Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học là đòi hỏi tất yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo khi bước vào đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn chú trọng tạo môi trường, động lực để phát huy tinh thần sáng tạo, nhiệt huyết của giáo viên tất cả các cấp học. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo.
Lan rộng đến từng cá nhân
Những năm gần đây, đổi mới trong giáo dục luôn được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Đứng trước thực tế trên, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tại Hà Nội, thời gian qua, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã lan rộng đến từng cá nhân; thúc đẩy đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên khơi bật tinh thần nghiên cứu, sáng tạo.
Không chỉ thúc đẩy mỗi tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” còn tạo làn gió mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) là một ví dụ. Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn. Từ đó, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác dạy học.Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini.
Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiếnhọc sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay trong phân môn Tập làm văn, giáo viên thường hướng dẫn, dạy học sinh cách viết các câu văn theo mẫu, nhiều câu văn không có sự sáng tạo, thiếu vắng những từ ngữ hồn nhiên của trẻ nhỏ. Trăn trở và khao khát sự thay đổi, cô Hà đã điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển trí lực.
Trong giờ giảng, cô Hà đã đề nghị học sinh tự nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về chủ đề sách giáo khoa yêu cầu. Từ việc phải tư duy và nói ra thành lời rồi nhớ và viết lại, học sinh sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thu nhận được. Những đoạn văn của học sinh được thể hiện sinh động hơn với các từ ngữ hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Bản thân học sinh cũng tự tin hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
Nhờ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, cô giáo Phạm Thị Dung (Giáo viên Trường Mầm non Yên Sơn, huyện Quốc Oai) đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp dạy học tiến tiến Montessori – lĩnh vực thực hành cuộc sống vào kế hoạch giáo dục trẻ. Cô đã thiết kế các bài tập kỹ năng từ những đồ dùng có sẵn, đồ dùng tăng cường; lựa chọn các kỹ năng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường.
Ngoài ra, cô Dung còn mạnh dạn thực hiện hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ tranh bằng giấy bồi”, đưa loại hình dân gian truyền thống cho trẻ; khuyến khích trẻ cùng cô chế biến các nguyên vật liệu tạo hình; tăng cường các nguồn vật liệu, phương tiện từ thiên nhiên; tận dụng các khu vực sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tư duy sáng tạo…
Nhận thấy, tại các trường mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng; cô giáo Phan Vũ Lan Anh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) đã nghĩ ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc đón và trả trẻ tại trường. “Qua nhiều lần thử nghiệm, tôi đã xây dựng và hoàn thiện “Phần mềm quản lý trẻ và trẻ muộn”.
Video đang HOT
Phần mềm giúp đỡ cho người quản lý và giáo viên các lớp, nhân viên nhận diện đúng người được phép đón trẻ. Đến nay, phần mềm đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả tốt” – cô giáo Phan Vũ Lan Anh chia sẻ.
Đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, quá trình dạy, học trong các nhà trường đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Thông tin tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trong 5 năm (2016 – 2020), các nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp giáo dục, có nhiều hoạt động cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.
Nhiều mô hình, sáng kiến trong dạy và học đã được các cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Nội dung đổi mới, sáng tạo trong dạy và họcđược các cơ sở giáo dục cụ thể hóa phù hợp với các cấp học, bậc học, ngành học với phương châm mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày tới trường đều nỗ lực đổi mới, cải tiến trong công việc và nhà giáo cùng nhau phát triển.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, bên cạnh hoàn thiện cơ chế chính sách, cần đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo để tạo môi trường thuận lợi và động lực khích lệ thầy cô đổi mới sáng tạo, cùng hướng tới môi trường giáo dục lành mạnh, hạnh phúc trong Ngành và xã hội.
Tại Hà Nội, ngày 19/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo đó, căn cứ tình hình thực tiễn, nhằm thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng cường nền nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận/huyện/thị xã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục, trong đó tập trung vào các nội dung:
Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; tiếp tục rà soát sắp xếp mạng lưới trường, lớp, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính và tăng nguồn lực đầu tư; đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ trung học cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động…
Có thể khẳng định, kết quả của “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” những năm qua đã và đang trở thành động lực để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là các nhà trường chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong quản lý, giảng dạy và học tập trong năm học mới./.
Cô giáo làm phim hoạt hình để truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh
Những sáng tạo trong từng bài giảng của cô giáo Đặng Hoàng Hà không chỉ lôi cuốn học sinh mà còn "kéo" phụ huynh gần hơn với giáo viên, cùng phối hợp để giáo dục và dạy dỗ các con.
Cô giáo Đặng Hoàng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong một giờ hoạt động trải nghiệm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Những sáng tạo trong từng bài giảng của cô không chỉ lôi cuốn học sinh mà còn "kéo" phụ huynh gần hơn với giáo viên, cùng phối hợp để giáo dục và dạy dỗ các con.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ngay từ khi còn nhỏ, Đặng Hoàng Hà đã mơ ước được làm cô giáo. Quyết tâm biến ước mơ thành sự thật, Hà đã chọn học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Sau này, Hà đã tham gia học bồi dưỡng chuyên môn nâng chuẩn và có bằng đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 2018.
Tốt nghiệp năm 2010, cô Đặng Hoàng Hà về làm giáo viên tại Trường Tiểu học Giáp Bát cho đến nay. Với gần 10 năm tuổi nghề, được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng giao chủ nhiệm nhiều khối lớp, có lớp có học sinh khuyết tật, bằng lòng tâm huyết, sự kiên trì, bền bỉ, coi học sinh như con ruột của mình, cô giáo Hà đã giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, hòa nhập với các bạn trong lớp.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Đặng Hoàng Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn.
Cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác giảng dạy, tổ chức các giờ dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiến trẻ hào hứng tham gia vào bài giảng và hứng khởi làm bài tập. Điều thú vị ở đây chính là việc cô Hà đưa gương mặt của học sinh trong lớp vào các nhân vật hoạt hình thay cho việc sử dụng các con vật.
Cô Đặng Hoàng Hà trong một giờ dạy học. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
"Khi nhìn thấy gương mặt của mình và các bạn trong lớp xuất hiện trong đoạn phim hoạt hình, các con trở nên hào hứng tham gia giải quyết các tình huống trong bài giảng. Thông qua các tình huống đó và sự phân tích, giải đáp của cô giáo, học sinh hiểu được việc mình làm đúng hay sai, từ đó các con tự thay đổi bản thân," cô Đặng Hoàng Hà kể lại.
Cô Hà tâm sự công việc này thực sự không hề dễ dàng về cả yếu tố công nghệ thông tin lẫn yếu tố nhạy cảm trong phương pháp dạy học nêu gương.
Là một giáo viên trẻ, mới 31 tuổi, lại là mẹ của hai bé sinh đôi 2 tuổi, cô Hà vừa lo công việc chuyên môn, vừa chăm sóc các con. Nhiều đêm, đợi các con ngủ say, cô Hà lại ngồi vào bàn miệt mài thực hiện ý tưởng làm phim của mình với mong ước học sinh có thêm kênh thông tin "xem mà học" một cách nhẹ nhàng.
Thông qua các bộ phim, cô muốn hình thành cho học sinh các kỹ năng sống như tự bảo vệ chính mình khi không có người lớn bên cạnh, hình thành phẩm chất của học sinh như lễ phép với người lớn, biết hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, vâng lời thầy cô... Từ đó, các con sống có trách nhiệm với gia đình, bạn bè, trường lớp, xã hội và chính bản thân hơn.
"Với những học sinh còn nhút nhát, khi gặp người lớn thường lảng tránh, không chào hỏi, tôi đã xây dựng các tình huống bằng những video hoạt hình hay những nhân vật cụ thể được thay tên và yêu cầu học sinh xử lý. Tôi đã gọi chính những học sinh đó đưa ra cách xử lý của mình, rồi cho các bạn nhận xét, nêu các ý kiến điều chỉnh nếu chưa hợp lý. Bằng cách làm này, học sinh đã nhận ra vấn đề và tự thay đổi," cô Đặng Hoàng Hà chia sẻ.
