĐT tăng cường GV các trường trong huyện đến giảng dạy. Như vậy, HS được học đủ chương trình, phụ huynh không phải đóng góp kinh phí.
Giờ học của cô và trò lớp 1C Trường Tiểu học Pom Hán (thành phố Lào Cai – Lào Cai). Ảnh: NTCC
Linh hoạt trong quản lý
Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc – Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Giót chia sẻ: Triển khai CTGDPT mới, trong công tác quản lý chỉ đạo cũng đòi hỏi sự sát sao, linh hoạt để phù hợp với thực tế đổi mới giáo dục.
Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức những tiết dạy lấy GV làm HS để đưa ra những tình huống, phản biện có thể xảy ra trong tiết dạy giúp GV có thể lường trước và chuẩn bị kĩ càng trong quá trình giảng dạy. Tuần thứ 3 sau khi bước vào năm học mới, ban giám hiệu tăng cường dự giờ với khối 1. Dự giờ không phải đánh giá tiết dạy đạt loại tốt, khá hay nhận xét GV mà để rút kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn một cách cụ thể, hiệu quả.
“Tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng phải nắm vững những yêu cầu, đòi hỏi của CTGDPT mới. Có như vậy mới đánh giá, điều chỉnh hợp lý các tiết dạy của GV. Công tác quản lý chỉ đạo, rút kinh nghiệm càng hiệu quả bao nhiêu, HS càng được “hưởng” nhiều hơn các tiết học có chất lượng” – cô Ngọc nói.
Cô Đỗ Thị Lan Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pom Hán cũng khẳng định vai trò nòng cốt của CBQL, tổ trưởng chuyên môn trong thực hiện song hành 2 CTGDPT bậc tiểu học. Theo cô Hương, “hiểu và vững vàng chuyên môn mới có thể đưa ra những chỉ đạo, điều chỉnh, rút kinh nghiệm chính xác, giúp GV thực hiện nhuần nhuyễn và liên thông 2 chương trình hiệu quả”.
Tại Trường Tiểu học Pom Hán, từ đầu năm học 2020 – 2021, ban giám hiệu đã chỉ đạo GV dạy học khối lớp 2, 5 phải xây dựng chuyên đề tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất, có sự liên thông về chương trình giúp HS lên lớp tiếp theo nhanh chóng tiếp cận chương trình mới; Muốn làm được như vậy, các tổ chuyên môn khối lớp 1, 2, 5 phải ngồi lại cùng tổ chuyên môn khối 6 (trường trong địa bàn) cùng xây dựng nội dung chương trình.
Ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT Yên Bình (huyện Yên Bình – Yên Bái) nhận định: Triển khai song song 2 CTGDPT là việc không dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể làm tốt nếu có sự quyết tâm và nỗ lực từ GV tới CBQL, sự đồng hành của phụ huynh và chính quyền địa phương. Tại Yên Bình, một mặt ngành GD-ĐT làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV dạy lớp 1 và 100% CBQL các nhà trường. Mặt khác, dành mọi điều kiện tốt nhất cho việc triển khai dạy học lớp 1…
Ngành GD-ĐT Yên Bình cũng xác định, GV giỏi chưa đủ mà CBQL nhà trường cũng phải là lực lượng nòng cốt về chuyên môn để nắm bắt, chỉ đạo kịp thời trong quá trình triển khai CTGDPT mới song hành với CTGDPT hiện hành.
Để giúp HS tiếp cận nhanh với CTGDPT mới, ngành GD-ĐT Yên Bình đã chỉ đạo các nhà trường đủ điều kiện có thể dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Như vậy, HS khối 2 – 5 khi lên lớp sẽ nhanh bám sát CTGDPT mới và không có khoảng “hẫng” giữa 2 chương trình. – Ông Nguyễn Văn Lịch
Chủ động, không lệ thuộc SGK khi triển khai Chương trình, SGK lớp 1
Với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, vai trò chủ động của nhà trường, giáo viên là rất lớn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc từng cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) phải có nhận thức đầy đủ, nỗ lực tự thay đổi để vững vàng cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thực hiện đổi mới.
