Thừa nhận lực lượng tàu ngầm Nga thua Mỹ nhưng…
Tuy kém cả lượng và chất, nhưng lực lượng tàu ngầm Nga có những điểm mạnh so với Mỹ, chưa nói tới Trung Quốc.
Ngày 30/5, ĐVO cho đăng bài “ Trung Quốc dùng tàu ngầm hạt nhân, Biển Đông căng dây đàn“. Có lẽ, nhân đây xin bổ sung thêm một số thông tin có liên quan – đó là nhận xét của mới đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ A.Carter về các Lực lượng tàu ngầm Mỹ, Nga, Trung Quốc và bình luận của 2 chuyên gia quân sự Nga về nhận xét này (phần các số liệu chi tiết để so sánh, chúng tôi xin trình bày ở bài sau).
1. Tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (trích)
Ngày 22/5, phát biểu tại căn cứ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Mỹ tại thành phố Proton, Bang Connecticut, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ A.Carter tuyên bố: “Dĩ nhiên, đối thủ cạnh tranh (trong lĩnh vực tàu ngầm) của chúng ta là các nước như Nga và Trung Quốc và chúng ta hy vọng những nước này sẽ không bao giờ trở thành những kẻ xâm lược”.
Ông cũng đánh giá: “Nga và Trung Quốc là những nước sở hữu hạm đội tàu ngầm có tiềm lực công nghệ cao tương đối lớn”. Nhưng: “Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Hạm đội tàu ngầm của chúng ta (Mỹ ) chiếm ưu thế (trước Hạm đội tàu ngầm Nga và Trung Quốc).
Tôi cũng vững tin rằng chúng ta (Mỹ) sẽ duy trì được ưu thế đó trong tương lai”.
2. Đánh giá của các chuyên gia Nga (khi được báo “Vzgliad” đề nghị bình luận về nhận xét trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ):
Video đang HOT
- Đại tá hải quân , TS Khoa học quân sự Konstantin Sivkov:
“Trong bối cảnh hiện nay, A. Carter đã hoàn toàn đúng (khi phát biểu như vậy). Hạm đội tàu ngầm Nga kém Hạm đội tàu ngầm Mỹ cả về số lượng lẫn chất lượng. Chúng ta có nên đuổi theo Mỹ không? Nếu như chúng ta (Nga) có ý định bảo vệ lợi ích của mình ở quy mô toàn cầu, thì có lẽ là nên. Còn nếu chúng ta chỉ có ý định ngồi trên bờ lục địa của mình và không thò mũi vào đâu cả, thì không nên”.
Theo số liệu cổng thông tin Hải quân trung ương (Nga) thì trong năm 2014, lực lượng tàu ngầm Nga chỉ hơn các đồng nghiệp Mỹ về số lượng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa có cánh. Nga có 7 chiếc và 2 chiếc nữa đang được đóng – tổng cộng là 9. Còn Hải quân Mỹ, theo danh sách có 4 chiếc (nhưng số lượng tên lửa có cánh trên tàu ngầm Mỹ gấp nhiều lần tàu ngầm của Nga). Ngoài ra, Hải quân Mỹ không có tàu ngầm điện – diezel. Trong khi đó số tàu ngầm điện- diezel của Hải quân Nga là 57 chiếc.
Ảnh : US NAVY/Reuters
Nhưng trong trường hợp này, không nên nói đó là ưu thế của Nga, mà là vì chiến lược phát triển hải quân của hai nước khác nhau. Người Mỹ cố ý không chế tạo các tàu ngầm điện- diezel.
Họ đã dừng đóng tàu ngầm điện- diezel từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, Hải quân Mỹ tập trung vào đóng tàu ngầm hạt nhân, bởi vì tuy chúng đắt hơn (tàu ngầm điện- diezel) nhưng thích hợp hơn đối vói những chuyến đi biển độc lập dài ngày.
Tính theo số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công, Mỹ vượt xa Nga: người Mỹ có 53 chiếc, Hải quân Nga- có 16 chiếc (đang đóng-19).
