Thưa các thầy cô, chương trình lớp 1 đã được giảm tải rất nhiều
Khi xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành.
Theo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của lớp 1 quá nặng và có một số nội dung chưa phù hợp. Vì vậy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và sớm có giải pháp phù hợp.
Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng:
Thực hiện yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình giáo dục phổ thông mới), khi xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú ý thực hiện việc giảm tải trong chương trình để tăng tính trải nghiệm thực hành, cụ thể:
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Về môn học đã giảm: Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học, so với Chương trình 2006: lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học.
Về số giờ học: Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp Tiểu học, học sinh học 2.838 giờ, so với Chương trình 2006 ở cấp Tiểu học học sinh học 2.353 giờ.
Mặt khác, Chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm nhiều hơn. Chương trình 2006 là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.
Video đang HOT
Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 05 bộ sách giáo khoa, gồm: 04 bộ sách thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bộ sách Cánh Diều thuộc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn đưa vào giảng dạy.
Tất cả các sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai thực hiện tại trường. Điều này cho thấy thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, ngăn ngừa sự độc quyền trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa.
Trước những phản ánh từ đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn gặp một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học; một số ngữ liệu trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4090/BGDĐT-TH yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (Hội đồng thẩm định) và các nhà xuất bản có sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 thực hiện rà soát, kiểm tra các nội dung dư luận phản ánh và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, các Hội đồng thẩm định, tác giả và các nhà xuất bản đã và đang tiếp tục triển khai các bước thực hiện, gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo những nội dung theo quy định để thực hiện điều chỉnh, bổ sung trong các lần tái bản.
Mặc dù việc chỉnh sửa/hiệu đính sách giáo khoa vẫn thường xuyên được thực hiện như đối với các sách giáo khoa trước đây, nhưng việc để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa trong thời gian vừa qua có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định, các nhà xuất bản và các tác giả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa và mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để sách giáo khoa ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thực hiện Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội, tới đây Bộ sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định.
Triển khai Chương trình GDPT mới với lớp 1: Kinh nghiệm người trong cuộc
Nhìn lại việc triển khai Chương trình (CT) GDPT mới với lớp 1 sau một học kỳ, từ cán bộ quản lý (CBQL) tới giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy đều rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Học sinh lớp 1 Trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố 2 (Bắc Hà - Lào Cai) trong giờ luyện đọc. Ảnh: Đức Hạnh
Đây là cơ sở để vững tin tiếp tục triển khai hiệu quả trong học kỳ II và những năm tiếp theo.
Nhóm và giữ lửa
Thực tế cho thấy, bước vào triển khai CT và SGK lớp 1 mới, không ít GV vẫn còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong dạy học dẫn tới căng thẳng, hiệu quả từ dạy và học chưa như mong muốn. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh và bản thân mỗi GV tự rút ra kinh nghiệm, dạy và học theo CT và SGK lớp 1 mới đã đi vào nền nếp, hiệu quả.
Cô Đỗ Thị Hoàng Mai, GV dạy lớp 1 Trường Tiểu học Nông Nghiệp (Gia Lâm - Hà Nội) chia sẻ: Nhiều GV quen có một chương trình sẵn, lệ thuộc vào SGK, sách GV trong khi chương trình mới, SGK không còn là pháp lệnh. GV có quyền chủ động điều tiết lượng kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của HS trong lớp.
Mặt khác, chương trình mới không quy định chuẩn đầu ra cho từng bài học, từng tuần hay tháng mà quy định chuẩn đầu ra cho môn học trong năm học. Do đó, tùy thuộc vào từng HS, điều kiện cụ thể của nhà trường, GV lớp 1 cùng với ban giám hiệu (BGH) cần xây dựng kế hoạch môn học sát với thực tế và phù hợp với HS.
Để bảo đảm mục tiêu phát triển 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, GV chỉ cần yêu cầu HS viết đúng, dễ nhìn, dễ đọc là được và để dành thời gian cho việc phát triển kĩ năng đọc, nghe, nói cho HS. Cô Đỗ Thị Hoàng Mai cũng chia sẻ kinh nghiệm: CT mới chuyển cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực, do đó GV phải là người truyền cảm hứng để HS được bộc lộ, phát huy khả năng, sở trường, thế mạnh của mình. GV không nên kỳ vọng, áp đặt tất cả HS trong lớp phải đến một đích giống nhau bởi mỗi em có điểm xuất phát khác nhau và năng lực đặc thù riêng.
Cô Dương Thu Hằng, Tổ trưởng khối 1 Trường PTCS Nguyễn Đinh Chiểu (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng khẳng định: CT và SGK lớp 1 được triển khai theo hướng mở, GV được trao quyền tự chủ về nội dung, CT cũng như phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng. GV có thể chắt lọc, lựa chọn những gì tinh túy nhất của các bộ SGK, học liệu điện tử... để đưa vào bài giảng trên lớp. Muốn triển khai hiệu quả CT và SGK lớp 1 mới hiệu quả, người thầy cần mạnh dạn, tự tin và tích cực đổi mới sáng tạo, truyền năng lượng, cảm hứng để học trò yêu thích môn học...
Với cô Trần Thị Nguyệt dạy lớp 1A2, Trường PTDTBT Tiểu học Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), GV được tự chủ về CT thì phải nghiên cứu kỹ để dạy sát với khả năng của HS. Với nhiều ngữ liệu chỉ HS thành phố có thể biết và hiểu nhưng với HS dân tộc lại phải thay thế để phù hợp với văn hóa, truyền thống, đặc thù địa phương.
Cô và trò Trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố 2 (Bắc Hà - Lào Cai). Ảnh: NTCC
Cần truyền cảm hứng đến giáo viên
Thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc) bày tỏ: Quá trình quản lý và theo sát GV trong quá trình triển khai CTGDPT mới với lớp 1 khá nhẹ nhàng bởi hiểu rõ bản chất của CT lớp 1. Mặt khác, nhà trường xác định không chạy theo mục tiêu bài học mà nhìn xa hơn về đích đến của HS sau một học kỳ, năm học.
Mặt khác, việc CBQL hiểu sâu sắc CT và SGK lớp 1 mới cũng góp phần truyền cảm hứng đến GV. Thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: CBQL cần hỗ trợ GV trong việc tổ chức dạy học. Mặc dù, công tác tập huấn kĩ càng nhưng không phải GV nào cũng thấu đáo vấn đề. Hơn thế, năm đầu tiên triển khai giảng dạy nên GV càng cần được hỗ trợ từ BGH, tổ chuyên môn...
Cũng theo kinh nghiệm của thầy Đào Chí Mạnh, để triển khai CT và SGK mới thành công cần định hướng tốt tư tưởng trong phụ huynh vì mọi người thường lo lắng và kỳ vọng. Đôi khi sự kì vọng quá lớn lại tạo ra áp lực trong GV và HS. Có làm tốt công tác tư tưởng cho phụ huynh, GV, HS sẽ giảm bớt áp lực...
Từ góc độ quản lý phòng chuyên môn, ông Lê Chính Luận - Phó phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho rằng: Để triển khai hiệu quả hơn nữa CTGDPT mới đối với lớp 1, huyện tiếp tục bồi dưỡng (GV dạy học lớp 1, tổ cốt cán tăng cường tư vấn, giúp đỡ nhà trường). Đặc biệt, nhà trường có danh sách HS chưa hoàn thành môn học và hoạt động giáo dục để theo dõi sự tiến bộ của các em...
Mặt khác, cũng theo sát và chỉ đạo đội ngũ GV nắm chắc yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục; chú trọng bồi dưỡng HS chưa bảo đảm các yêu cầu cần đạt nhất là HS đọc, viết, tính toán còn chậm và tích cực đánh giá thường xuyên theo Thông tư 27.
Ngành GD-ĐT Bắc Hà bên cạnh các hoạt động chuyên môn tiếp tục nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt và truyền thông về giáo dục, đặc biệt là lộ trình thực hiện Chương trình SGK lớp 1 và lớp học tiếp theo. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; sắp xếp mạng lưới trường lớp; tăng cường công tác quản lý GD, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, trao quyền chủ động cho nhà trường, GV trong quá trình thực hiện... - Ông Lê Chính Luận
Để không là môn phụ Xưa nay, nhiều phụ huynh quan niệm đối với lớp 1 chỉ cần đảm bảo yêu cầu đọc thông, viết thạo là được. Ít ai để ý đến các môn như thể dục, âm nhạc, mỹ thuật mặc dù đây là các môn học bắt buộc trong chương trình. Ảnh minh họa Thậm chí, so với tiếng Anh là môn học tự chọn...