Trong giờ học Tiếng Việt tại Trường Tiểu học Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ảnh minh họa: Hồ Lài
Đánh giá người trong cuộc
Tuần thứ 6 triển khai Chương trình GDPT 2018 với lớp 1, theo ông Bùi Đức Thụy, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Thái Thụy (Thái Bình), công việc chuẩn bị chương trình mới được thực hiện bài bản, nghiêm túc; từ tăng cường truyền thông, đến xây dựng kế hoạch sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; sắp xếp mạng lưới trường lớp; hướng dẫn lựa chọn SGK lớp 1 bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch.
Trước khi triển khai chương trình mới, Thái Thụy đã hoàn thành tập huấn mô-đun 1 cho GV dạy lớp 1, bảo đảm mọi GV dạy lớp 1 đều được tập huấn SGK. Phòng tổ chức 2 chuyên đề cấp huyện (môn Tiếng Việt, Toán); cụm trường tổ chức ít nhất 1 chuyên đề/1 cụm, các trường đã tổ chức dự giờ lớp 1 thường xuyên để chia sẻ kinh nghiệm.
"Chúng tôi ưu tiên cho lớp 1 các phòng học có cơ sở vật chất tốt nhất, thiết bị hiện đại như màn hình lớn, máy chiếu... để khai thác học liệu điện tử (sách mềm) trong giảng dạy. Các trường có đủ 1,5 GV/lớp dạy tối thiểu 9 buổi/tuần; thời gian còn lại tổ chức hoạt động cho HS sau giờ học chính thức trong ngày theo nhu cầu" - ông Bùi Đức Thụy thông tin.
Liên quan đến dạy học môn Tiếng Việt, ông Bùi Đức Thụy cho biết đã tham khảo ý kiến nhiều CBQL, GV dạy lớp 1 trên địa bàn. Các ý kiến cho rằng, SGK, sách giáo viên đều có học liệu điện tử đi kèm. Học liệu điện tử có thể thay thế tranh ảnh giấy, thuận lợi cho GV sử dụng để soạn giảng.
Môn Tiếng Việt, mỗi tuần chương trình mới tăng thêm 2 tiết Tiếng Việt so với chương trình cũ. Phần dạy âm, vần được kéo dài nên trong 1 tiết dạy, HS được rèn đọc nhiều hơn, tiết học nhẹ nhàng hơn. Tập viết được tách thành một tiết riêng biệt thuận tiện cho HS trong một giờ học Tiếng Việt không phải lấy nhiều loại sách vở, ảnh hưởng đến nền nếp, thời gian học...
Ảnh minh họa.
Tại huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), Chương trình GDPT mới với lớp 1 đang được thực hiện đúng quy định, bảo đảm tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Nói về dạy học môn Tiếng Việt, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Thủy cho rằng: Nội dung chương trình không quá khó mà có tính toàn diện và theo đúng định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Chương trình học yêu cầu GV phải đổi mới phương pháp dạy, hướng HS việc nhận biết và tăng tính tương tác với nhau thông qua các hoạt động tập thể, trải nghiệm.
"Dù lượng kiến thức vẫn như chương trình trước đây, nhưng tổng thời gian cho môn Tiếng Việt lớp 1 trong chương trình mới nhiều hơn (tăng thêm 70 tiết). Chương trình mới không quy định cụ thể số tiết học trong từng buổi, tuần cho mỗi môn học như chương trình cũ mà chỉ quy định tổng thời gian cả năm cho mỗi môn học. Việc sắp xếp nội dung dạy, thời lượng (số tiết) dạy học cụ thể từng môn, Bộ GD&ĐT đã trao quyền cho các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục cho cả năm học" - ông Nguyễn Anh Tuấn nêu quan điểm.
