“Thuần hóa” học trò
Nhiều HS miền núi vốn quen với tự do nên giữ nguyên thói quen khi bước vào trường nội trú. Tình trạng vặt lá, bẻ cành cây, vẽ tự do lên tường diễn ra khá phổ biến.
Tự học bài buổi tối của HS Trường PTDTBT Tiểu học Trung Thu, huyện Tủa Chùa, Điện Biên. Ảnh: TG
Trước thực trạng thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống của trò, các thầy cô cùng nhân viên y tế miệt mài chỉ bảo, hướng dẫn. Chẳng ai tin, sau 3 – 4 tháng ở trường, ý thức, nền nếp kỷ luật của các em cải thiện rõ rệt.
Tạo dựng nền nếp
Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Chung Chải (huyện Mường Nhé, Điện Biên) có 417 HS, trong đó có 226 em nội trú. Thầy Phạm Văn Khiêm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Chung Chải quá quen với cảnh “vật lộn” cùng học trò vừa “chân ướt, chân ráo” từ bản về trường.
“Khổ nhất là 3 – 4 tháng đầu năm học. Cả sân trường trơ trọi, tan hoang, không lấy một cọng hoa tươi. Các em vặt lá, bẻ cành, bẻ hoa, vẽ lung tung lên khắp tường… Nhiều em chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống…” – thầy Phạm Văn Khiêm chia sẻ.
Để quản lý, dạy dỗ hơn 400 học trò, đặc biệt là 226 HS nội trú, thầy Khiêm bàn với ban giám hiệu thành lập các tổ quản lý, giám sát, túc trực 24/24 giờ để sớm đưa các em vào nền nếp.
Mỗi ngày có 3 ca giám sát HS, bố trí vào các buổi: Sáng, trưa và tối. Buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ, GV sẽ đến khu nhà ở của HS nội trú điểm danh, đôn đốc các em dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi lên lớp học. Ca trưa bắt đầu từ khi kết thúc buổi học sáng. GV sẽ hỗ trợ nhà bếp cung cấp thức ăn cho HS, hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân, nền nếp ăn uống. Còn ca tối bắt đầu từ khi kết thúc buổi chiều cho đến lúc HS đi ngủ.
Video đang HOT
“Mỗi ca trực có từ 3 – 5 người gồm: Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, đoàn thanh niên, bảo vệ nhà trường và nhân viên y tế. Tất cả cùng vào cuộc, nhắc từng li từng tí một, các em mới có ý thức được như bây giờ. Khi sống ở trong bản, các em chưa có ý thức rửa tay trước khi ăn. Chuyện đánh răng, rửa mặt cũng thế… Giờ các em biết gấp chăn, màn ngăn nắp, biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Các em còn hỗ trợ các thầy cô trồng và chăm sóc hoa tươi ở khuôn viên trường”, thầy Khiêm hồ hởi nói.
“Sau bữa ăn tối, GV cho HS tập trung tại lớp học để ôn tập lại bài đã học trong ngày, hoàn thành bài tập. Các em học bài từ 19 giờ – 21 giờ 30 phút sau đó cán bộ trực sẽ đến từng phòng ở để điểm danh HS. Khi đông đủ HS, GV yêu cầu các phòng tắt điện, đóng cửa đi ngủ, rồi lại đi kiểm tra một lượt xem có người lạ vào trường hay không? Lúc đó mới yêu cầu bảo vệ đóng cổng, GV yên tâm trở về nhà” – cô Hoàng Thị Thủy, GV Trường Tiểu học số 1 Chung Chải chia sẻ.
Trường PTDTBT Tiểu học Trung Thu (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) có 496 HS (chủ yếu là HS dân tộc Mông), trong đó có 341 em nội trú. Buổi tối từ thứ 2 – 5, tiếng đánh vần theo bảng cửu chương hòa lẫn tiếng đọc bài còn ngọng nghịu của học trò bản hòa tấu giữa vùng núi đá vắng vẻ.
“Đến giờ học buổi tối, HS tự giác mang sách vở đến lớp để tự ôn bài. Trường có 33 GV đều được phân công trực, mỗi ca có 3 người. Những GV ở xa, có con nhỏ… được ưu tiên trực trưa, còn GV nam trẻ được phân công trực ca tối”- thầy Phạm Hữu Thành, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Trung Thu cho biết.
Một bữa ăn của HS Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chăm trò hơn con
Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Chung Chải có một nhân viên y tế. Theo thầy Phạm Văn Khiêm, cũng như GV, nhân viên y tế trường học vùng cao lắm việc không tên. Hằng ngày, nhân viên y tế theo dõi sức khỏe của HS, GV và nhân viên toàn trường. Nhân viên y tế cũng là người theo dõi, giám sát thực phẩm đầu vào cho HS; lưu mẫu thức ăn, để giám sát hoạt động của nhà bếp.
Ngoài công việc trên, nhân viên y tế còn xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức vệ sinh cho trò. Hình ảnh GV, nhân viên y tế cầm tay chỉ việc cho HS biết đánh răng đúng cách, hướng dẫn đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… lặp đi lặp lại trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, nhiều em lần đầu xa nhà hay khóc, đau bụng, sợ sệt do căng thẳng… đều cần nhân viên y tế tư vấn hỗ trợ, chăm sóc.
Công việc vất vả nên Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Chung Chải xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với trạm y tế xã. Những trường hợp bị ho, ốm, sốt, tai nạn thương tích nhẹ, nhân viên y tế nhà trường chủ động sơ cứu và xử lý ban đầu. Trường hợp nặng được đưa đến trạm y tế để điều trị. Với HS nhà xa, gia đình không lên kịp, GV, nhân viên y tế thay phiên chăm sóc.
Chia sẻ về công việc của mình, chị Lê Thị Phương – nhân viên y tế Trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải nói: Hằng ngày, tôi cùng với GV hướng dẫn HS vệ sinh cá nhân, kỹ năng phòng chống dịch bệnh… kiểm tra đầu vào nguồn thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm còn phải hỗ trợ nhà bếp chuẩn bị bữa cơm mỗi ngày. Ngoài ra, nhân viên y tế xây dựng kế hoạch, phối hợp cùng GV, HS thường xuyên vệ sinh môi trường, lớp học…
“HS nội trú nên chúng tôi thay cha mẹ chăm sóc các em. Việc kịp thời tiếp nhận thông tin, tình hình sức khỏe của HS thông qua GV rất quan trọng. Những em bị ho, sốt…chúng tôi cho uống thuốc, theo dõi 1 buổi, nếu không có tiến triển mới chuyển lên y tế tuyến xã để điều trị.
Nhiều năm gắn bó với HS vùng cao, tôi hiểu được tâm lý, hoàn cảnh các em nên khoảng cách cô trò nhanh chóng được xóa bỏ. Việc hướng dẫn ý thức vệ sinh, nền nếp vì thế nhẹ đi rất nhiều. Không ít HS coi thầy cô giáo, nhân viên trong trường như người nhà. Cuối tuần về với gia đình có đồ gì ngon đều mang lên cho cô; tâm sự với cô đủ điều trong cuộc sống”, chị Phương tâm sự.
Hà Tĩnh: Trao 254 tủ sách nhân ái đến học sinh miền núi
Chiều 10/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Khê phối hợp Chương trình Tủ sách Nhân ái tổ chức Lễ trao tặng sách và phát triển văn hóa đọc cho học sinh tại trường THCS Phúc Trạch (huyện Hương Khê)
Với thông điệp "Trao cho trẻ một cuốn sách là bạn đã thay đổi thế giới", chương trình Tủ sách nhân ái đã trao tặng hơn 12.000 tủ sách với hơn 600.000 cuốn trị giá trên 17 tỷ đồng cho hàng ngàn trường học trên 60 tỉnh, thành phố, trên 100 huyện thành thị và một tỉnh của nước bạn Lào...
Chương trình Tủ sách Nhân ái hoạt động do các mạnh thường quân trong cả nước quyên góp, ủng hộ nhằm đưa sách về nông thôn, phát triển văn hóa đọc vào các trường học...
Chương trình có sự tham dự của hàng trăm học sinh đến từ các cấp học trên địa bàn huyện Hương Khê
Tại huyện Hương Khê, chương trình trao tặng hơn 100 tủ sách với hàng ngàn đầu sách đến với các em học sinh các trường THPT, THCS.
Phát biểu tại lễ trao tặng sách, ông Trần Đình Hùng (Trưởng phòng GD&ĐT) huyện Hương Khê, chia sẻ: "Chương trình Tủ sách Nhân ái đã thắp lên ngọn lửa, lan tỏa tình yêu đối với sách và văn hóa đọc trong các nhà trường. Trong ba năm học vừa qua, hoạt động đọc sách trong các nhà trường đã phát triển đi vào chiều sâu. Một số trường học của cấp học THCS đã chủ động đưa giờ đọc sách vào giờ học chính khóa".
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục Hương Khê cho biết sẽ quyết tâm, phấn đấu đạt 100% các trường học đưa giờ đọc sách vào trong chương trình dạy học chính khóa.
Chương trình Tủ sách Nhân ái trao 254 tủ sách với 10.000 cuốn sách cho học sinh miền núi Hương Khê
Ông Nguyễn Anh Tuấn, người đồng sáng lập Tủ sách Nhân ái cho biết: "Sau 4 năm hoạt động, Tủ Sách Nhân Ái đã đưa sách đến với mọi tầng lớp và cộng đồng trong xã hội, từ những em học sinh, công nhân, tu viện, nhà chùa, nhà thờ, cô nhi viện, bệnh viện... và cả tù nhân để trao đến cho họ niềm tin, hi vọng vào tương lai bằng thế giới tri thức.
Nhân dịp này, Chương trình tủ sách nhân ái đã trao tặng 254 tủ sách cho 33 Trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê. Nhà giáo Phan Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Anh - TP Vinh - Nghệ An cũng trao 10 suất quà cho 10 em học sinh khó khăn tại 4 trường Tiểu học và THCS huyện Hương Khê.
Thay mặt đơn vị thụ hưởng, ông Trần Quốc Bảo, phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, hiện 100% các trường trên địa bàn huyện Hương Khê đều có thư viện. Tuy nhiên, số đầu sách và số lượng sách chưa nhiều, chưa đa dạng. Vì thế, số tủ sách mà chương trình trao tặng là món quá hết sức ý nghĩa cho các trường học trong địa bàn.
Sôi động mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú ở miền Tây Nghệ An Trước đây, học sinh miền núi đi học xa nhà hoặc ở trọ, hoặc phải tá túc trong những căn nhà lá xiêu vẹo được dựng tạm ở gần trường học. Nhưng nay thì các em được ở lại trường và được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh bán trú. Mô hình Trường PTDTBT dành cho học...