Thực dưỡng chữa bách bệnh?
Thực dưỡng thần thánh như vậy, nhưng để biết và hiểu sâu về nó lại không phải ai cũng chịu khó đọc và hiểu. Vậy thực dưỡng là gì, và nó có thực sự có thể phòng chống hầu hết những bệnh nan y như cộng đồng thực dưỡng vẫn tuyên truyền?!
Thực dưỡng là gì?
Theo Wikipedia, Thực dưỡng là một chế độ ăn kiêng hợp mốt và dưỡng sinh một cách cố định dựa trên các ý tưởng về các loại thực phẩm được rút ra từ Thiền tông. Chế độ ăn uống này cố gắng cân bằng các yếu tố âm dương của thực phẩm và của dụng cụ nấu nướng. Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống thực dưỡng là giảm các thực phẩm từ động vật, ăn thực phẩm được trồng tại địa phương đang trong mùa và tiêu thụ bữa ăn trong chừng mực. Điểm hội tụ của triết lý và thực hành nằm chính yếu ở thực phẩm và sự ăn uống.
Thời Hi Lạp Cổ đại, người ta đã sử dụng thuật ngữ “Đời sống lớn” (macrobiotic) để chỉ một phép dưỡng sinh tự nhiên và kéo dài tuổi xuân. Năm 1796, bác sĩ người Đức mang tên Christoph Wilhelm Hufeland đã ngợi ca một cuộc sống lành mạnh và một chế độ ăn uống thích hợp, được gọi là Makrobiotik.
Ông tin rằng chế độ dinh dưỡng chú trọng thực phẩm chay sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo sức khỏe.
Ở Phương Đông, từ lâu các dân tộc nơi đây đã thiết lập được mối quan hệ giữa thực phẩm, vạn vật, năng lượng tâm linh và sức khỏe qua một hệ thống triết lý sâu sắc từ Kinh Dịch. Nền y khoa của phương Đông chú trọng sử dụng các loại thảo dược, cùng phương pháp ăn uống thích hợp để điều tiết sức khỏe. Trong thiền tông Nhật Bản, người ta đã áp dụng một chế độ ăn gọi là “nấu ăn shjin”, là một chế độ ăn giúp tăng cường trí phán đoán.
Thực dưỡng là một chế độ ăn kiêng hợp mốt và dưỡng sinh
Chế độ ăn uống thực dưỡng gắn liền với Thiền tông và dựa trên ý tưởng cân bằng âm dương. Chế độ ăn uống này đề xuất ra 10 kế hoạch ăn uống khác nhau được thực hiện để đạt tỷ lệ âm: dương là 5:1. Chế độ ăn thực dưỡng được phổ biến bởi George Ohsawa (Nhật Bản) và sau đó được đệ tử của ông là Michio Kushi nối tiếp.
Thực dưỡng có chữa được bách bệnh
Video đang HOT
Cũng theo Wikipedia, một trong những phiên bản sớm hơn của chế độ ăn thực dưỡng có liên quan đến việc chỉ ăn gạo lứt và uống nước đã được liên hệ đến sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Chế độ ăn kiêng thực dưỡng nghiêm ngặt trong đó không ăn sản phẩm từ động vật có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trừ khi chúng được lên kế hoạch một cách cẩn thận trước.
Nguy hiểm có thể tồi tệ hơn đối với những người mắc bệnh ung thư, những người có thể phải đối mặt với việc sụt cân không mong muốn và thường có nhu cầu dinh dưỡng và calo tăng lên. Dựa vào thực dưỡng để điều trị bệnh như là phương pháp duy nhất và né tránh hoặc trì hoãn chăm sóc y tế thông thường theo bác sĩ cho bệnh nhân ung thư có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo “chế độ ăn ít chất béo, chất xơ bao gồm chủ yếu là các sản ph ẩm thực vật”; tuy nhiên, họ kêu gọi những người mắc bệnh ung thư không nên dựa vào chương trình ăn kiêng như một phương pháp điều trị duy nhất hoặc chính. Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh tuyên bố: “Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng chế độ ăn uống thực dưỡng có thể điều trị hoặc chữa khỏi bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác”
Hiện tại, trên mạng có nhiều ý kiến trái chiều giữa 2 bên: phía y học và phía truyền thông, ủng hộ theo chế độ ăn uống thực dưỡng.Theo Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bệnh viên Bạch Mai, người có nhiều phản ứng mạnh mẽ đối với thực dưỡng cho rằng, một cách ăn thực dưỡng được gọi là “số 7″ bao gồm sữa hạt, muối mè và gạo lứt được phía thực dưỡng cho rằng có thể chữa trị được rất nhiều bệnh, bao gồm khả năng tẩy giun và chữa ung thư.
Trên thực tế đã có nhiều người tử vong hoặc bệnh trở nên tồi tệ hơn do ngừng sử dụng các phương pháp điều trị để đi theo các trào lưu vô căn cứ. Trong đó, có nhiều trào lưu mang tính chất phản khoa học bao gồm việc ăn thực dưỡng và bỏ thuốc chữa bệnh.
Thực dưỡng cơ bản là các thành phần tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên cám và rau củ; nguyên tắc ăn càng ít các thực phẩm chế biến là đúng, nhưng việc chế độ ăn kiêng này có thể chữa hay tác động đến bệnh ung thư hay các bệnh khác là sai lầm.
(Còn nữa)
Minh Dương
Theo PLXH
YouTube tràn ngập video bày trị ung thư theo cách nhảm nhí
Một chủ đề không mới nhưng vẫn khiến nhiều người bị lừa, đó là video chỉ cách điều trị bệnh nan y bằng các phương pháp phản khoa học.
Hàng chục video về các phương pháp chữa ung thư chưa được kiểm chứng trên YouTube đã bị phát hiện. Với hàng triệu lượt xem, chúng còn chèn quảng cáo để kiếm tiền.
Trang tin BBC đã tìm kiếm 10 phiên bản ngôn ngữ YouTube gồm tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Ả-Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Hindi, tiếng Đức, tiếng Ukraina, tiếng Pháp và tiếng Ý về các video có nội dung trên.
Sau khi tìm kiếm, hơn 80 video giới thiệu cách chữa ung thư giả được tìm thấy. Có 10 video đạt hơn một triệu lượt xem, 47 video chèn quảng cáo để kiếm tiền. Một số quảng cáo đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Heinz, Grammarly, Clinique, Booking.com, kể cả phim Hollywood.
Khawla Aissane cho rằng sữa lừa có thể ngăn chặn tế bào ung thư trong một video bằng tiếng Ả-Rập trên YouTube. Ảnh chụp màn hình.
Những "phương pháp chữa ung thư" được giới thiệu thường liên quan đến việc tiêu thụ các chất cụ thể như bột nghệ hoặc baking soda. Chế độ chỉ uống nước trái cây hoặc ăn chay cực độ cũng khá phổ biến. Một số video còn chỉ cách uống sữa lừa, nước sôi. Không có nghiên cứu nào chứng minh tất cả chúng có thể chữa ung thư.
Hồi tháng Một, YouTube tuyên bố sẽ chặn video có "nội dung sai lệch, gây hiểu lầm theo hướng tiêu cực".
Tuy nhiên chính sách chỉ đang áp dụng với các video tiếng Anh. Khi tìm kiếm với từ khóa "chữa ung thư" trong phiên bản tiếng Nga, video giới thiệu phương pháp sử dụng baking soda nằm ở những trang đầu tiên. Nếu vào xem, thuật toán của YouTube sẽ gợi ý các video chữa bệnh bằng nước ép cà rốt hoặc ăn chay cực độ. Một số chúng có thể gián tiếp gây hại cho bệnh nhân.
Nhiều YouTuber người Brazil như Elizeu Correia cho rằng ăn các loại thực vật như trà đắng có thể chữa ung thư. Ảnh chụp màn hình.
Khi được thông báo, các nhãn hàng như Heinz và Grammarly đã ngừng quảng cáo trên các kênh có liên quan. YouTube cũng tắt kiếm tiền 70 video có nội dung tương tự.
Tuy nhiên theo McAweeney từ hãng nghiên cứu Data & Society, việc chặn kiếm tiền không có nhiều ý nghĩa.
"Có nhiều động lực phía sau việc truyền bá thông tin sai lệch. Bên cạnh tiền, lượt xem cũng là mục tiêu chúng quan tâm", McAweeney chia sẻ.
Tatyana Efimova đã xóa video giới thiệu cách chữa ung thư bằng baking soda. Ảnh chụp màn hình.
Tatyana Efimova - YouTuber người Nga đăng video dạy chữa ung thư bằng baking soda, nói rõ trong video rằng bà không phải bác sĩ. Khi được hỏi, bà cho biết mình chỉ chia sẻ lại câu chuyện từ người quen, chấp nhận xóa video ngay sau đó.
Elizeu Correia - một YouTuber người Brazil, cho biết video chữa ung thư bằng trà đắng của ông "không gây hại gì", sau đó chỉnh video về chế độ riêng tư.
Đại diện YouTube từ chối bình luận vụ việc, chỉ cho biết: "Ngăn chặn video sai lệch thông tin là thách thức lớn. Chúng tôi đã có vài giải pháp như hiển thị thông tin xác thực về các video sức khỏe, xóa quảng cáo khỏi video tuyên truyền thông tin giả".
"Tuy chưa hoàn hảo, thuật toán của chúng tôi đang hoạt động nhằm hướng người dùng đến các thông tin chính thống. Chúng tôi sẽ liên tục cải thiện thuật toán trong thời gian tới", người này khẳng định.
Đây không phải lần đầu các video chứa thông tin sai lệch về sức khỏe xuất hiện và kiếm tiền từ YouTube. Hồi tháng 5, Business Insider đã tìm thấy hàng loạt video dạy cách chữa tự kỷ bằng MMS (dung dịch chất khoáng thần kỳ) chứa chất rửa tẩy công nghiệp, thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube.
Theo Zing
Chuyên gia chỉ rõ sai lầm dễ mắc phải khi theo phương pháp ăn thực dưỡng Chế độ ăn thực dưỡng có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng do hạn chế ăn sản phẩm từ động vật, từ đó gây ra suy nhược cơ thể cho người áp dụng. Theo TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống, được phát triển bởi...