Phát huy vai trò chủ động
Tại Thái Bình, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho biết, sở đã có văn bản, yêu cầu, hướng dẫn cụ thể hiệu trưởng, GV các công việc nhằm thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 ở tiểu học. Ví dụ, với môn Tiếng Việt lớp 1 giai đoạn đầu năm học, GV có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kĩ năng.
Với kĩ năng đọc đoạn, những HS đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những HS này có thể vừa đánh vần vừa đọc. Kĩ năng viết, với HS viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ. Yêu cầu về các kĩ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng "chặng" học tập tiếp sau.
"GV cần ghi nhận sự tiến bộ, cố gắng dù nhỏ của từng HS. Có biện pháp động viên, khen ngợi kịp thời để khuyến khích HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Tuyệt đối không chê bai hay phê bình HS. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, không giao bài tập về nhà với HS học 2 buổi/ngày ở trường.
Cần phân biệt rõ việc hướng dẫn HS tự học khác với yêu cầu HS làm bài tập ở nhà. Không nhắn tin (hoặc các hình thức tương tự) nhận xét về những HS học tập chưa như mong muốn, tránh gây áp lực tâm lí cho phụ huynh, HS" - ông Trần Tuấn Anh chia sẻ.
Ảnh minh họa
Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Thủy (Phú Thọ), nhà trường, GV tổ chức dạy học phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình và sát đối tượng HS, không phụ thuộc hoàn toàn vào SGK (chương trình mới là pháp lệnh). Lựa chọn các nội dung có trong SGK để dạy phải sát đối tượng. Không bắt buộc tất cả HS phải hoàn thành các nội dung như trong SGK.
Cùng với đó, tổ chức dạy học linh hoạt: Trong tiết học Tiếng Việt lớp 1, nếu HS nào đã đọc tốt được âm, vần, câu ứng dụng hay bài tập đọc thì lập nhóm tập đọc thầm, đọc nhỏ cho nhau nghe. Chọn HS gặp khó khăn trong việc đọc, viết thành những nhóm để GV hướng dẫn. Cắt bỏ những động tác rườm rà, dành thời gian cho các hoạt động sát, đúng mục tiêu. Không nóng vội dạy đọc, viết các âm, vần cho HS lớp 1. Các trường cần làm tốt công tác tuyên truyền cho cha mẹ HS về Chương trình GDPT mới.
Liên quan đến nội dung này, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, cho rằng: Vai trò chủ động của nhà trường, giáo viên là vô cùng quan trọng. Đổi mới trong GDPT bước đầu có những khó khăn, đòi hỏi mỗi CBQL, GV phải có nhận thức đầy đủ, chịu khó thay đổi mình, đồng thời có kiến thức tốt về chuyên môn, vững về nghiệp vụ sư phạm.
Để phát huy tinh thần chủ động, mỗi CBQL, GV không thể ngồi chờ, mà phải chuyển dần ngay từ lúc này. Những việc có thể thay đổi trước phải làm (xây dựng chương trình nhà trường theo hướng tự chủ, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá...). Việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV theo các mô-đun quy định mà trường ĐH sư phạm đang hướng dẫn phải được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, không qua loa chiếu lệ, đi vào thực chất, sát với các công việc dạy và học hàng ngày. Làm tốt việc trên, triển khai Chương trình GDPT mới sẽ mang lại hiệu quả.
Dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học quy định trong chương trình (không phải SGK) và kết quả phân tích bối cảnh nhà trường (đặc điểm HS, các điều kiện tổ chức dạy học, phương ngữ, thói quen...), các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học. Do đó, không thể nói chương trình nặng, bài học dài. - Ông Nguyễn Anh Tuấn
Ngành GD-ĐT TP.HCM xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020. Các nhà giáo tiêu biểu nhận gỉải thưởng Võ Trường Toản năm 2019. Ảnh minh hoạ P. Nga Theo đó, đối tượng bình xét là tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên...