Thủ tướng Phần Lan cho người tị nạn ở nhờ trong nhà
Thủ tướng Phần Lan ngày 5/9 đã tuyên bố sẽ mở cửa một ngôi nhà để không của mình cho người tị nạn ở nhờ, trong bối cảnh cả châu Âu đang đối diện với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất từ sau Thế chiến II.
Ngôi nhà thủ tướng Phần Lan Sipila dự định mở cửa cho người tị nạn ở nhờ (Ảnh: AP)
Thủ tướng Juha Sipila khẳng định ông hy vọng đây sẽ là hành động nêu gương cho những người khác, nhằm giúp đỡ những người tị nạn đang đổ xô đến châu Âu.
Sipila cho biết ông đi đến quyết định trên sau khi thảo luận cùng vợ và tham khảo ý kiến giới chức địa phương. Ngôi nhà vị thủ tướng đang để không, sau khi ông chuyển tới Helsinki, tọa lạc tại thị trấn Kempele với khoảng 17.000 dân ở miền trung Phần Lan. Dự kiến từ đầu năm tới ngôi nhà có thể mở cửa đón người tị nạn.
“Tất cả chúng ta đều nên nghĩ xem tự mình có thể làm gì”, ông Sipila khẳng định trên kênh MTV.
Những tuần gần đây, Phần Lan đã chứng kiến số lượng người xin tị nạn tăng cao, khi họ chạy trốn đói nghèo và xung đột tại Trung Đông và một số quốc gia Đông Âu để vào Phần Lan sau khi vượt qua Thụy Điển.
Giới chức địa phương nhận định lượng người tị nạn có thể lên tới 30.000 người vào cuối năm nay, gần gấp 10 lần con số 3600 của năm 2014.
“Thật dễ dàng khi để xã hội tự lo. Dù vậy xã hội cũng có những hạn chế về năng lực. Do vậy người dân càng tham gia nhiều hơn trong vấn đề này sẽ càng hữu ích”, vị thủ tướng khẳng định. Một người xin tị nạn “xứng đáng được đối xử như con người và nhận sự chào đón thực sự từ những người Phần Lan chúng ta”, ông Sipila kêu gọi.
Dù vậy, quyết định của vị thủ tướng có thể gây căng thẳng trong chính phủ liên minh trung hữu của mình, trong đó có những đảng kêu gọi thắt chặt luật nhập cư của châu Âu.
Video đang HOT
“Tôi kêu gọi mọi người ngừng những phát biểu thù hận và tập trung vào chăm sóc những người đang phải tháo chạy khỏi vùng chiến sự, để họ cảm thấy an toàn và được chào đón tại Phần Lan”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AP
Hạ viện Nga tẩy chay PACE, Thượng viện bỏ hội nghị IPU
Theo tin mới nhất, Phái đoàn Hội đồng Liên bang Nga do bà Matvienko dẫn đầu đã hủy chuyến đi Mỹ dự hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới.
Thượng viện Nga bỏ tham dự phiên họp của IPU
Hôm 27-8, theo lời mời của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), tham dự hội nghị IPU tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko nhận được visa Mỹ sau thời gian trì hoãn dài.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, visa chứa những hạn chế "không thể chấp nhận" đối với chuyến thăm của bà Matviyenko. Hội đồng Liên bang cho biết rằng bà Valentina Matvienko cùng với các thành viên khác của phái đoàn Nga sẽ không bay sang Mỹ.
Vào đầu tháng 6, IPU thông báo rằng Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga được mời tham dự hội nghị Liên minh Nghị viện, sau đó bà Matvienko cho biết sẽ làm thủ tục nhận visa Mỹ để tham dự diễn đàn.
Trước đây, Mỹ đã đưa bà Matvienko vào danh sách trừng phạt, trong đó bao gồm lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, phong tỏa khoản có tài sản và bất động sản. Do đó, bà không loại trừ rằng phía Mỹ sẽ từ chối cấp visa.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, visa được cấp sau thời gian dài trì hoãn và chứa một số hạn chế "không thể chấp nhận" đối với chuyến đi dự kiến của bà Valentina Matvienko tại Hoa Kỳ.
