Thủ tướng phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Ảnh minh họa
Chương trình hướng đến 3 mục tiêu cụ thể là: 1- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; 2- Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; 3- Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Chương trình Sức khỏe Việt Nam là một chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe.
Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030. Từ năm 2031 trở đi, căn cứ thực trạng, nhu cầu và kết quả thực hiện của Chương trình đã triển khai để xác định mục tiêu và các lĩnh vực ưu tiên tiếp theo của Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là toàn dân, trong đó có nhóm đối tượng được ưu tiên xác định theo từng lĩnh vực cụ thể.
Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2030, Chương trình Sức khỏe Việt Nam tập trung vào 11 lĩnh vực chia làm 3 nhóm:
Thứ nhất, nâng cao sức khỏe: 1- bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, 2- tăng cường vận động thể lực.
Video đang HOT
Thứ hai, bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh: 3- chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, 4- phòng chống tác hại của thuốc lá, 5- phòng chống tác hại của rượu, bia, 6- vệ sinh môi trường, 7- an toàn thực phẩm.
Thứ ba, chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật: 8- phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm, 9- chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng, 10- chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, 11- chăm sóc sức khỏe người lao động.
Đối với những nội dung khác không đề cập trong 11 lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Sức khỏe Việt Nam thì các bộ, ngành, địa phương vẫn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để ưu tiên triển khai theo ngành, lĩnh vực.
Chương trình đưa ra 6 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm gồm: Giải pháp về quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách và phối hợp liên ngành; giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ; giải pháp về truyền thông vận động xã hội; giải pháp về nguồn lực; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về theo dõi, giám sát và đánh giá.
Trong đó, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, đảo đảm dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc dinh dưỡng cho 1000 ngày vàng đầu đời bao gồm: thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và giảm muối trong khẩu phần ăn, tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư vấn về dinh dưỡng cho người lao động; tăng cường vận động thể lực cho người dân, hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo; tăng cường vận động thể chất cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh: tiêm chủng cho trẻ em, bảo đảm việc cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, giáo dục thay đổi hành vi cho học sinh về dinh dưỡng hợp lý; chăm sóc mắt cho trẻ em, cung cấp các dụng cụ, công cụ đơn giản cho các trạm y tế xã và các trường học kết hợp với hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em, học sinh thường xuyên tự đánh giá phát hiện ban đầu tình trạng giảm thể lực, tổ chức khám, kê đơn kính, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc mắt cho những trẻ em, học sinh giảm thị lực…
Theo phapluatxahoi.vn
Sửa ngay 6 thói quen ăn sáng nhiều người hay mắc phải nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
Biết rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn thường chủ quan bỏ qua mà không quan tâm đến việc ăn sáng như nào mới đúng cách.
Bữa ăn đầu tiên trong ngày luôn là bữa ăn quan trọng nhất, do đó, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ những nguồn dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động xuyên suốt cho cả ngày dài. Vậy nhưng, vẫn có một đại bộ phận những người không mấy chú trọng đến chuyện ăn sáng, đôi khi là ăn uống qua loa cho có hoặc có thể là bỏ qua bữa sáng luôn. Và hậu quả là những bệnh lý về dạ dày, gan, thận... sẽ được dịp phát triển trong cơ thể bạn và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe về sau. Cùng tìm hiểu những thói quen ăn sáng tai hại mà nhiều người hay mắc phải để kịp thời sửa đổi ngay từ bây giờ bạn nhé!
Chỉ ăn trái cây vào buổi sáng
Một số cô nàng vì muốn giảm cân nên tiết chế toàn bộ các khẩu phần ăn trong ngày lại và thay thế bằng trái cây tươi. Tuy nhiên, trái cây sẽ chỉ cung cấp vitamin chứ không bổ sung được protein và calories cần thiết cho cơ thể hoạt động. Đặc biệt, khi bụng đói mà ăn đồ chua như cam, quýt, bưởi... sẽ chỉ càng làm tổn hại tới dạ dày. Do vậy, bạn nên sửa ngay thói quen này và tìm đến những chế độ ăn kiêng khác an toàn hơn cho sức khỏe.
Vừa đi vừa ăn
Thói quen ngủ nướng khiến nhiều người luôn vội vàng dậy và cầm tạm một số món ăn nhanh như bánh ngọt, sữa tươi... để ăn sáng trên đường đi làm hoặc đi học. Thế nhưng, khi bạn vừa đi vừa ăn sẽ khiến thức ăn bị nhiễm khói bụi, vi khuẩn... từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặt khác, việc ăn sáng như vậy sẽ làm bạn mất tập trung trong khi ăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, đồng thời làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Ăn đồ thừa từ tối hôm trước
Đồ ăn thừa khi đã qua chế biến nếu không ăn hết mà cất tủ lạnh sẽ sinh một lượng lớn nitrit gây ung thư. Do đó, vào buổi sáng thì bạn nên ăn đồ tươi mới chứ không nên ăn nốt những phần đồ ăn thừa từ tối hôm trước. Bởi việc quay lại trong lò vi sóng để làm nóng cũng có thể làm mất đi một phần dinh dưỡng và chẳng mang đến lợi ích gì cho cơ thể.
Ăn sáng muộn
Nếu bạn thường xuyên ăn sáng sau 9 giờ tối thì đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị rối loạn và mất cảm giác ngon miệng khi thưởng thức bữa sáng. Điều này khiến cho cơ thể khó hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu và ảnh hưởng đến bữa trưa. Vậy nên, hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong khoảng 6 - 7 giờ sáng là tốt nhất.
Ăn sáng quá nhanh
Khi bạn ăn quá nhanh, cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để nhai kỹ thức ăn và làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày. Cứ duy trì thói quen này, bạn sẽ gặp phải chứng trào ngược axit dạ dày và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Bỏ bữa sáng
Đây dường như là một trong những thói quen thường gặp ở rất nhiều người. Việc bỏ bữa sáng không chỉ gây mất sức, mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc mà còn làm cơ thể nhanh đói và mất cân bằng hormone, từ đó dẫn đến những hậu quả như stress, tăng cân nhanh và suy nhược cơ thể.
Theo Helino
Người già nên ăn như thế nào để giữ sức khỏe Người cao tuổi mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá, 3 quả trứng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thêm lạc, vừng, đậu phụ. Ảnh minh họa Giảm khẩu phần ăn so với thời trẻ Nhu cầu năng lượng ở người 60 tuổi giảm 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với người 25 tuổi. Nhu cầu về...