Thực đơn chuẩn giúp mẹ đẻ mổ nhanh lành vết thương, không nhiễm trùng, không sẹo
Dưới đây là những thực đơn giúp chị em sau sinh nhanh lành vết thương, không lo bị nhiễm trùng và đặc biệt là giàu dinh dưỡng, giúp sữa về nhiều, con bú tràn trề.
Sau quá trình vượt cạn, mẹ sau sinh thường được khuyên nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và ưu tiên các loại thực phẩm lợi sữa để con yêu được tận hưởng dòng sữa mẹ ngọt ngào nhất.
Tuy nhiên, nếu mẹ nào đẻ mổ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập sau sinh nhiều hơn. Nhiễm trùng vết mổ và vết mổ để lại sẹo lồi xấu xí là hai nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ sau sinh. Ngoài ra, mẹ đẻ mổ phải tiêm thuốc tê và một lượng thuốc kháng sinh rất lớn vào người nên sữa sẽ về chậm hơn so với các bà mẹ sinh thường. Do vậy, chị em cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt để mau lành vết thương đồng thời giúp kích thích sữa về để cho con bú.
Không nên ăn gì nếu không có chỉ định của bác sĩ ngay sau khi phẫu thuật mổ lấy con
Trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật mổ lấy con, đường ruột của người mẹ sẽ bị tác động khiến hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày bị ảnh hưởng khá nhiều. Vì thế, các bác sĩ khuyên rằng, sản phụ nên nhịn ăn cho đến khi xì hơi được. ở một số bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định loại sữa mẹ có thể uống để đường ruột tiêu hóa được dễ dàng, thúc đẩy “xì hơi” và bài tiết dễ dàng hơn.
Nếu sản phụ quá đói mà chưa “xì hơi” được thì người nhà cũng chỉ nên cho ăn các món súp, cháo hầm chay để dễ tiêu hóa. Sản phụ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc sử dụng thực phẩm khó tiêu dễ gây đầy hơi, táo bón khiến chị em thêm khó chịu và đau đớn.
Sau khi xì hơi được, mẹ cũng lưu ý chỉ nên ăn một số loại thực phẩm dưới đây để bảo đảm vết mổ không bị nhiễm trùng, sưng tấy và không để lại sẹo lồi xấu xí.
Thường xuyên uống nước
Cơ thể mẹ sau sinh cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo cho sự kích thích sự tiết sữa và hạn chế viêm đường tiết niệu. Mẹ hãy nhớ uống đủ khoảng từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày nhé.
Ăn các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn, trứng gà… rất giàu đạm, sắt nên sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho cơ thể mẹ sản sinh ra lượng máu đã bị mất trong quá trình mổ đẻ. Ngoài ra, các loại thực phẩm này rất lành tính nên đồng thời sẽ giúp phục hồi năng lượng và đẩy nhanh tiến trình làm lành vết khâu mổ đẻ.
Các loại rau củ và trái cây tươi
Các loại rau xanh có tính mát như rau mồng tơi, rau ngót… rất thích hợp với các mẹ sau sinh mổ. Đây là những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng lại giúp các mẹ sau đẻ mổ ngăn ngừa tình trạng bị táo bón, thậm chí là bệnh trĩ . Đặc biệt, rau ngót còn có tác dụng rất tốt giúp bà đẻ tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn.
Video đang HOT
Mẹ sau sinh mổ nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C lành tính như: chuối, bưởi, na, đu đủ chín… để làm món tráng miệng. Những loại trái cây này có hương vị ngon ngọt dễ ăn lại cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh.
Những loại thực phẩm mẹ sau sinh mổ nên kiêng ăn
- Các loại thực phẩm tanh
Cá, ốc… là những loại thực phẩm tanh mẹ sinh mổ không nên ăn bởi chúng có thể gây ra hiện tượng ức chế sự đông máu sau mổ khiến vết thương lâu liền da. Mẹ nên kiêng những loại thực phẩm này khoảng 1 đến 2 tháng đầu sau sinh.
- Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà
Đây là các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho vết mổ, đồng thời dễ gây những vết sẹo lồi xấu cho mẹ sau sinh.
- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu…
Anh Thư (T/H)
Theo emdep
Vừa sinh mổ được 3 tháng đã mang thai 8 tuần như Hải Băng, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì?
Cách đây ít giờ, nữ ca sĩ, diễn viên Hải Băng đã bất ngờ chia sẻ trên trang cá nhân cô tiếp tục mang thai lần 3 được 8 tuần, dù trước đó Hải Băng mới sinh mổ bé thứ 2 được hơn 3 tháng.
Hải Băng đón nhận thông tin một cách đầy bất ngờ khi đến phòng khám kiểm tra vết mổ sau 3 tháng 16 ngày sinh bé thứ hai. Không chỉ thế, nữ diễn viên còn trải qua 2 lần sinh mổ liên tiếp nhau, lần đầu cô cũng đón công chúa bằng phương pháp sinh mổ.
Không chỉ "nằm ngoài dự tính" mà vợ nam diễn viên Thành Đạt còn hiểu rằng thông tin này sẽ khiến cô đối mặt với những nguy cơ gì. Trên facebook, Hải Băng chia sẻ: " Có quá nhiều lý do nguy hiểm để mẹ phải bỏ con, nhưng dù ai nói gì mẹ cũng không từ bỏ. Đúng lịch hẹn bác sĩ sau 3 tháng, tôi phải đến khám lại kiểm tra và coi vết mổ. 3 tháng 16 ngày tôi đến bệnh viện khám lại... Bác sĩ siêu âm cho tôi nói, em đã có thai 8 tuần, có tim thai luôn. Mọi thứ trước mắt tôi như tối đen lại. Nghe đến có tim thai, tôi trống rỗng không biết phải làm thế nào. Tôi chẳng hiểu chuyện gì đến nữa, câu đầu tiên tôi hỏi bác sĩ là tôi giữ thai được không? Vì tôi cũng đã nghe cảnh báo rằng tôi sinh mổ liên tục vậy rất nguy hiểm, bác sĩ nói với tôi không được đâu em, vết mổ chưa lành nguy cơ nguy hiểm cho mẹ cao lắm".
Hải Băng đón nhận thông tin mang thai lần 3 khi bé thứ 2 mới được vài tháng tuổi.
Sau rất nhiều đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng Hải Băng vẫn quyết định giữ con lại: " Biết là con đường để mẹ con tôi gặp mặt sẽ không phải dễ dàng nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể. Ngoài việc mạnh mẽ cười tươi thì bây giờ mọi thứ cứ thuận ý trời".
Những nguy cơ mẹ và bé phải đối mặt khi lỡ có thai sau sinh mổ quá sớm?
Chính diễn viên Hải Băng cũng chia sẻ bác sĩ thăm khám cho cô đã chỉ rõ: " Lần sinh mổ thứ 3 này em sẽ phải đối mặt với các nguy cơ nứt, vỡ tử cung... Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần 3 này vì ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của tôi đã có một vết sẹo, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của mẹ và thai nhi...".
Không chỉ riêng trường hợp của Hải Băng mà với tất cả các sản phụ, các chuyên gia đã khuyến cáo về sự nguy hiểm của việc mang thai lại quá sớm sau sinh mổ.
Tiến sĩ, bác sĩ Christopher Chong, Chuyên gia Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Gleneagles (Singapore) đã chỉ rõ, trong trường hợp mẹ lỡ có thai khi sinh mổ bé trước chưa đầy 1 năm, nguy cơ cao nhất mẹ có thể gặp phải là vỡ tử cung nếu vô tình bị va đập hoặc làm việc nặng, vì vết sẹo của lần phẫu thuật trước đó vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cơ thể bà mẹ vẫn chưa ổn định và sẵn sàng cho lần sinh nở tiếp theo.
Cụ thể, việc mang thai sớm sau khi sinh mổ sẽ gây ra nhiều nguy cơ như:
Nguy cơ nứt vết mổ cũ
Nguy cơ cao nhất khi sinh mổ quá gần nhau là nứt vết mổ cũ (Ảnh minh họa).
Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ từng phẫu thuật lấy thai với đường mổ dọc thân tử cung, phẫu thuật bóc tách nhân xơ tử cung, phẫu thuật khâu tử cung vỡ, thủng tử cung sau nạo phá thai... Tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 - 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Biểu hiện của nứt vết mổ cũ đó là bệnh nhân thấy đau nhói ở vùng tử cung, thường là ở chỗ vết mổ cũ. Thậm chí, việc nứt vết mổ cũ còn khiến mẹ bị choáng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ
Hiện tượng thai bám vào sẹo của vết mổ lấy thai cũ là một dạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Những người đã từng phẫu thuật tử cung sẽ có sẹo ở mặt trước eo tử cung. Trong khi đó, quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh thường bám vào mặt trước tử cung nên có thể xảy ra trường hợp thai bám vào vết sẹo này.
Ngoài các biến chứng nguy hiểm trên, thai phụ cũng có thể gặp phải nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non, xuất huyết...
Nhau cài răng lược
Những trường hợp nhau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thì nguy cơ bị nhau cài răng lược rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ lại và còn có nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu. Đôi khi còn có hiện tượng tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột... do bánh nhau xâm lấn vào những cơ quan này.
Con có thể sinh non, nhẹ cân, vàng da
Trường hợp những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, trẻ có thể sẽ bị sinh non, nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.
Khi phát hiện mình mang thai trong 1-2 năm sau khi sinh mổ, thai phụ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn hay không (Ảnh minh họa).
Bao lâu sau sinh mổ mới nên mang thai tiếp?
Thông thường sau khi mổ lấy thai, vết sẹo ngoài da sẽ liền lại trong một tuần nhưng vết sẹo trong tử cung sẽ mất nhiều thời gian hơn, khoảng 4-6 tuần sau ca mổ. Sau 3 tháng, tối đa là 6 tháng các vết sẹo sẽ gần như liền hẳn.
Theo Tiến sĩ Christopher Chong, với xu hướng sinh con gần nhau hiện nay thì các mẹ sinh mổ ít nhất cũng phải đợi 1 năm mới nên có thai lần tiếp theo. Tiến sĩ giải thích: " Vì 6 tháng đầu sau sinh dành cho việc hồi phục vết mổ ngoài da và trong tử cung và 6 tháng tiếp theo để tăng cường, bồi bổ sức khỏe của mẹ bởi việc sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ khiến sức khỏe của mẹ yếu đi, hay mệt mỏi, căng thẳng".
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung - phòng khám sản khoa Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội cũng giải thích rằng phụ nữ sinh mổ cần có nhiều thời gian hơn so với sinh thường để cổ tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường trước khi mang thai lần sau. Bác sĩ Dung khuyến cáo chị em sinh mổ nên có thai lại sau 2 năm sinh mổ.
Làm gì khi lỡ mang thai sớm sau khi sinh mổ?
Khi phát hiện mình mang thai trong 1-2 năm sau khi sinh mổ, thai phụ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời, thai phụ cũng cần được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng.
Với những trường hợp sinh mổ lần 3, thai phụ cần được có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt hơn so với những người khác. Đến kỳ sinh nở, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ cho thai phụ sớm hơn thời gian chuyển dạ để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Helino
9 bí quyết để hồi phục nhanh sau mổ đẻ Mỗi trường hợp sinh mổ đều khác nhau. Việc phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn với những trường hợp mổ đẻ cấp cứu. Nhiễm trùng, các vấn đề với vết mổ, và các bệnh lý nền, như đái tháo đường, cũng có thể làm cho thời gian hồi phục lâu hơn. Điều quan trọng nhất để hồi phục nhanh hơn...