Việc xây dựng các video hoạt hình còn nhận được sự hưởng ứng, phối hợp nhiệt tình của các phụ huynh học sinh. Ví dụ, như khi dạy bài "Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ," cô Hà đã đến tận nhà học sinh, quay clip về những hành động, việc làm hiếu thảo của những học sinh ngoan trong lớp thường giúp đỡ bố mẹ để đưa lên thành tấm gương điển hình cho các học sinh khác noi theo.
Cũng có nhiều chủ đề, cô Hà nhờ các phụ huynh tự quay và gửi cho cô lưu trữ thành tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
Với lợi thế về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, những bộ phim hoạt hình của cô Đặng Hoàng Hà đã giúp các học sinh hiểu sâu sắc hơn bài học, nội dung vấn đề và đặc biệt là học sinh sẽ thấy hứng thú hơn, yêu thích và nhớ lâu hơn.
Khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng, học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh của cô đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn.
Không chỉ sáng tạo trong các giờ dạy trên lớp, cô Đặng Hoàng Hà còn nỗ lực sáng tạo trong các giờ hoạt động ngoại khóa với nhiều trải nghiệm phong phú. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hằng ngày.
Trong phân môn Tập làm văn, giáo viên thường hướng dẫn, dạy học sinh cách viết các câu văn theo mẫu, nhiều câu văn không có sự sáng tạo, thiếu vắng những từ ngữ hồn nhiên của trẻ nhỏ. Trăn trở và khao khát sự thay đổi, cô Hà đã điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển trí lực.
Trong giờ giảng, cô Hà đã đề nghị học sinh tự nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về chủ đề sách giáo khoa yêu cầu. Từ việc phải tư duy và nói ra thành lời rồi nhớ và viết lại, học sinh sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thu nhận được. Những đoạn văn của học sinh được thể hiện sinh động hơn với các từ ngữ hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Bản thân học sinh cũng tự tin hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
Không chỉ sáng tạo trong các giờ dạy trên lớp, cô Đặng Hoàng Hà còn nỗ lực sáng tạo tại các giờ hoạt động ngoại khóa. Những trải nghiệm phong phú đã tạo cho học sinh hiểu và nhận ra giá trị của cuộc sống, lòng biết ơn, trách nhiệm của bản thân, đồng thời trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết để thực hành, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
"Tài năng, tâm huyết và sáng tạo" là những từ mà cô Ngô Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giáp Bát nhận xét về giáo viên của mình.
"Dù nhận nhiệm vụ ở khối nào, cô Hà cũng tìm ra phương pháp riêng để tiếp cận và tìm hiểu học sinh. Sự sáng tạo của cô Hà trong mỗi môn học, mỗi hoạt động ngoại khóa luôn luôn mới mẻ. Điều này không chỉ truyền cảm hứng cho học sinh mà còn làm lan tỏa tình yêu nghề với các thầy cô giáo trong trường," cô Ngô Thị Hằng cho biết.
Mọi đổi mới, sáng tạo đều được khơi nguồn từ sự tâm huyết, lòng yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là nhà tâm lý, nhà giáo dục học, người biết khơi những đam mê của học sinh, biết phát huy những tố chất, nội lực để học sinh được bộc lộ hết khả năng, tình cảm của mình. Đó là phương pháp mà cô Đặng Hoàng Hà đã, đang và tiếp tục thực hiện trong sự nghiệp "trồng người" của mình.
Cô chia sẻ: "Chứng kiến những thay đổi dù rất nhỏ của học sinh trong việc hình thành nhân cách, có khi chỉ một lời chào khi gặp người lớn, tự tin bộc lộ cảm xúc, biết bày tỏ ước mơ, tôi biết mình đã đi đúng hướng và chọn đúng nghề. Được làm việc vì hạnh phúc của học sinh và luôn coi học sinh như con mình, tôi càng thêm yêu nghề giáo. Tôi thấy vinh dự được làm công việc tuyệt vời này"./.
Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền năng lượng cho các em học sinh Ngày 7/10, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo" tiếp tục nghe báo cáo, sáng kiến trong giảng dạy của các nhà giáo tiêu biểu cấp Tiểu học. Giáo viên trình bày báo cáo trước Hội đồng Để lại ấn tượng đặc biệt cho Hội đồng chuyên môn trong ngày xét giải dành cho khối Tiểu...