Cụ thể, thị thực này không cho phép vị Chủ tịch Thượng viện Nga tham gia các cuộc họp và những sự kiện khác do Liên minh Nghị viện thế giới tổ chức. Do đó phải đoàn các nhà lập pháp Nga đã nổi giận và tuyên bố hủy bỏ chuyến đi đến New York tham dự phiên họp của IPU.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko (trái) và Chủ tịch Duma Quốc gia Sergei Naryshkin đứng cạnh Tổng thống Putin tại lễ ký sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng khi cấp visa hạn chế cho bà Matvienko, Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế, hành động của Washington là trái với nghĩa vụ của các quốc gia chịu trách nhiệm tiếp nhận các diễn đàn quốc tế đa phương trên lãnh thổ nước mình.
Như vậy là cả Thượng viện (Hội đồng Liên bang) và Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) đều đã bỏ tham dự các phiên họp quan trọng của các tổ chức Liên minh nghị viện châu Âu và thế giới.
Hạ viện Nga tẩy chay PACE
Hồi tháng 7 vừa qua, hạ viện Nga cũng đã ra quyết định tẩy chay, không tham gia nghị viện châu Âu (PACE) để đáp trả lại việc tổ chức này rút quyền bỏ phiếu của phái đoàn Nga và lệnh cấm vận của phương Tây đối với các cá nhân là nghị sĩ quốc hội.
Ngày 1-7, Quốc hội Nga đã đưa ra quyết định là các nghị sĩ của nước này sẽ không đến Helsinki - Phần Lan tham dự Hội nghị Nghị viện PACE mặc dù Chủ tịch Hội đồng nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva đã chính thức lên tiếng kêu gọi đoàn Nga sang Phần Lan tham dự phiên họp.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin cho biết, ông đã nhận được thư từ chủ tịch Hội đồng Nghị viện châu Âu Ilkka Kanerva kêu gọi tham gia vào hoạt động của Hội đồng, nhưng phái đoàn nghị sĩ Liên bang Nga sẽ không thay đổi quyết định không đến Phần Lan.
Một phiên họp của Hội đồng nghị viện châu Âu (PACE)
Vị chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) nhấn mạnh rằng, quốc hội nước này coi việc hạ mức tư cách của cơ quan đại diện Nga tại các phiên họp của Hội đồng Nghị viện châu Âu "là điều không thể chấp nhận được".
Ngoài ra, quyết định của phái đoàn Nga còn liên quan đến lệnh trừng phạt của các nước châu Âu đối với các cá nhân là nghị sĩ Nga.
Phần Lan đã từ chối cho phép nhập cảnh các nghị sĩ Nga đang chịu lệnh trừng phạt, trong đó có Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin, nếu họ đến tham gia phiên họp mùa hè của Hội đồng Nghị viện châu Âu. Đáp trả lại, phái đoàn Nga đã quyết định tất cả sẽ không đến Helsinki.
Được biết, vào ngày 28-1-2015, Hội đồng Nghị viện châu Âu đã kéo dài lệnh hạ mức tư cách của phái đoàn Nga đối với quyền bỏ phiếu của các đại diện Nga trong Hội đồng, được thông qua tháng 4-2014, do việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo đó, 18 đại diện của Nga sẽ không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.
Đáp trả lại, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga, ông Alexei Pushkov cũng tuyên bố, quốc hội nước này từ chối bất kỳ hình thức tương tác nào với Hội đồng Nghị viện châu Âu, phái đoàn Nga sẽ dừng vai trò thành viên của mình trong PACE cho đến cuối năm 2015.
Nam Bình
Theo_Báo Đất Việt
Phần Lan triển khai các đơn vị phản ứng nhanh dọc biên giới Nga Defence News dẫn lời các quan chức quân sự Phần Lan cho biết, nước này đã bắt đầu chuẩn bị các đơn vị quân sự mới để triển khai tới biên giới với Nga và đang bố trí phân bổ thêm ngân sách quốc phòng cho việc này. Theo đó, Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Phần Lan đã bắt đầu...