Nếu như nói về chất lượng, thì sự so sánh cũng không có lợi cho Nga. Vào thời Xô Viết, Liên Xô là nước dẫn đầu về việc xây dựng hạm đội tàu ngầm trên thế giới. Ví dụ, từ năm 1983 đã cho hạ thủy các tàu ngầm dự án 971 “Shuka-B” ( phân loại của NATO – Akula”).
Xét theo tiêu chí giữ bí mật thì “Akula” vào thời điểm đó có những tính năng gần tương đương với các tàu ngầm cùng loại của Mỹ. Vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, người Mỹ đã đóng được một siêu phẩm trong công nghiệp chế tạo tàu ngầm – đó là các tàu ngầm thế hệ bốn “Seawolf “. Nhưng do chúng quá đắt nên người Mỹ đã phải từ bỏ kế hoạch đóng hàng loạt những tàu này.
Tuy nhiên, từ những năm 90, nước Nga đã thất bại trong việc phát triển hạm đội tàu ngầm. Trong giai đoạn đó tổ hợp công nghiệp – quốc phòng của chúng ta (Nga) trên thực tế chỉ hoàn chỉnh nốt những tàu được khởi công đóng từ thời Xô Viết.
Trong suốt một thập kỷ chi có vài chiếc tàu ngầm hạt nhân được đưa vào trang bị – tức chỉ bằng số lượng tàu ngầm hạt nhân được đóng trong một năm dưới thời Liên Xô. Cũng trong thời gian đó, người Mỹ hàng năm đưa vào biên chế đến vài chiếc tàu ngầm hạt nhân biến thể mới nhất.
Theo_Báo Đất Việt
Đức đề xuất cung cấp 6 tàu ngầm thế hệ mới cho Ấn Độ
Ngay 6-5, tơ Thơi bao Kinh tê Ân Đô đưa tin, Đưc săn sang cung câp 6 chiêc tau ngâm diesel điên co kha năng hoat đông dai ngay dươi nươc cho nươc nay trong khuôn khô chương trinh hiên đai hoa ham đôi tau ngâm cua New Delhi.
"Đê xuât nay đam bao chăc chăn se đap ưng đươc nhưng yêu câu cua Ân Đô", môt quan chưc liên quan đên chương trinh nay noi vơi tơ Thơi bao Kinh tê Ân Đô.
Đê xuât cung câp 6 chiêc tau ngâm diesel điên kê trên co tông tri gia khoang 9 ty USD theo môt chương trinh cua chinh phu Ân Đô nhăm bô sung cho ham đôi tau ngâm cu cua nươc nay.
Tau ngâm lơp HDW 214 cua Đưc
Chương trinh Project-75 India (P-75I), đươc công bô vao năm 2010, phân bô 600 ty rupi (khoang 9 ty USD) cho viêc chê tao cac tau ngâm đươc trang bi cac đông cơ đây khi đôc lâp (AIP), giup chung co thê lăn lâu hơn ma không cân phai nôi lên nap oxy đê đôt nhiên liêu.
Công ty đong tau hai quân tư nhân TKMS (ThyssenKrupp Marine Systems) cua Đưc cho hay, ho "không đươc phep binh luân vê cac cuôc đam phan giưa chinh phu hai nươc".
Tuy nhiên, phat ngôn viên công ty cho răng, ho quan tâm đên viêc cung câp cac tau ngâm lơp HDW 214 thê hê mơi, co thê đươc chê tao tai Ân Đô theo sang kiên "chê tao tai Ân Đô" cua Thu tương Narendra Modi.
Nga va Phap đươc cho la cung đang canh tranh đê tham gia dư an P-75I. Năm 2010, tâp đoan Rosoboronexort cua Nga va DCNS/Armaris cua Phap đa nhân đươc lơi mơi dư thâu cung vơi cac công ty cua Đưc va Tây Ban Nha.
Theo_An ninh thủ đô
Nga củng cố hạm đội tàu ngầm, gia tăng căng thẳng với Mỹ Nga đang tăng cường hiện diện của tàu ngầm tại các vùng biển Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Điều này làm dấy lên nhiều quan ngại từ phía Mỹ và NATO. Nga-Mỹ căng thẳng chạy đua tàu ngầm Theo Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ tại châu Âu, Đô đốc Mark Ferguson, trong năm 2015, Nga đã tăng cường số...